Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Những năm gần đây, các hoạt động “Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” cũng góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chia sẻ tại Tọa đàm Phát triển thị trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 20/9, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn vừa qua có những bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vào kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã có giải pháp cũng như Chương trình để triển khai các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Giai đoạn trước năm 2019 là các Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,chương trình khuyến công, chương trình đưa hàng hóa, thực phẩm an toàn vào kênh phân phối…
"Nhiều đề án, chương trình khác cũng dành một lượng không gian cũng như kinh phí cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số triển khai. Đây chính là những giải pháp quan trọng để hỗ trợ đưa những hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế", bà Lê Việt Nga chia sẻ.
Theo bà Lê Việt Nga, giai đoạn I từ 2021 - 2025, Bộ Công Thương đã xây dựng và hướng dẫn địa phương đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc về khu vực trung tâm và các vùng miền có thị trường sôi động.
Đồng thời, hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa hàng hóa đi xa hơn, tham gia vào thị trường trong nước. Đây là bước tiến mạnh mẽ và là giải pháp đồng bộ khi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đều được phân công những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.
Là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, thời gian qua, Lạng Sơn có nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như là phát triển thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay Lạng Sơn có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó là các sản phẩm đặc trưng như: quýt vàng Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, hồng Vành Khuyên, na Chi Lăng, hoa hồi, thạch đen,…
Cùng với chính sách của Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành những chính sách và các cơ chế đặc thù, kế hoạch, các quy hoạch để tổ chức thực hiện. Chẳng hạn như: Kế hoạch hành động về phát triển chuỗi giá trị của cây hồi; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến hàng xuất khẩu; chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực của tỉnh... Hiện tại tỉnh Lạng Sơn đã có trên 94 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP từ 3 - 4 sao.
“Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương cũng như của tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Bằng Tường, Trung Quốc để tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung thường niên. Thông qua Hội chợ này, chúng tôi đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trưng bày, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như tại thị trường Trung Quốc”, ông Nghĩa thông tin.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Hoàng, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội bày tỏ, điểm yếu của nguồn nông sản này là vấn đề nguồn hàng và sản lượng.
Vì vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay đối với sản phẩm đặc sản vùng miền và sản phẩm nông sản an toàn rất cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ nên lượng hàng cung ứng thường bị đứt gãy hoặc gián đoạn.
“Khi nhu cầu của khách hàng tăng cao, muốn đặt hàng thêm nhà cung cấp sẽ khó đảm bảo được sản lượng. Do đó chúng tôi mong muốn nhà sản xuất sẽ chủ động hơn trong việc dự báo nhu cầu thị trường để có sản lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”, ông Hoàng nhận định.
Đối với những hợp tác xã hoặc nhà sản xuất ở đồng bào dân tộc miền núi, quá trình vận chuyển hàng hóa về những điểm giao hàng, bán hàng của hệ thống đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt những sản phẩm rau lá, hoa quả... nhanh hỏng hoặc chất lượng bị suy giảm do giao thông không thuận lợi.
“Do đó, chúng tôi mong là có sự hỗ trợ về công tác logistics, vận chuyển, hậu cần… của các nhà sản xuất, nhà cung ứng cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để tránh việc sản phẩm ở khu vực có chất lượng tốt, rất ngon, nhưng khi đến được tay người tiêu dùng thì không còn được nguyên vẹn chất lượng như ban đầu” , ông Hoàng đề xuất.
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.
72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.
Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.
Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.
Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…