Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
6 tháng qua, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là nơi đã tích cực triển khai thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn 18 phường. Theo đó, rác thải được phân thành 4 loại là: Rác tái chế, rác thải cồng kềnh, rác thải nguy hại và các loại rác thải còn lại. Tới nay, quận Hoàn Kiếm có 15 điểm tập kết rác cồng kềnh trên địa bàn.
Bà Trần Kim Thúy, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm thông tin về 2 hình thức để người dân vận chuyển, thu gom rác cồng kềnh: "Các tủ, các đồ gỗ mà hỏng, không dùng đến thì họ cho địa chỉ để gọi điện họ tới tận nhà phục vụ, mất phí rất rẻ còn không muốn mất phí thì trở thành đến điểm tập kết rồi họ sẽ chở đi".
Mặc dù có các điểm tập kết rác thải cồng kềnh nhưng theo bà Nguyễn Thị Hà, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, người dân vẫn còn gặp khó khăn:
"Từ khi thực hiện thí điểm, người dân đã mang rác cồng kềnh ra tới nơi tập kết nhưng công ty thu gom lại bảo chưa có phương tiện để chở thành ra để đó lâu; mỗi tuần chỉ tập kết vào sáng thứ 7 trong chỉ nhà cửa chật chội không thể mang bỏ đi được"
Bà Vũ Thị Dung, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Phan Chu Trinh cũng chia sẻ, quy định trong ngày thứ 7 sẽ miễn phí thu gom rác thải cồng kềnh được người dân hưởng ứng nhưng vẫn còn những vướng mắc về thời gian thực hiện:
"Các khung giờ quy định vẫn có sự thay đổi và các bác cũng có ý kiến về khung giờ đấy rồi nơi tập kết nếu là trong phòng hội nghị của phường thì cũng là khó khăn. Đây là phố, nhà dân cũng chật chội rồi có những chỗ không có sân tập thể chung nên không thể tận dụng để rác"
Sau thời gian thực hiện thí điểm, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bồ cũng nhận thấy nhiều hạn chế cần sớm được điều chỉnh liên quan tới thu gom rác cồng kềnh:
"Các rác cồng kềnh hiện nay trên địa bàn phường chưa bố trí được địa điểm để thu gom loại rác này mà phải mang đi rất xa hoặc thông qua các dịch vụ để vận chuyển đi. Cái khó khăn đó tạo cho người dân ngại mang rác ra đổ".
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện chưa ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh nên các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn rất vất vả trong việc thu gom, vận chuyển đi xử lý vì không được thanh toán chi phí vận chuyển.
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.
Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.
Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...
Những ngày cuối năm tất bật hơn khi hàng triệu người dân làm việc sinh sống tại TP.HCM đều háo hức mong kịp lên chuyến xe, tàu để trở về quê đoàn viên cùng gia đình. Được ăn bữa cơm tất niên sum vầy, cùng đón giao thừa là niềm hạnh phúc biết bao người.