Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong tuần qua từ ngày 7/4 đến 12/4, PV VOV Giao thông đã ghi nhận tại 13 tuyến của quận Ba Đình, Hà Nội gồm: Quán Thánh, Hàng Bún, Nguyễn Trường Tộ, Cửa Bắc, Phạm Hồng Thái, Châu Long, Ngũ Xã, Phó Đức Chính, Đội Cấn, Giang Văn Minh, Kim Mã, Trần Phú, Nguyễn Thái Học về vấn đề trật tự đô thị.
Kết quả cho thấy tại các tuyến phố trên vào một số thời điểm vẫn diễn ra vi phạm trật tự đô thị, trong đó, nổi bật là hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, lấn chiếm lòng đường để phương tiện gây cản trở giao thông.
Trên tuyến phố Quán Thánh không khó để bắt gặp những vi phạm, chỉ cần lia ống kính máy ảnh ra bất kỳ khu vực nào cũng thấy hình ảnh lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh.
Việc lấn chiếm vỉa hè trên phố Quán Thánh chủ yếu từ các cửa hàng kinh doanh đồ ăn, hàng nhậu. Bàn ghế được kê ngay trong vạch sơn trắng phân định phần đường dành cho người đi bộ trên vỉa hè.
Ngay tại số 62 Phố Quán Thánh, một cửa hàng bán đồ ăn kê ngay biển vẫy xuống đường. Trên vỉa hè là nơi kê bàn ăn, bán cho khách.
Theo quan sát, vạch sơn trắng trên vỉa hè phố Quán Thánh Được kẻ lại rất mới nhưng hình như một số hộ kinh doanh đã bỏ qua ý nghĩa của vạch sơn này bất chấp kê bàn ghế lấy hết phần đường của người đi bộ.
Cách trụ sở Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự quận Ba Đình, Hà Nội trên phố Quán Thánh không xa là một quán kinh doanh chả cá. Cơ sở này bày bàn ghế ngay trong vạch sơn trắng trên vỉa hè mà chính quyền địa phương đã kẻ từ trước để chiếm hết phần đường của người đi bộ.
Còn trong phố Hàng Bún, tại số 55 là “tổ hợp” quán bia, quán phở bày bàn ghế la liệt ra vỉa hè. Không chỉ lộn xộn, mà quanh khu vực này bia hơi thừa, dầu mỡ từ hàng ăn cũng dính chặt xuống nền đá vỉa hè và bốc mùi nồng nặc.
Tiến đến phố Nguyễn Trường Tộ cũng không khó bắt gặp tình trạng xe máy xếp kín vỉa hè, không chừa lại phần đường nào cho người đi bộ. Đan xen với hàng xe máy là bàn ghế từ các hàng cà phê. Trên vỉa hè lát đá cũng xuất hiện cả xe ô tô đỗ trên vỉa hè.
Cách đó 1 ngã tư là phố Cửa Bắc, ngay đầu phố có hàng ăn bày bàn ghế, xếp xe máy cho khách ngồi ngoài ăn. Theo quan sát, nền đá vỉa hè tại đây cũng đã ngả màu đen vì dầu mỡ rơi rớt. Tất cả tạo nên khung cảnh rất nhếch nhác.
Rẽ vào phố Phạm Hồng Thái, ngay ở số 77 hàng ăn cũng bày bàn ghế lên vỉa hè để bán hàng. Một số hàng ăn trên tuyến phố này có mặt tiền rất nhỏ, nên một số chủ cửa hàng đã bày ra ngoài. Còn ngay chéo bên đường là số 48 Phạm Hồng Thái tình trạng lấn chiếm vỉa hè cũng diễn ra tương tự.
Trên phố Châu Long, một số hàng bán tạp hóa, đồ chơi trẻ em cũng lợi dụng vỉa hè để bày hàng ra vỉa hè. Người đi bộ chỉ còn độ rộng 1 viên gạch để đi lại.
Ngoài ra ở một số đoạn vỉa hè hẹp trên tuyến phố này người dân để xe máy cũng chiếm hết phần đi bộ, qua quan sát đa phần xe để ở đây là của khách ở hàng ăn. Một số cửa hàng bán đồ uống giải khát cũng lợi dụng phần vỉa hè hẹp còn lại để kê bàn ghế.
Tại phố Ngũ Xã, chỉ cần rẽ vào phố này chừng 50m sẽ bắt gặp ngay một hàng bán đồ uống, nước giải khát bày bàn ghế lấn 2/3 vỉa hè. Còn tại số 11 Ngũ Xã hàng kinh doanh đồ uống cũng kê bán ghế lấn sát ngã ba cho khách ngồi.
Sự lộn xộn càng thể hiện rõ nét trên phố Phó Đức Chính. Đây là con phố tập trung nhiều hàng kinh doanh lẩu, đồ nướng. Vỉa hè trên tuyến này được các hàng kinh doanh đồ ăn lấn chiếm để kê bàn cho khách ngồi. Mọi việc sơ chế, rửa bát được thực hiện trên vỉa hè, dầu mỡ, mùi thức ăn thừa pha với rượu bốc lên nồng nặc. Thậm chí các bàn ăn còn kê sát thùng rác.
Còn tại khu vực trước cổng trường THCS Mạc Đĩnh Chi, trên phố Phó Đức Chính có một điểm để xe, có chữ P để phục vụ cho không gian phố ẩm thực quận Ba Đình tuy nhiên việc xếp xe tại đây rất lộn xộn. Ô tô, xe máy xếp dàn hàng 2 bên đường, người lấy xe, người vào điểm đỗ cắt ngang qua đường, nhiều phương tiện khi đi tới đây đã giật mình phanh đỏ đèn xe.
Vòng về phố Đội Cấn các hàng bán đồ ăn đêm như bánh cuốn nóng, bún ngan,… cũng bày bàn ghế lấn 2/3 vỉa hè để bán hàng. Người ngồi ăn và xe được xếp vừa khít và không chừa lại phần đường nào cho người đi bộ.
Vỉa hè đoạn giao giữa Giang Văn Minh – Kim Mã cũng trong tình trạng bị lấn chiếm nghiêm trọng để bán đồ uống giải khát, trà đá.
Theo quan sát đây là điểm ngã ba, vì vỉa hè đã bị lấn chiếm, người đi bộ qua đây buộc phải đi xuống lòng đường, mỗi khi có phương tiện rẽ từ Giang Văn Minh ra Kim Mã rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ra tới phố Kim Mã nhức nhối nhất là tại khu vực ngõ 294. Tại đây xuất hiện một điểm trông giữ phương tiện. Qua quan sát điểm này không có biển bảng thông báo điểm đỗ, không có vạch sơn kẻ phân định,… ngay đầu ngõ có một nhóm người căng bạt quán xuyến xe ra vào.
Còn tại số 221 Kim Mã là hàng quán bán đồ ăn đêm xếp dày đặc bàn ghế ra khu vực đầu ngõ, người ăn ngồi ngay trên vỉa hè, bỏ mặc sự bụi bặm, nhếch nhác.
Đáng chú ý là tại vỉa hè đối diện Nhà hát Chèo Việt Nam. Mặc dù tại đây đã có biển cấm để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô trên hè phố, lòng đường, nhưng đếm sơ bộ có tới 6 xe ô tô đỗ trên vỉa hè này.
Theo tìm hiểu, vỉa hè này cũng vừa được lát lại lại tuy nhiên với tình trạng đỗ ô tô thế này chắc không được bền.
Tại số 88 Trần Phú cũng giống như các tuyến phố trên, hàng kinh doanh lẩu cũng xếp bàn ngay trên vỉa hè để cho khách ngồi.
Và sang đến phố Nguyễn Thái Học tình trạng lấn chiếm vỉa hè cũng diễn ra tương tự.
Tình trạng này càng nhức nhối hơn tại ngã ba Nguyễn Thái Học – Ngõ Yên Thế. Xe của khách ăn đồ nướng xếp kín ngã ba. Nhìn từ ngoài vào đây giống một điểm tập kết phương tiện hơn là một đường đi của ngõ.
Qua khảo sát tại 13 tuyến phố trên quận Ba Đình, Hà Nội có thể thấy tình hình vi phạm trật tự đô thị, tình hình giao thông vẫn vô cùng lộn xộn. Trong đó nổi bật lên là vi phạm về phương tiện đỗ ngay dưới lòng đường, trên vỉa hè mặc dù có biển cấm.
Hy vọng rằng trong thời gian tới Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình với lực lượng chủ lực là Đội Cảnh sát giao thông, trật tự quận và các lực lượng chức năng khác sẽ vào cuộc một cách quyết liệt hơn để tránh tình trạng “ sáng xử lý trật tự đô thị, tối tái vi phạm”./.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…