TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Qua những triển khai ban đầu đã gặp nhiều phản ứng của đơn vị thu gom, có những vấn đề chưa sát thực tiễn, xuất hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người thu gom – đa số là những người thu nhập thấp.
Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, thành phố có 42 Hợp tác xã và 23 công ty tư nhân thu gom rác và khoảng 1.152 đường dây và tổ gom rác dân lập, chưa có tư cách pháp nhân. Vừa qua UBND quận Bình Tân, TP.HCM đã ban hành Đề án Nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt (Đề án 1627). Trước thực tế thu tiền qua App, nhiều đơn vị thu gom không bằng lòng nên 370 công nhân thu gom rác ở Bình Tân kiến nghị đến UBND TPHCM đề nghị hủy bỏ Đề án và duy trì cách vận hành trước.
Bà Dương Thị Sáng, Đơn vị thu gom rác dân lập chia sẻ: "Chúng tôi thì đi làm, người khác lấy tiền thì chúng tôi không thoả mãn, chúng tôi làm cực khổ thì chúng tôi mới xứng đáng lấy đồng tiền đó. Nhưng mà khi thu tiền qua App, rồi chúng tôi tới khi nào mới nhận được đồng tiền đó".
Tương tự ông Võ Văn Rồi, một đơn vị thu gom rác khác cũng bức xúc cho rằng, khi thu tiền rác qua ứng dụng và việc quận Bình Tân trực tiếp quản lý thu chi tiền rác như vậy sẽ gây khó khăn cho các đơn vị thu gom rác vì họ sẽ không tự chủ được dòng tiền vì phải phụ thuộc vào chính quyền.
Ông Rồi nói thêm: “Đóng tiền qua App em bức xúc là hàng tháng em đi thu tiền, nếu như người ta kéo dài đến nửa tháng không đóng thì ai thu tiền đó? Những rác dọn ra, phát sinh thêm thì ai đóng tiền khoảng đó”
Theo lãnh đạo quận Bình Tân, Đề án nâng cao chất lượng thu gom và vận chuyển rác tập trung vào hai mục tiêu chính là nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác và minh bạch trong thu tiền vận chuyển và thu gom rác. Và quận thay đổi phương thức thủ công sang bằng công nghệ thông tin, chủ động cho người dân đóng tiền, giảm nhân sự thu và giúp thuận tiện trong quản lý.
Ông Lê Minh Hiếu, Phó trưởng Phòng TNMT quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Khi triển khai qua ứng dụng thì người dân cũng sẽ chỉ nộp tiền một lần trên ứng dụng đó, bao gồm tiền vận chuyển và tiền thu gom. Thì tiền thu gom của các đơn vị thu gom, sau khi đối soát cơ sở dữ liệu thì sẽ được tách ra để chuyển về cho đơn vị thu gom. Tiền vận chuyển thì phường cũng sử dụng để chi trả cho các đơn vị vận chuyển” .
Song song việc thu tiền rác qua App, thành phố hiện đang có chủ trương chuyển đổi phương tiện thu gom rác bằng các xe ép thay vì xe lôi tự chế như lâu nay. Vấn đề này cũng đang gặp nhiều khó khăn, khi chi phí quá lớn.
Bà Lê Thị Tuyết Mai, Đơn vị thu gom rác dân lập chia sẻ: “Lúc trước chưa ra Đề án thì bắt chuyển đổi phương tiện, tụi em từ một chiếc xe thô sơ đi làm thì phải chuyển sang 1 chiếc xe tải, tụi em phải bỏ ra một số tiền rất lớn, có người phải đi vay mượn, cầm cố ngân hàng để chuyển đổi phương tiện đạt chuẩn để đi gom. Vừa chuyển đổi được 2-3 năm nay thì bây giờ lại ra đề án và bắt lên xe ép 11 tấn đủ điều kiện để chở về Đa Phước. Anh nghĩ coi dân làm rác như tụi em làm gì có tiền để mua được chiếc xe ép đó”.
Vừa qua tại kỳ họp 17 của HĐND, TP.HCM, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, Nguyễn Minh Nhựt cho biết, sau khi lắng nghe ý kiến từ lực lượng thu gom rác dân lập, quận dời thời gian áp dụng thu tiền rác qua app, sẽ bắt đầu thu từ ngày 1/9 thay vì ngày 1/7 như kế hoạch ban đầu. Việc lùi ngày thu tiền qua app cũng nhằm tạo điều kiện để lực lượng thu gom rác dân lập có thời gian chuẩn bị tốt hơn về phương tiện, nhân sự thu gom rác...
Ông Nguyễn Minh Nhựt cho biết: “Đề án này đề ra mục đích là tổ chức lại, thực hiện cho tốt chứ không phải loại bỏ một lực lượng lao động nào cả. Người ta chỉ khó là đặt ra họ bây giờ phương tiện vận chuyển thì không có thì làm sao? Quận cũng hướng dẫn họ cách làm và hiện nay họ rất là đồng tình. Ngay cả thu qua cái app cũng vậy, những lực lượng này người ta thấy cuối cùng quận cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ thu đúng, thu đủ. Những cái gì thu ngoài đơn giá cũng đưa vào app để theo dõi quản lý. Cuối cùng người dân cũng thấy họ tốt, mình tạo điều kiện thêm cho họ bước vận chuyển nữa”.
Việc triển khai thí điểm Đề án trên là quyết tâm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhằm cải thiện ý thức người dân được nâng cao, tạo chuyển biến tích cực, kiểm soát được rác thải ở quận. Kết quả cũng sẽ góp phần thực hiện tốt và về cuộc vận động người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.