Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Thiếu cát, Vành đai 3 TP.HCM có kịp thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào cuối năm?

Nhất Hoàng: Thứ sáu 23/05/2025, 10:35 (GMT+7)

Dự án đường Vành đai 3 qua TP.HCM đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, hiện công trường đang thiếu hàng triệu m3 cát san lấp để gia tải, xử lý nền đất yếu, nhất là tại các gói thầu phía Tây, gây khó khăn cho thi công, cũng như đảm bảo tiến độ…

 

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,4 km đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Với đoạn qua TP.HCM, tuyến có tổng chiều dài 47,3 km. Theo yêu cầu của Chính phủ, UBND TP.HCM chỉ đạo dự án sẽ thông xe 14,7km đoạn cầu cạn ở TP Thủ Đức và thông xe kỹ thuật hơn 32km ở đoạn phía tây trước ngày cuối cùng của năm 2025.

Hiện các gói thầu thuộc 14,7 km phía Đông đã có mặt bằng thi công, dự kiến sẽ đảm bảo tiến độ. Thách thức chủ yếu nằm ở hơn 32 km của 5 gói thầu xây lắp phía Tây qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh, với tổng sản lượng bình quân hiện chỉ đạt khoảng 35%. Nguyên nhân là do khó khăn về nguồn vật liệu cát. 

Hiện nhà thầu đang bằng nỗ lực tài chính, huy động các nguồn lực để phục vụ thi công

Hiện nhà thầu đang bằng nỗ lực tài chính, huy động các nguồn lực để phục vụ thi công

Ông Phạm Văn Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên, một thành viên của liên danh thực hiện gói thầu thuộc dự án Vành đai 3 TP.HCM cho biết, nguồn cát trong nước rất khan hiếm bởi rất nhiều dự án đều đang thi công, nên lượng cát thiếu hụt. Hiện nhà thầu đang bằng nỗ lực tài chính, huy động các nguồn lực để phục vụ thi công.

“Tình hình chung thì đối với vật liệu cát thì đang khan hiếm, nhưng mà nhà thầu cũng đang cố gắng bằng sự nỗ lực của mình và vận động khả năng tài chính huy động, đáp ứng đầy đủ những điều kiện để phục vụ thi công”.

Phía chủ đầu tư dự án Vành đai 3 là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cũng thừa nhận rằng, thiếu cát đang thực sự là khó khăn rất lớn. Hiện dự án đang còn thiếu khoảng 3,7 triệu m3 cát cho toàn tuyến, riêng phía tây cần khoảng 5 triệu m3 nhưng mới đưa được 1,5 triệu m³. Muốn đảm bảo tiến độ, trong tháng 5, tháng 6 phải có thêm ít nhất 2 triệu m3 nữa.

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, các tháng vừa qua, cát đắp nền về đạt 40 - 50%, bắt đầu từ tháng 4 mới tăng dần. Mặc dù 2 năm qua, TP.HCM đã làm việc với các địa phương như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang để hỗ trợ cấp mỏ, Thủ tướng cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp, chỉ đạo cung cấp vật liệu cho dự án.

Nhưng đến nay, các địa phương đã cấp phép 14 mỏ cát nhưng chậm hơn so với cam kết ban đầu. Ngoài ra, 1 số mỏ cát khi hút cát lên bị bẩn, vướng bùn đất cần phải xử lý kỹ thuật nên lượng cát về TP.HCM bị chậm trễ.

“Giữa lời hứa tiến độ giữa các địa phương thì cũng bị lệch pha từ 3 cho đến 4 tháng. Ví dụ như 3 cái mỏ ở Bến Tre phải đấu giá và đến tháng 3 vừa rồi hoàn tất thủ tục khai thác. 3 cái mỏ của Vĩnh Long thì hoàn tất cấp phép sớm nhưng sản lượng thì thấp nhất trong 3 địa phương. 7 cái mỏ của Tiền Giang thì đến nay còn 2 mỏ sẽ hoàn thành trong tháng 5 này, còn 4 cái mỏ kia thì do mỏ đóng trong hơn 10 năm thì do cái tầng vũ và nó lẫn nhiều chất bẩn”.

Nhiều nhà thầu kiến nghị được tổ chức 'luồng xanh' dành cho sà lan chở cát về công trường nhanh hơn

Nhiều nhà thầu kiến nghị được tổ chức "luồng xanh" dành cho sà lan chở cát về công trường nhanh hơn

Để bám sát tiến độ, chủ đầu tư đề xuất cơ chế đặc thù để tăng công suất khai thác thêm 50%. Mặt khác, với những mỏ cát đã được cấp phép khai thác ở miền Tây cũng gặp 1 vướng mắc khác ở khâu vận chuyển.

Cụ thể, quá trình đưa vật liệu từ những mỏ này về công trường Vành đai 3, qua các tuyến sông để tới huyện Củ Chi có bất cập là phải qua 8 trạm kiểm soát đường thủy, biên phòng, hoặc tổ liên ngành...

Trong khi, quy trình kiểm soát tại những trạm này lại cơ bản lặp lại tương tự nhau, do vậy nhiều nhà thầu kiến nghị được tổ chức "luồng xanh" dành cho sà lan chở cát về công trường nhanh hơn.

Theo TS. Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM để đảm bảo tiến độ của dự án Vành đai 3 TP.HCM, ngoài việc mua cát thương mại và nhập khẩu cát từ Campuchia thì việc xay đá thành cát cũng là 1 giải pháp cần tính đến.

“Thật ra là không nhất thiết phải dùng cát, nguyên lý có nghĩa là cái nền của nó nếu nó yếu, đất yếu hoặc đất trũng nước gì đó thì ta dùng cát. Còn như nếu cái đường đất đồi chẳng hạn thì dùng đất thôi chứ đâu cần phải cát.

Thì tất cả những cái đó thì tùy theo loại đất mà chúng ta có cái xử lý nền khác nhau chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải cát. Rồi có 1 hướng nữa là xay đá ra thành cát thì cũng là 1 hướng để giải quyết bài toàn đúc bê tông. Nhưng nó cũng là 1 bài toán kinh tế, chi phí nó cao hơn nên phải có cái tính toán”.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư phải thông xe kỹ thuật toàn tuyến Vành đai 3 vào cuối năm nay

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư phải thông xe kỹ thuật toàn tuyến Vành đai 3 vào cuối năm nay

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cũng đã có buổi làm việc với các lực lượng liên quan để để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, giảm thủ tục không cần thiết cho dự án Vành đai 3.

Đồng thời, để đảm bảo tiến độ dự án, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Sở Xây dựng thành phố thành lập tổ công tác đặc biệt, giám sát chặt tình hình thi công cũng như việc cung ứng vật liệu, đặc biệt là cát san lấp cho các gói thầu phía tây dự án. Tổ này có trách nhiệm báo cáo định kỳ mỗi tuần để lãnh đạo thành phố theo dõi sát, kịp thời xử lý.

Sở Xây dựng cũng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các khó khăn của nhà thầu, bao gồm các yếu tố về biến động giá vật liệu để thành phố kiến nghị lên Chính phủ tháo gỡ. Ông Được nhấn mạnh, bằng mọi giá, phải thông xe kỹ thuật toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM vào ngày 31/12/2025:

“31/12 này phải thông xe kỹ thuật toàn tuyến này, khó khăn gì không cần biết, phải đạt cho bằng được, bằng mọi giải pháp, bằng tất cả giải pháp. Tôi thống nhất đề nghị Sở Xây dựng lập 1 tổ đặc biệt, theo dõi tiến độ, chất lượng. Ở đây là tiến độ cung cấp cát, rồi tiến độ thi công. Về phía nhà thầu thì tôi cũng đề nghị mặc dù có khó khăn nhưng mà Thủ tướng đã chỉ đạo, thành phố cũng đã hứa với Thủ tướng. Mặc dù có khó khăn nhưng các đồng chí phải chia sẻ và tăng tốc”.

Như vậy, khối lượng cát đang cần huy động về công trường dự án đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM là khoảng 3,75 triệu m3. Đây là con số rất lớn, trong khi thời gian gia tải, xử lý đất yếu phải chờ khá lâu. Và nếu không sớm thay đổi biện pháp thi công, mục tiêu cơ bản hoàn thành dự án vào cuối năm nay là một thách thức không hề nhỏ.

Nhất Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Nối tiếp đề tài “Màn thâu tóm kinh điển 5ha đất nông nghiệp ở Thanh Trì”, nhiều thính giả trên nền tảng số VOV Giao thông cho rằng: Muốn làm rõ sự việc, chỉ cần đối chiếu hồ sơ gốc để xác minh chữ ký, phát hiện điểm bất thường trong trình tự, thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp.

Giá xăng giảm

Giá xăng giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày 22/5, giá xăng quay đầu giảm.

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Hàng loạt phương tiện bị từ chối đăng kiểm vì lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước, từ khi xe còn thuộc chủ cũ, hoặc đột nhiên báo lỗi cũ dù đã qua nhiều lần đăng kiểm thành công…

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ngày 21/5/2025, Ban VOV Giao thông Quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam) và Binh chủng Đặc công đã ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông.

Chính sách đặc thù gỡ nút thắt cho Dự án đường Tam Trinh (Hà Nội)

Chính sách đặc thù gỡ nút thắt cho Dự án đường Tam Trinh (Hà Nội)

Sau thời gian dài gặp khó khăn do vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ trong GPMB, dự án xây dựng đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực.

Lơ ngơ trên cao tốc

Lơ ngơ trên cao tốc

Kể từ tháng 5, có thêm 1.206 km cao tốc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ thông xe, rút ngắn thời gian di chuyển qua nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, còn không ít tài xế lơ ngơ khi di chuyển trên cao tốc, do chưa quen đường hoặc do ý thức chủ quan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm và ùn tắc giao thông.

Đề xuất thuế mới bất động sản: Công bằng nếu minh bạch, rủi ro nếu vội vàng

Đề xuất thuế mới bất động sản: Công bằng nếu minh bạch, rủi ro nếu vội vàng

Bộ Tài chính đang xem xét đề xuất thay vì áp mức thuế 2% trên giá trị chuyển nhượng BĐS như hiện nay, sẽ có phương án tính 20% trên lợi nhuận ròng – tức phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua, sau khi trừ các chi phí hợp lý.