Top 13 lỗi trừ điểm bằng lái nhiều nhất 2025
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Do đó, nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đã ghi nhận tình trạng "cháy hàng" những mặt hàng nhu yếu phẩm với giá tăng cao so với bình thường.
Gần 12h trưa nay, chợ Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội vẫn mua bán nhộn nhịp. Rất nhiều người vội vàng lựa chọn thịt cá cùng các loại thực phẩm còn lại ở chợ để tích trữ với lo ngại mưa to, ngập lụt có thể xảy ra. Dù người mua nhiều nhưng theo chị Thu Hằng, người bán thịt tại chợ Thành Công, việc nhập hàng lại khó khăn:
"Tại nhiều nơi bị mất điện và ngập nước nên họ không ra được hàng mấy nên chợ cũng ít. Khổ là mọi người cứ sợ nước ngập nên bình thường thì hết người rồi nhưng hôm nay vẫn còn khách".
Tại chợ Quan Hoa, quận Cầu Giấy trong sáng nay, các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt cá, gạo, mì ăn liền...đã dần trở nên khan hiếm, không đáp ứng được sức mua của người dân tăng mạnh. Bà Lương Thị My, một người có mặt tại chợ thông tin:
"Vẫn khan hiếm, không có gì để mua, các mặt hàng nói chung cái gì cũng hết sạch, nhà nào cũng muốn mua sắm, thịt không có, rau cỏ càng không có hoặc đắt lên gấp 3 lần, hành lá trước 30 nghìn/1 cân, hôm nay là 70 nghìn/1 cân".
Trong khi đó, tại siêu thị Tops Market Hà Đông, sáng nay cũng ghi nhận lượng khách hàng tăng đột biến so với ngày thường. Các mặt hàng có sức mua tăng cao như thực phẩm tươi sống, rau củ có xu hướng lưu trữ lâu như bầu, bí hay các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói…Nhiều người tại đây phải xếp hàng chờ đợi để thanh toán các nhu yếu phẩm:
"Em mua chủ yếu đồ khô như mỳ tôm, sữa, lương khô, bánh kẹo. Hôm bão thì đông, hôm nay đỡ hơn, xếp hàng mất khoảng 10-15 phút".
"Đi làm nên trưa tranh thủ chạy về, thịt không còn đầy đủ như mọi hôm, giờ có gì ăn nấy".
Tại tỉnh Hải Dương, nhiều chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích và siêu thị trên địa bàn đông đúc người mua; đến 10 giờ sáng hầu hết các quầy rau xanh, thực phẩm đã hết hàng. Đặc biệt, giá các mặt hàng đều tăng so với ngày thường, chị Mai Quyên, một người dân tại Thành phố Hải Dương cho biết, một số mặt hàng như mì tôm, bánh mì, sữa… đã "cháy hàng":
"Mọi người muốn mua 1 thùng mỳ tôm là không có mà phải nhặt gói, đồ đông lạnh bán hết thì chuyển vào nhưng có số lượng rất ít, xếp hàng chờ thanh toán cũng rất lâu mà còn rất đông người vào thì không biết còn đủ tải không".
Theo bà Nguyễn Thị Hải Thanh, Giám đốc Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON Hà Đông, tại các siêu thị AEON khu vực các tỉnh phía Bắc đã nâng lượng hàng dự trữ lên gấp 2,3 lần ngày thường, đặc biệt với các mặt hàng tươi sống nhưng hệ thống siêu thị cũng ghi nhận sức mua tại nhóm hàng rau xanh, nước uống và đồ ăn sẵn tăng 50%, còn các mặt hàng thịt cá tăng 30% so với ngày thường.
Bà Hải Thanh thông tin về việc nguồn cung hàng hóa có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn:
"Mưa lớn làm cho cây trồng, hoa màu bị dập nát và úng ngập nước, với các mặt hàng đánh bắt ngoài biển do biển động nên ảnh hưởng đến việc đánh bắt. Tuy nhiên đây chỉ là những khó khăn trong ngắn hạn, chúng tôi vẫn đang phối hợp với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung hàng hóa không bị đứt gãy với giá cả ổn định, luôn có nguồn hàng dự trữ trong các trường hợp khẩn cấp".
Qua báo cáo tình hình từ các Sở Công Thương đến 9h00 sáng nay, nguồn cung hàng hóa và giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các tỉnh thành cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá, trừ một số loại rau xanh có tăng giá nhẹ do khó bảo quản.
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do Bão số 3 gây ra.
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Mưa lũ, sạt lở đất, đặc biệt là lũ đất đá liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại sao lại có hiện tượng lũ kèm đất đá? Có những dấu hiệu nào để có thể nhận biết và phòng tránh thảm họa lũ đất đá ập đến bất ngờ?
Theo đại diện Cục CSGT, mức xử lý vi phạm nồng độ cồn và mũ bảo hiểm sẽ được giữ nguyên theo như nghị định 100 vì trong thời gian qua được người dân rất ủng hộ.
Giữa đêm khuya trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, lái xe khách 16 chỗ vô tư trải chiếu ngủ trước đầu xe cho đến khi lực lượng chức năng đánh thức.
Hiện nay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra tình trạng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đặc biệt là gần khu vực ngã ba tuyến đường giao với đường Lê Trọng Tấn. VOV Giao thông sẽ trò chuyện với người dân tại khu vực để rõ hơn về tình trạng này.
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.