Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Việc lạm dụng nhà trường vào những công việc ngoài chuyên môn sẽ để lại những hệ lụy gì? Có nên tranh thủ, lạm dụng nhà trường để áp đặt các chỉ tiêu này?
PV VOV Giao thông đối thoại với ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông về nội dung này.
PV: Thưa ông, hiện nay có một số địa phương đang yêu cầu phụ huynh cài đặt phần mềm I Hà Nội và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm gọi điện thúc giục cài đặt để lấy con số báo cáo xin đưa vào bình chọn phụ huynh hay chưa. Ông có ý kiến như thế nào về hình thức này?
Ông Nguyễn Quang Đồng: Trước hết, chủ trương phát triển ứng dụng thông minh, kênh giao tiếp giữa chính quyền với người dân iHanoi của chính quyền Hà Nội là một bước tiến đáng ghi nhận của địa phương.
Bởi vì thông qua đấy thì chính quyền có một kênh giao tiếp thông minh rất là trực tiếp với người dân và thông thường chính quyền sẽ cung cấp các tiện ích, các dịch vụ phù hợp cho người dân để lôi kéo người dân sử dụng dịch vụ. Khi nào mà mức độ thuận lợi, tính hữu ích của ứng dụng đáp ứng được yêu cầu thì chắc chắn người dân sẽ sử dụng.
Tuy nhiên, các địa phương không nên chạy theo thành tích, áp đặt các chỉ tiêu như vậy. Vấn đề quan trọng nhất đối với ứng dụng thông minh không phải chỉ ở Hà Nội mà các địa phương khác cũng vậy, là kinh nghiệm là tỉnh nào càng có nhiều tiện ích ở trong đấy, phù hợp cho người dân, ví dụ điển hình rất thành công, đấy là Thừa Thiên Huế, là Đà Nẵng, họ rất thành công cung cấp các tiện ích, dịch vụ công, cung cấp thông tin trực tiếp cho người dân ở đấy, đặc biệt là cảnh báo thiên tai, hay trong những tình huống khẩn cấp, hoặc là những tính năng như là cho phép người dân phản ánh các kiến nghị đơn giản.
Ví dụ trước cửa nhà tôi có một đống rác và không ai dọn cả, thì tôi kiến nghị qua đấy để xử lý. Hoặc bên cạnh nhà tôi có một hàng xóm là hát karaoke rất là ồn, thì tôi kiến nghị qua đẩy và chính quyền xử lý, phản hồi cho người dân.
Đấy là cách Huế và Đà Nẵng họ đang làm rất tốt và bằng cách đấy thì người dân sẽ yêu thích ứng dụng như vậy. Đấy mới là phương cách tốt để kéo người dùng lên cổng dịch vụ công, cũng như các ứng dụng thông minh.
PV: Với những phần mềm quản lý, dù là phục vụ hành chính công thì cần làm gì để người dân tự nguyện sử dụng?
Ông Nguyễn Quang Đồng: Đối với những cái phần mềm hành chính công thì yếu tố tiên quyết để thu hút người dùng là tiện ích, chức năng ở trên đấy phục vụ được người dùng như thế nào. Hai nhóm tiện ích cơ bản, cái tiện ích đầu tiên là cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, ví dụ, tôi muốn đổi bằng lái xe, tôi có đổi được thông qua ứng dụng thông minh ở trên app, như là VNeID hoặc là iHanoi hay không?
Nhóm tiện ích thứ hai, đấy là những tiện ích về phản ánh, kiến nghị của người dân, tức là tôi thấy có cái vệ sinh môi trường không tốt, tôi có thể chụp ảnh một bức ảnh và tôi gửi cho chính quyền và chính quyền thông qua các cải kênh thông tin như vậy thì yêu cầu một đơn vị chức năng nào đấy để hỗ trợ, xử lý cho tốt. Tức là đáp ứng nhu cầu về mặt dịch vụ, đời sống hằng ngày, cơ bản cho người dân.
Thứ ba là tính năng cung cấp thông tin cho người dùng, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp, ví dụ như tắc đường, kẹt xe ở đâu, tôi nên đi con đường nào, ví dụ như thời tiết, mưa bão như thế thì nhà tôi, khu vực tôi đang ở có bị ảnh hưởng không, chỗ đậu xe của tôi có bị ngập nước không…, tức là những dạng thông tin như vậy là những tính năng rất sát cho người dùng và chắc chắn sẽ một cách tự nhiên nếu mà chính quyền quan tâm được những lợi ích, nhu cầu sát sườn như vậy thì người dùng sẽ tự nhiên tìm đến các dịch vụ, các ứng dụng như vậy.
PV: Theo ông, việc sử dụng nhà trường và trẻ em như một công cụ để ép buộc các chỉ tiêu ngoài giáo dục thì sẽ để lại những hệ lụy gì?
Ông Nguyễn Quang Đồng: Đầu tiên đối với trẻ em, học sinh sẽ tạo ra một ấn tượng rất xấu cho trẻ em. Bởi vì trẻ em sẽ cảm nhận được là mình như một nhóm yếu thế và chạy theo bệnh thành tích, làm cho học sinh hiểu sai về nghĩa vụ về mặt công dân.
Từ phía giáo viên thì đương nhiên là tăng những áp lực nặng nề ngoài công việc cho họ. Chúng tôi cũng có những ví dụ, khi khảo sát ở địa phương, ngành giáo dục thì những chuyện ví dụ như là áp đặt chỉ tiêu, cài đặt ứng dụng VNeID, hay là các ứng dụng thông minh như vậy khá là phổ biến, bởi vì số lượng công chức và viên chức của ngành giáo dục là đông nhất và đấy là cách dễ dàng nhất để đạt chỉ tiêu.
Những chuyện như vậy vừa để lại cái ấn tượng không tốt, vừa tăng rất nhiều áp lực về thời gian, công sức ngoài phạm vi về mặt chuyên môn và đương nhiên chuyện đó sẽ tác động trở lại với chuyện là dạy học của giáo viên, vì nhiệm vụ của họ là dạy học, mà bây giờ lại phải dành thêm công sức, thời gian cho những chuyện khác, thì đương nhiên họ sẽ bị phân tâm và không thể làm tốt nhất cái chức năng của họ, đấy là cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cho học sinh.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Kể từ thời điểm ban hành Luật thuế GTGT đầu tiên vào năm 1997 đến nay, Luật thuế này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng giai đoạn.
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, tức từ ngày 1/1/2025 đến hết 30/6/2025.