Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Tái lấn chiếm vỉa hè, mặt bằng dự án đường Tam Trinh làm nơi đỗ xe trái phép

Hoàng Hà - Chấn Hải: Thứ sáu 08/11/2024, 21:01 (GMT+7)

Vừa qua VOV Giao thôn liên tục nhận được phản ánh của người dân về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, mặt bằng dự án xây dựng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) làm nơi đỗ xe và làm bãi tập kết rác thải xây dựng.

Vậy thực hư sự việc này như thế nào? Vì sao lại tái diễn tình trạng này ngay sau những đợt gia quân của lực lượng chức năng? 

Ghi nhận thực tế của PV VOV Giao thông chiều ngày 07/11 cho thấy, vỉa hè sông Kim Ngưu, đoạn từ cầu Mai Động cho tới cầu KU1 đường Tam Trinh mặc dù nhà thầu đã cắm cọc, căng dây và đặt biển cảnh báo nhưng người dân vẫn cố tình cắt dây lách vào đỗ ô tô, với hàng chục xe đỗ san sát, không khác gì một bãi xe mọc lên trong phạm vi công trường thi công. Một số người dân hàng ngày đi bộ qua đoạn vỉa hè này bức xúc nói:

"Trên vỉa hè này người đi bộ ai cũng bức xúc cả, người ta đỗ ô tô còn chớ lại còn đổ rác thải xây dựng và đủ thứ. Người ta muốn cho gọn dưới lòng đường thì lại đỗ lên trên (vỉa hè), phường và quận không nói năng gì thì trở thành thói quen, cần phải làm đúng pháp luật".

"Xe ô tô đỗ ở đây rất nhiều, thường xuyên, mấy hôm nay còn đã đấy chứ trước thì họ đỗ kín hết, nhiều lắm dọc theo vỉa hè này, gây trở ngại cho chúng tôi đi lại tập thể dục".

Tình trạng đổ trộm phế phải vào phạm vi dự án xây dựng đường Tam Trinh vẫn tái diễn thường xuyên

Tình trạng đổ trộm phế phải vào phạm vi dự án xây dựng đường Tam Trinh vẫn tái diễn thường xuyên

Theo quan sát của PV, trong vòng gần 1 tiếng có mặt tại hiện trường mới thấy sự xuất hiện của lực lượng CSGT – TT quận Hoàng Mai và các chiến sĩ đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Hà Nội), thế nhưng các lực lượng này cũng chỉ tuyên truyền nhắc nhở, chứ không xử phạt.

Trao đổi với VOV Giao thông, ông Nguyễn Trọng Việt, cán bộ địa chính – xây dựng phường Mai Động lý giải, hàng ngày đều có tổ công tác của phường phối hợp với các lực lượng chức năng xuống địa bàn kiểm tra và giải tỏa các vi phạm về trật tự đô thị, tuy nhiên sau khi lực lượng chức năng rời đi người dân lại tái phạm.

"Ngày nào cũng có tổ công tác, vào mỗi buổi sáng đi cùng lực lượng cảnh sát trật tự, công an phường phối hợp đi giải tỏa, thế nhưng đây là công trường đang thi công nên đang chắn tạm, nên là người dân cho xe đi sau đó họ lại quay lại. Cái này chúng tôi sẽ báo cáo với lãnh đạo phường để tăng cường hơn nữa, có thể sẽ phải thực hiện biện pháp trực ở đây cùng với bên thi công và có các lực lượng chức năng thì sẽ dễ xử lý hơn".

Sáng ngày 8/11, PV tiếp tục khảo sát tuyến đường Tam Trinh và ghi nhận tình trạng đỗ xe ôtô trên vỉa hè có giảm nhưng vẫn còn diễn ra, thậm chí ôtô còn dừng đỗ ngay dưới lòng đường

Sáng ngày 8/11, PV tiếp tục khảo sát tuyến đường Tam Trinh và ghi nhận tình trạng đỗ xe ôtô trên vỉa hè có giảm nhưng vẫn còn diễn ra, thậm chí ôtô còn dừng đỗ ngay dưới lòng đường

Đến sáng ngày 8/11, PV tiếp tục khảo sát tuyến đường Tam Trinh và ghi nhận tình trạng đỗ xe ôtô trên vỉa hè có giảm nhưng vẫn còn diễn ra, tuy nhiên tại đây không có lực lượng chức năng bám địa bàn như khẳng định của cán bộ địa chính phường Mai Động.

Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Trường Thịnh, Phó chủ tịch UBND phường Mai Động cho biết, đã tích cực phối hợp với nhà thầu thi công cắm cọc giăng dây, đặt biển cảnh báo với mục đích chống một số người dân lợi dụng đổ phế thải lên vỉa hè thuộc các phạm vi đang thi công.

Tuy nhiên, tình trạng đổ trộm phế phải và đỗ xe ôtô thuộc phạm vi dự án vẫn tái diễn thường xuyên, phường Mai Động cũng đã truyền tuyền và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, nhưng lực lượng mỏng chỉ có duy nhất 1 cán bộ địa chính – đô thị với rất nhiều công vụ, không thể thường xuyên có mặt tại địa bàn để nhắc nhở và xử lý vi phạm.

"Chúng tôi đã tuyên truyền vận động nhân dân rồi, đúng là chúng tôi chưa phạt, kết hợp với Ban chỉ đạo 197 của phường chưa phạt được xe nào cả. Cái này nhiều năm nay chúng tôi đã có văn bản gửi công an quận và Đội CSGT quận rồi, họ cũng đã có văn bản trả lời UBND phường là tuyến đường này rộng trên 5m được phép đỗ phía trong nhưng phải gọn gàng. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng như công an quận và Đội CSGT hỗ trợ phường xử lý".

Lý giải với VOV Giao thông, Trung tá Tạ Việt Tiệp, Phó Trưởng Công an phường Mai Động cho biết: "Về nguyên nhân là do ý thức của người dân, họ thấy chỗ nào lòng đường, vỉa hè rỗng là họ đỗ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của họ. Về góc độ cơ sở xử phạt cũng có vướng mắc, hiện giờ có quy định về việc khi vỉa hè rộng, tối thiểu dành lại 1,5m, một bộ phận người dân hiểu là việc đó áp dụng đối với mình là họ được để xe.

Do vậy khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý. Một lý do nữa là do vỉa hè đường Tam Trinh không nằm trong danh mục các tuyến cấm để xe trên vỉa hè của thành phố, do vậy chúng tôi đang gặp một số vướng mắc như vậy".

Lực lượng CSGT – TT quận Hoàng Mai tuyên truyền nhắc nhở người dân di chuyển, chứ không xử phạt

Lực lượng CSGT – TT quận Hoàng Mai tuyên truyền nhắc nhở người dân di chuyển, chứ không xử phạt

Khi các lực lượng chức năng xuống địa bàn kiểm tra và giải tỏa, các chủ xe đã đánh xe đi nơi khác, nhưng sau khi lực lượng chức năng rời đi người dân lại tái phạm

Khi các lực lượng chức năng xuống địa bàn kiểm tra và giải tỏa, các chủ xe đã đánh xe đi nơi khác, nhưng sau khi lực lượng chức năng rời đi người dân lại tái phạm

Chia sẻ với PV VOV Giao thông, ông Ngô Quốc Cường, Đội trưởng đội TTGT quận Hoàng Mai khẳng định, theo Luật Giao thông đường bộ, vỉa hè dành cho người đi bộ, các phương tiện đỗ trên đó đều phải được cấp phép mới được đỗ. Các quy định của Hà Nội và Thông tư 16/2009 của Bộ Xây dựng là các văn bản pháp lý dưới luật, vì vậy lực lượng chức năng hoàn toàn có thể xử phạt xe ô tô đỗ trên vỉa hè đường Tam Trinh:

"Theo Luật Giao thông đường bộ, vỉa hè dành cho người đi bộ, tất cả các phương tiện đỗ trên đó đều phải có phép thì mới được đỗ, mình cứ theo luật mà làm thôi. Với lực lượng chúng tôi vẫn xử lý những xe đỗ trên hè bình thường, chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với chính quyền địa phương, công an phường, công an quận để xử lý dứt điểm trong thời gian tới".

Cũng theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông; trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/TP quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Còn theo Thông tư số 16/2009 của Bộ Xây dựng, việc cho phép người dân để xe trên hè phố cần phải tránh những vấn đề ách tắc, cản trở người dân qua lại, lưu thông trên vỉa hè… Ngoài ra, Quy chuẩn quốc gia QCVN 41:2019 của Bộ GTVT về báo hiệu đường bộ có biển báo I.408a với nội dung “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố”.

Chiếu theo Luật GTĐB và 2 quy định này thì khu vực vỉa hè đường Tam Trinh giáp sông Kim Ngưu đã được quây lại để thi công xây dựng đường Tam Trinh, người dân không được phép đỗ xe, việc đỗ xe hiện nay là trái pháp luật, lẽ nào một số đơn vị chức năng lại không nắm rõ quy định này.

Hoàng Hà - Chấn Hải/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.