Tiếp tục xảy ra cháy tại Thủ Đức, chưa rõ thiệt hại
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại Hà Nội, trong quá trình tham gia giao thông để tìm được chỗ dừng, đỗ xe phù hợp là một việc không hề dễ dàng đối với các tài xế.
Để hiểu hơn về sự vất vả của các tài xế trong quá trình tìm chỗ dừng hay đỗ xe, chúng ta hãy cùng trò chuyện với 2 tài xế sau đây:
PV: Xin chào 2 anh!
Chào quý vị khán giả của VOV Giao thông, mình tên là Nguyễn Cao Trí, mình đang làm nghề chạy taxi, mình ở quận Hoàng Mai.
Xin chào khán giả của VOV Giao thông, tôi là Hà Quốc Lập.
Trong quá trình tham gia giao thông hàng ngày, 2 anh có vất vả khi tìm điểm dừng, đỗ xe không?
Anh Trí: Nếu mà để nói ra thì tìm được điểm đỗ của an hem dịch vụ ở Hà Nội này tương đối là khó, bởi vì cho dù có một số điểm cũng có chỗ đỗ cho xe kinh doanh vận tải như xe taxi, Grab, nhưng gần như điểm này có cả xe gia đình hoặc xe của một số đơn vị khác người ta đỗ cùng đơm ra là khi anh em nào trống thì vào còn gần như không có chỗ để đỗ, tiếp tục tìm chỗ khác để đỗ.
Anh Lập: Tức là về cái điểm đỗ thì có được điểm đỗ xe nhưng mà những cái xe người ta đỗ hết rồi, cái điểm đỗ của xe 7 chỗ này thì quá khó luôn. Những chỗ được dừng nhưng cấm đỗ thì lại không vào được vì những xe con người ta luồn lách vào đấy hết rồi, mà chúng tôi tìm được chỗ để đỗ thì đi cách chỗ đón điểm khách phải 2-3km.
Đã bao giờ các anh gặp phải tình huống khó xử nào vì không tìm được chỗ dừng, đỗ phù hợp chưa ạ?
Anh Trí: Bây giờ khách người ta đến trước cửa nhà người ta, anh em trả khách thì phải bắt buộc biết điểm này cấm dừng, đỗ nhưng anh em vẫn phải dừng để cho khách xuống. Nơi quá là căng về vấn đề dừng đỗ, không được phép như là các cổng bệnh viện, bến xe hoặc có camera phạt nguội thì anh em không thể dừng, đỗ…còn lại ra thì không phải khách nào họ cũng vui vẻ để thông cảm cho mình.
Có những lúc anh em phải đậu hàng 2, hàng 3, giờ có những khách nhất là chạy ứng dụng thì thường thường còn hay bị đánh giá sao, khách bảo rằng chả không đúng điểm. Có những cái anh em biết sai những vẫn phải chấp nhận cố gắng cho khách xuống nhanh nhất để tránh tình trạng ùn tắc.
Anh Lập: Lỗi đấy mình biết là mình sai nhưng mình phải chấp nhận với khách hàng. Còn cái cấm dừng, đỗ mà anh không phải những việc bất khả kháng thì đấy là anh sai hoàn toàn, tôi chấp nhận là anh bị phạt, chịu nộp phạt.
Nhưng trường hợp đó, tôi mong có thể thông cảm cho lái xe.
Theo các anh, lượng phương tiện cá nhân tại Hà Nội hiện nay như thế nào ạ?
Anh Trí: Những lúc trời mưa mới thấy lượng xe của cá nhân, gia đình người ta mang ra sử dụng những lúc trời nắng, mưa rất nhiều. Có những lúc thì người dân người ta có xe cá nhân người ta vẫn muốn sử dụng cái xe sử dụng vì lúc trời nắng, trời mưa mà gọi xe rất khó.
Thứ nhất đường nó tắc lái xe có thể đến chậm. Cái thứ 2 việc người ta đi làm hoặc xử lý công việc người ta cần phải chủ động công việc người ta, người ta không chờ đợi được nên người ta vẫn phải lấy xe ra đi, nhất là lúc trời mưa, gọi được một cái xe rất khó.
Trước tình trạng xe cá nhân ngày càng một nhiều, còn điểm dừng, đỗ chưa cân xứng. Là người dân, người tham gia giao thông, các anh có mong muốn, hay có ý tưởng gì không?
Anh Lập: Ví dụ như phương tiện của mình, một mình mình đi vào đấy mình đỗ một chỗ rất là cồng kềnh ấy thì tại sao mình không đi phương tiện công cộng? Đúng không ạ! Thế bây giờ ví dụ như ở quận Long Biên có một đỗ xe lớn, vào trong thành phố là bắt buộc xe ở ngoài hết thì tất cả các điểm đỗ đấy thì xe dịch vụ, hoặc xe buýt, xe điện đón người ta từ đấy đi.
Trong bãi xe đấy có dịch vụ như siêu thị, quán cà phê để người ta đi về đấy người ta nghỉ ngơi, thư giãn thì đấy là cái điều rất là tốt. Làm được như thế thì thứ nhất là tránh ùn tác cho Hà Nội, thứ hai, không ô nhiễm môi trường, cái thứ ba là văn minh. Hoặc là có bãi xe đạp mà, thuận cho ví dụ như là ngay từ đầu cầu sang đến bên Hàng Mắm, Hàng Muối đấy người ta sẽ lấy xe đạp người ta đi. Nếu làm được như thế thì người ta rất hoanh nghênh.
Anh Trí: Nếu mà để nói ra thì trong những điểm dừng, đỗ mà đã có biển cấm thì tốt nhất mọi người hạn chế là tốt, để đảm bảo an toàn không gây ùn tắc thì không nên dừng đỗ gây ùn tắc đến mọi người. Còn nếu cần xe di chuyển thì nên sử dụng phương tiện xe công cộng.
Rất cảm ơn 2 anh đã tham gia cuộc trò chuyện hôm nay.
Cũng qua ghi nhận ý kiến của người dân, trong bối cảnh của giao thông Hà Nội với lượng phương tiện cá nhân ngày càng tăng, điểm đỗ xe chưa đáp ứng được tương xứng với lượng xe thì giải pháp ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân là một phương án khá hay.
Để làm được việc này, người dân hi vọng rằng hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại, có thêm nhiều điểm đỗ để phục vụ người dân.
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Bước đầu, danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là 2 vợ chồng, quê Thái Bình.
Câu chuyện cafe đường tàu ở Hà Nội không mới, và nó luôn là chủ đề tranh luận giữa hai xu hướng: đảm bảo an toàn giao thông và thu hút du lịch. Vậy có giải pháp nào đảm bảo sự cân bằng cho cả hay yêu cầu đó hay không?
Hàng trăm cư dân đã kịp thời được sơ tán an toàn và không có thiệt hại nào về người sau vụ cháy tại chung cư HQC Bình Trưng Đông, Tp.Thủ Đức trưa nay (27/12).
Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ tử vong do đuối nước tại Việt Nam là 7,8/ 100 nghìn dân và vẫn đang ở mức cao trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Sự kiện tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức đưa vào khai thác không chỉ đánh dấu bước chuyển mình quan trọng về hạ tầng giao thông công cộng, mà còn thể hiện quyết tâm của TP.HCM trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Dự kiến, sản lượng tiêu thụ xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 tương đương năm 2024, với số thu thuế bảo vệ môi trường giảm khoảng 40.204 tỷ đồng.