Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Sầu riêng lên “ngôi vương” nhưng chất lượng còn bỏ ngỏ

Kim Loan: Thứ ba 04/06/2024, 09:24 (GMT+7)

Năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng đạt 2,2 tỷ USD và sầu riêng chính thức được xếp vào ngành hàng tỷ đô của Việt Nam. Từ sau cú hích ấy, nhà vườn tiếp tục rủ nhau trồng sầu riêng khiến diện tích cây trồng này tăng nóng.

Được mùa, được giá, thu lãi cao…“vua trái cây” sầu riêng tiếp tục mang lại niềm vui chung cho nông dân miền Tây trong vụ thu hoạch 2024 này. Tuy nhiên thị trường cũng chứng kiến những thương vụ tranh mua - tranh bán, giá cả đảo loạn, sản phẩm đến tay người tiêu dùng kém chất lượng. Những hạn chế này đã làm lộ rõ câu chuyện lâu nay sầu riêng chỉ được “chạy đua” về số lượng nhưng không quan tâm nhiều đến chất lượng và thương hiệu...

ĐBSCL khởi động vụ sầu riêng mùa thuận vào tháng 4/2024, giá cả biến động liên tục nhưng vẫn nằm trong ngưỡng “dư sức” thu lời của nông dân. Loại Monthong đầu vụ có giá 200.000 đồng/kg nay giảm còn 100.000 đồng/kg, Ri6 đầu vụ giá 150.000 đồng/kg nay giảm còn 55.000 đồng/kg. Mặc dù nguồn cung rơi vào thời điểm “đụng hàng” với Malaysia và Thái Lan nhưng vẫn không đủ hàng cho xuất khẩu, buộc nhiều thương lái tỏa đi khắp các tỉnh/ thành ĐBSCL, như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long để thu mua.

Ông Trình Văn Sỹ - ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Hiện sầu riêng Ri6 thu mua tại vườn giá khoảng 50.000 đồng/kg, còn tôi đóng hàng đi thì hơn 70.000 đồng/kg do chi phí nhân công. Trái sầu riêng Monthong cũng còn gần 100.000 đồng/kg nhưng sản lượng hiện tại ít rồi vì hết mùa. Giá này đối với nhà vườn có lời, bán sầu riêng mà giá từ 40.000 đồng/kg trở lên là có lời.”.

Giá bán giao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, nhà vườn có lời từ 500 - 800 triệu/hecta.

Giá bán giao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, nhà vườn có lời từ 500 - 800 triệu/hecta.

Sầu riêng được trồng tại ĐBSCL cho năng suất thấp nhất từ 10 – 12 tấn/hecta, với giá bán giao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, nhà vườn có lời từ 500 - 800 triệu/hecta. Cho thu nhập khủng đã khiến sầu riêng lên “ngôi vương” và trở thành lựa chọn của nông dân ĐBSCL hiện nay. Đơn cử như tại Tiền Giang, trước đây sầu riêng chỉ trồng chủ yếu tại các xã ven sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy nhưng nay đã nhân rộng ra hơn 22.000 hecta toàn tỉnh. Nông dân sẵn sàng phá bỏ vườn dừa, vú sữa, sa pô, bưởi…để thay thế sầu riêng, bất chấp điều kiện đất đai còn nhiễm phèn và chất lượng không đảm bảo.

Ông Nguyễn Văn Bườn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Trên địa bàn huyện có khoảng 5 hecta trồng sầu riêng, cây vẫn cho năng suất nhưng chất lượng không đạt do điều kiện thổ nhưỡng, đất đai.  Người dân tự phát trồng sầu riêng trong đê bao, huyện không cấm nhưng không khuyến khích phát triển cây sầu riêng trên địa bàn”.

Thống kê từ Bộ NN&PTNT, trong quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn, thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân sầu riêng đạt 4.437 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu năm 2020, tổng diện tích sầu riêng cả nước chỉ hơn 71.000 hecta thì đến tháng 4/2024, diện tích sầu riêng đã lên tới khoảng 151.000 hecta, trong đó có khoảng 76.000 hecta đang thu hoạch.

Thị trường năm nay cũng chứng kiến tình trạng “tranh mua – tranh bán”, thương lái thu mua sầu riêng non, xử lý hóa chất để chín trái, sau đó đem đi tiêu thụ. Nhà vườn chạy theo lợi nhuận, tranh thủ lúc hàng khan hiếm, ép vựa mua sầu riêng cắt trái non. Kết quả là nhiều lô sầu riêng chịu ảnh hưởng nặng nề về chất lượng.

Ngoài ra, trong quá trình mua bán, gian thương xuất hiện làm nhiễu loạn thị thường bằng cách tự đẩy giá tăng cao rồi làm hợp đồng viết tay với nông dân. Khi đến ngày thu hoạch, thương lái sẽ cắt trái khoảng 5% diện tích, sau đó chèn ép nông dân để hạ giá từ 20 đến 30%, nếu người dân không bán thì thương lái bỏ vườn.

Ông Huỳnh Văn Hoảnh - Giám đốc HTX Tân Thới 1, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết: “Họ vào vườn đặt cọc mua sầu riêng non với bà con, xã viên. Khi đặt cọc xong, đến ngày cắt mà giá nó lên thì mình cũng không bán theo giá lên được, nhưng mà giá nó xuống thì thương lái bỏ. Nông dân chúng tôi thường cam kết bằng giấy viết tay chứ đâu có chứng nhận gì nên chịu thôi”.

Thị trường năm nay cũng chứng kiến tình trạng “tranh mua – tranh bán”, giá cả đảo loạn, gian thương xuất hiện làm đứt gãy liên kết giữa nông dân và thương lái.

Thị trường năm nay cũng chứng kiến tình trạng “tranh mua – tranh bán”, giá cả đảo loạn, gian thương xuất hiện làm đứt gãy liên kết giữa nông dân và thương lái.

Mới đây nhất, 4 doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng bị phía Trung Quốc trả về do vi phạm kim loại nặng cadimi vượt mức quy định. Sự việc này có nguy cơ đưa toàn bộ ngành hàng sầu riêng của Việt Nam bị quốc gia nhập khẩu xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết sẽ sớm tham mưu Chính phủ những chế tài quản lý khâu xuất khẩu sầu riêng: “Cần nâng cao nhận thức, tư duy sản xuất với những cách làm ăn đàng hoàng chân chính, bảo đảm lợi ích được chia sẻ giữa người dân và doanh nghiệp. Khi lợi ích hài hòa sự liên kết mới chắc chắn hơn, không như hiện nay chưa có những chế tài cụ thể để xử lý. Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất, tham mưu Chính phủ lồng ghép vào những cụm văn bản quy phạm pháp luật để hạn chế những tình trạng vi phạm trong thời gian tới”

Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, TP Cần Thơ cho biết thời gian qua, địa phương nỗ lực nắm chặt diễn biến tình hình mua bán sầu riêng và khuyến cáo người dân thu hoạch sầu riêng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp đã đăng ký thu mua sầu riêng tại địa phương thì cần ký hợp đồng liên kết, tiêu thụ và thực hiện đúng các nội dung đã cam kết với người dân.

Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, TP Cần Thơ cho biết: Có những thương lái chưa rõ nguồn gốc đến mua sầu riêng rất là nhiều và hiện nay trên các mạng xã hội mua sầu riêng kém chất lượng, đặc biệt là sầu riêng non để bán xuất khẩu. Huyện cũng yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra hết các doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Nếu là doanh nghiệp phải có tên tuổi, giấy phép đăng ký kinh doanh được vào địa bàn, còn nếu mà sắp tới mua sầu riêng không rõ nguồn gốc thì coi như huyện không cho mua sầu riêng.

Hiệp hội rau quả Việt Nam lạc quan cho biết, trong 10 - 20 năm tới, sầu riêng Việt Nam vẫn còn thị trường rất rộng lớn, bất chấp sức ép cạnh tranh từ Thái Lan và Malaysia vì nước ta đã tiến đến canh tác rải vụ, thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, quan ngại nhất hiện nay là về chất lượng. Thời gian qua Việt Nam liên tục đề cập vấn đề mã số vùng trồng, quản lý chất lượng sầu riêng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định nào bắt buộc nông dân muốn bán được hàng phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là quản lý tiến độ thu hoạch. Để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, cần nhất là duy trì tốt về chất lượng, sự liên kết bền vững trong khâu tiêu thụ, có chế tài đủ mạnh để quản lý ngành hàng sầu riêng thời gian tới.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến, với sự tham gia của gần 500 nhân sự. Giai đoạn thử nghiệm sẽ kéo dài đến hết ngày 17/11/2024.

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Hóc Môn đi qua các xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp. Sau khoảng 1,5 tháng triển khai quyết liệt, huyện Hóc Môn đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đây được coi là tiến độ kỷ lục, sớm hơn 6 tháng so với yêu cầu của Thành phố.

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Tối 14/10/2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội Đào Thị Hồng cho biết, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí, các cơ quan thông tấn, báo chí khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

Theo dòng thời gian, nhiều nghề thịnh suy lên xuống. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người luôn hoài niệm và hết mình gìn giữ nét xưa bằng niềm đam mê với nghề. Trong đó có những người như ông Võ Văn Rạng với hơn 40 năm vẫn miệt mài “cứu sống” những cuốn sách cũ.

Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL: Vẫn còn là bài toán khó

Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL: Vẫn còn là bài toán khó

Mặc dù nắm giữ những thế mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi “rót vốn” đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các địa phương trong việc tìm ra điểm nghẽn, tạo các cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương

Lo hiệu ứng giá tiêu dùng tăng theo giá điện

Lo hiệu ứng giá tiêu dùng tăng theo giá điện

Với việc giá điện vừa tăng thêm 4,8%, tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%.

“Hái tiền” từ nuôi tôm sinh thái

“Hái tiền” từ nuôi tôm sinh thái

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long đã hỗ trợ người dân Cà Mau xây dựng mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Mỗi con nước, hộ dân bán tôm được khoảng 25-30 triệu đồng, có thời điểm thu nhập 100 triệu đồng/con nước.