Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây cũng là băn khoăn của PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng khi trao đổi cùng PV VOV Giao thông.
PV: Thưa ông, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thiếu vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng gần 1 năm qua là gì?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Trước đây chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình mục tiêu y tế quốc gia, Bộ Y tế đảm nhận mua vaccine, chương trình mục tiêu sẽ chuyển kinh phí trực tiếp cho Bộ Y tế.
Nhưng hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như một số chương trình khác không còn chương trình mục tiêu y tế quốc gia nữa và nó chuyển thành chi thường xuyên, do các địa phương trực tiếp đầu tư và chi trả, trong đó có việc mua vaccine cũng như các trang thiết bị khác.
Do đó, địa phương phải tự đấu thầu, trong đó có việc đấu thầu vaccine, và thời gian qua do các địa phương chưa quen việc mua sắm, dẫn đến ách tắc không mua được vaccine. Thế thì Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiến hành đấu thầu và bằng nguồn kinh phí của Nhà nước chuyển thẳng cho Bộ Y tế.
Ở đây cơ chế liên quan tới việc mua sắm đấu thầu thì Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ để mua vaccine cho cái chương trình tiêm chủng mở rộng, sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ.
Còn một số vắc xin khác do Việt Nam tự sản xuất thì cũng có thể tiến hành mua theo hình thức đặt hàng, nhưng phải duyệt giá. Và như tôi biết lúc này, Bộ Y tế đang cùng với các bộ, ngành khác để duyệt được giá chính thức.
PV: Nếu vậy thì lúc này chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ đợi, đồng nghĩa sẽ có những em nhỏ gia đình khó khăn chưa thể tiếp cận các loại vắc xin phòng bệnh, thưa ông?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Chương trình tiêm chủng mở rộng thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta, của Chính phủ ta, nghĩa là tiêm chủng mà không phải trả tiền, nhưng cũng chỉ miễn phí với 10 loại vắc xin hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng, còn các vắc xin khác thì tiêm theo hình thức dịch vụ.
Tất nhiên trong lúc vaccine tiêm chủng mở rộng bị thiếu thì chúng ta phải tiêm vaccine dịch vụ và tất nhiên nó sẽ khó cho những gia đình kinh tế khó khăn.
Thế nên sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ thì hiện nay Bộ Y tế đã và đang vào quyết quyết liệt để tiến hành các thủ tục mua sắm để sớm có vaccine tiêm chủng cho trẻ em.
PV: Vậy theo ông, giải pháp căn cơ cho "khủng hoảng thiếu vắc xin" hiện nay là gì?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Nguyên nhân thì chúng ta biết rồi, Chính phủ cũng đã chỉ đạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành cũng đã vào cuộc một cách quyết liệt rồi, nhưng cái chính là chúng ta phải bỏ tất cả những thủ tục hành chính không cần thiết thì các thủ tục mua sắm sẽ được đẩy nhanh lên.
Bên cạnh đó thì như tôi vừa nói, có thể gia đình nào mà kinh tế có điều kiện thì chúng ta tiêm theo hình thức tiêm vaccine dịch vụ, các cơ quan của chúng ta cũng có thể liên hệ trực tiếp đến các tổ chức quốc tế để có những viện trợ vaccine, và ưu tiên vaccine đó cho những vùng khó khăn, ví dụ như tổ chức Y tế thế giới vừa qua cũng đã có những vaccine cho Việt Nam, thì đấy là những giải pháp lúc này.
Nhưng nhấn mạnh lại giải pháp căn cơ nhất vẫn là đẩy nhanh tiến độ mua sắm, đấu thầu cũng như giải quyết việc mua theo đơn đặt hàng một cách nhanh nhất.
PV: Xin cảm ơn ông.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, tỉ lệ tiêm chủng thấp do thiếu vắc xin sẽ khiến các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát.
Thậm chí, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp khả năng bệnh bại liệt quay trở lại Việt Nam từ mức thấp nhất lên mức trung bình cao. Ngoài ra, Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, thành viên Hội đồng Đánh giá tiêm chủng quốc gia cảnh báo: Nếu thiếu vắc xin miễn phí thì trẻ em nghèo sẽ không được hưởng lợi ích của tiêm chủng mở rộng, làm mất ý nghĩa của chương trình.
Đặc biệt, người dân nông thôn ít có khả năng phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên việc trẻ em nông thôn bị thiếu vắc xin tiêm chủng là điều rất đáng lo ngại.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?