Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới với việc tăng thuế rượu bia ra sao? Ý kiến các chuyên gia về mức tăng và lộ trình tăng thế nào để tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp?
Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ quan soạn thảo đề xuất 2 phương án tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia. Theo đó, phương án 1 là năm 2026, khi tăng thuế suất cao hơn 5% quy định hiện hành thì giá bán các sản phẩm sẽ tăng 10% so với năm 2025; phương án 2 là năm 2026, khi tăng thuế suất cao hơn 15% quy định hiện hành thì giá bán các sản phẩm sẽ tăng 20% so với năm 2025.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành sản xuất rượu bia đồng tình với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên một chính sách thuế đưa ra mức thuế quá cao thì chưa chắc đạt được những mục tiêu nói trên. Kinh nghiệm trên thế giới cũng đã chỉ ra những trường hợp đánh thuế quá cao và tác động để lại như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam:
"Như Malaysia khi chính sách thuế cao lên họ không dùng sản phẩm rượu bia của các doanh nghiệp được thành lập mà chuyển sang hút thuốc lá lậu, uống rượu lậu dẫn đến mục tiêu để kiểm soát tiêu dùng để hạ hút thuốc, hạ uống rượu bia không được. Bây giờ nhà nước có thu được thuế trong làng Vân hay các làng tự nấu không ạ? Dân vừa nấu rượu để chăn nuôi, để uống, để bán có kiểm soát được đâu không thu thuế được nên cái đó cũng ảnh hưởng rất nhiều".
Thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia được các quốc gia trên thế giới sử dụng rất lâu đời. Mỗi quốc gia có cách đánh thuế với đồ uống có cồn khác nhau. Chẳng hạn như theo thể tích, nồng độ cồn, giá trị phần trăm hay phương pháp tính hỗn hợp. Ở các nước phát triển OECD cách đánh thuế rượu bia rất phức tạp. Các nước ASEAN cũng không ngoại lệ.
Chẳng hạn như Brunei đánh thuế theo phần trăm lượng cồn trong đồ uống; Campuchia đánh thuế theo tỷ lệ giá trị rượu bia thuế chung là 20%; Indonesia chia theo độ cồn khác nhau và mức tiền tăng tương ứng với độ cồn; Lào thì áp mức thuế 50% với bia, rượu vang là 60%, rượu mạnh là 70% với trên 15 độ.
Do đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn rất khác nhau ở từng quốc gia. Nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội, các chính sách quản lý, độ tuổi cho phép uống rượu bia và thuế nhập khẩu,…
Kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới sau khi áp dụng mức thuế suất cao với đồ uống có cồn cũng rất đa dạng. Bà Bùi Thị Việt Lâm – Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam phân tích thêm:
"Ở Úc thì năm 2023 họ đưa dự toán là họ phải đối mặt với khoản thâm hụt 170 triệu đô la Úc (tương đương 114 triệu USD) do thuế rượu tăng. Một trường hợp đáng lưu ý là Thái Lan là nước thu tỷ suất thuế TTĐB trong GDP là cao nhất ASEAN là 3,6%. Họ áp dụng cách tính thuế khá phức tạp vừa dựa trên nồng độ cồn, vừa dựa trên giá bán lẻ của rượu. Thế nhưng từ 23/2/2024 họ đã có điều chỉnh giảm đáng kể cho các loại rượu để kích cầu du lịch".
Có thể thấy cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một nghiên cứu đánh giá toàn diện và cụ thể về việc thuế suất tăng cao sẽ tác động thế nào tới toàn xã hội và bản thân ngành sản xuất. TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết thêm thuế tiêu thụ đặc biệt phải đánh giá được tác động tiêu cực lẫn tích cực thì mới xác định được chính xác mức độ tăng giảm thuế ảnh hưởng thế nào tới hành vi tiêu dùng và hành vi sản xuất và cuối cùng là điều chỉnh hành vi toàn xã hội.
Ở dự thảo lần này, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn không chỉ tác động tới ngành đồ uống nói riêng mà sẽ lan toả rất nhiều ngành nghề khác như du lịch, tiêu dùng, … Chính vì vậy, nếu chưa có đánh giá đầy dủ và định lượng rõ ràng, TS Việt cho rằng cần giữ phương án thận trọng nhất:
"Đề xuất cụ thể của tôi là xác định một mức thuế suất tạm thời để theo dõi kết quả đạt được trong một khoảng thời gian. Cụ thể chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, trong dự thảo chỉ nói 1 lần thôi. Và sau đó chúng ta phải giãn ra 2-3 năm, mục tiêu 2-3 năm để các bên ngồi lại với nhau, VCCI có thể đứng ra làm trọng tài đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp, bộ tài chính, bộ y tế ngồi lại xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế mặt hàng, chứ không phải mỗi ngành đồ uống".
Trong kinh tế học, đường cong Laffer minh họa mối quan hệ lý thuyết giữa tỷ lệ thuế và mức thuế thu được của chính phủ. Tức là thuế suất có mức tối ưu và khi vượt qua mức tối ưu thì thu ngân sách nhà nước sẽ giảm chứ không tăng. Bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao, Heineken Việt Nam dẫn chứng:
"Bỉ vào tháng 11-2015 họ muốn tăng thuế TTĐB với rựou mạnh lên 40%. Tuy nhiên họ nhận thấy trong thực tế thống kê cho thấy doanh thu của rượu mạnh giảm hơn 20% đồng thời những người tiêu dùng chuyển sang mua sắm tại Luxembourg và miền Bắc nước Pháp. Ở Anh đầu năm 2023 chính phủ tăng thuế với rượu, sau đó doanh thu rượu giảm 20% và thu được nguồn thuế từ rượu giảm hơn 100 triệu bảng Anh nên cuối năm chính phủ Anh đã dừng việc tăng thuế này".
Việc các doanh nghiệp, các chuyên gia đưa ra dẫn chứng để chỉ ra một điều rằng nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải có những nghiên cứu đánh giá tác động một cách cẩn thận, tránh việc không phát huy được tác dụng mà còn gây thêm những khó khăn. Do đó, bà Trịnh Thị Vân Giang –đại diện cho Tiểu ban rượu vang và rượu mạnh thuộc Eurocham kiến nghị:
"Nhóm rượu vang và rượu mạnh xin chia sẻ 3 đề xuất như sau: thứ nhất cần cân nhắc hiệu lực của Luật không sớm hơn 2027 để doanh nghiệp có thời gian thích ứng với những sắc thuế mới. Thứ 2 là cần có đánh giá toàn diện trong bối cảnh kinh tế cũng như nghiên cứu các biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn của VN là sản phẩm không chính thức là nguyên nhân chính của nguồn thất thu thuế của nhà nước. Thứ 3 là thực hiện đánh giá sự phù hợp của mô hình thuế tương đối mà VN đang áp dụng cũng như cân nhắc xem thử có thể chuyển sang thuế hỗn hợp hay không và lộ trình thế nào là phù hợp".
Ở góc độ nghiên cứu, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đề xuất: "Xem xét lùi lộ trình bắt đầu từ năm 2027 và tăng cách 5% cách nhau 2 năm và dừng lại ở 80% để tạo điều kiện giúp các DN trong ngành phát triển phục hồi trở lại. Chúng ta cần rà soát các công tác thực thi về công tác quản lý đối với rượu bia phi chính thức. Chúng ta thấy ngoài công cụ thuế là công cụ tương đối hữu hiệu thì chúng ta cần phải sử dụng các giải pháp khác đồng bộ để đạt 3 mục tiêu như trong việc tăng thuế TTĐB".
Việc sửa đổi một dự án Luật còn cần cân nhắc những quy định liên quan ở các Luật khác. Do đó, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia nêu quan điểm:
"Chúng tôi có rà soát lại thì liên quan tới khoảng 8 luật trong đó có 4 luật cần rà soát kỹ là: một là liên quan tới luật phòng chống tác hại rượu bia, hai là luật thuế giá trị gia tăng, thứ 3 là luật quảng cáo và nữa là luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, Đây là những luật chúng ta cần rà soát để đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán".
“Đồng tình, ủng hộ quan điểm của Bộ tài chính về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn” là những ý kiến của rất nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng mức tăng cũng như lộ trình tăng để tránh gây sốc cho doanh nghiệp, tránh giúp rượu bia phi chính thức có thêm đất sống và quan trọng là đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng cũng như đảm bảo các chính sách pháp luật khi đi vào thực tiễn đạt được hiệu quả cao.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.