Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ hơn 2.000 ngôi chợ

Trọng Nhân - Huy Phong: Thứ ba 25/06/2024, 21:47 (GMT+7)

Giữa lòng Sài Gòn, một người đàn ông đã gần cái độ tuổi 80, vẫn đã và đang miệt mài rong ruổi khắp dọc dài đất nước để ghi lại và lưu giữ những khoảnh khắc, những hơi thở của những ngôi chợ trong dòng chảy thời gian để bổ sung thêm vào gia tài đồ sộ là bộ ảnh với hơn 2.000 ngôi chợ.

 

“Lũng Cú chợ ở đỉnh đầu

Thủ Đô yêu dấu Đồng Xuân gọi là

Đông Ba giữa nước đấy mà

Bến Thành yêu dấu Bác ra nước ngoài

Vươn theo chữ S chiều dài

Tận cùng Đất Mũi trải dài Việt Nam."

Những vần thơ của nhiếp ảnh gia - kỷ lục gia Hồ Đại Phước, như một nét tóm gọn những ngôi chợ trải dài khắp dải đất hình chữ S.

Kho ảnh của ông chính là một "bản đồ" đất nước qua hình ảnh những ngôi chợ... được ông ghi lại bằng tất cả những tình yêu, những hoài niệm về chặng hành trình mà ông đã đi qua.

Những tấm phim âm bản về chợ đầu tiên vẫn được ông Hồ Đại Phước nâng niu

Những tấm phim âm bản về chợ đầu tiên vẫn được ông Hồ Đại Phước nâng niu

Trong một con hẻm nho nhỏ trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP.HCM, chúng tôi tìm đến để được trò chuyện cùng nhiếp ảnh gia Hồ Đại Phước (79 Tuổi) người vẫn đang nắm giữ kỷ lục “người chụp ảnh những ngôi chợ có tên nhiều nhất Việt Nam”.

Phía trong ngôi nhà, vị nhiếp ảnh gia vẫn đang mân mê những quyển album ảnh về chợ được chụp suốt hơn 20 năm qua của mình. Ông được sinh ra và lớn lên ở khu Nhà đèn Chợ Quán, là một nhà máy nhiệt điện ở khu rạch Bến nghé xưa nay là đường Võ Văn Kiệt, Quận 5. Mang theo tính cách phóng khoáng, và năng động của người Sài Gòn xưa, cùng đam mê với bộ môn nhiếp ảnh được truyền lại từ chính cha mình, ông đã chọn nhiếp ảnh trở thành tình yêu để ông dành cả cuộc đời theo đuổi.

Đến năm 1998, khi kinh tế trong gia đình đã dần ổn định, ông đã quyết định tậu cho mình chiếc ô tô đầu tiên mà ông thân thương gọi là “ Mát – Ti” (Xe ô tô nhãn hiệu Daewoo – Matiz) để cùng bạn bè và người thân rong ruổi khắp dọc dài tổ quốc, để được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh của đất nước mình.

Ông Hồ Đại Phước cho biết: “Mình thấy rằng, những ngôi chợ thường để tên địa phương đó. Từ đó, nếu mình chụp tấm hình trước ngôi chợ thì sau này mình coi ra mình biết rằng mình đã từng đến địa phương đó. Đó là một cái thú vị mà mình thấy rất là thích thú. Sau đó mình được kỷ lục, từ đó đi đến đâu hễ gặp chợ là mình chụp tới đó. Đến thời điểm này, mình đã chụp được hơn 2000 ngôi chợ và đã đi qua được khắp 63 tỉnh thành đất nước mình.”

Góc nhà được treo đầy những tấm ảnh kỷ niệm

Góc nhà được treo đầy những tấm ảnh kỷ niệm

Tính đến cuối năm 2016, chỉ tính riêng tại TP.HCM, ông đã chụp được 221 ngôi chợ khắp các quận, huyện. Ngần ấy tháng năm ngắm nhìn những đổi thay của mảnh đất này, người đàn ông đã đến cái độ tuổi 80, vẫn còn giữ mãi những hồi ức về những ngôi chợ trong tâm khảm của mình. Trước những biến thiên của thời gian, chợ qua lăng kính máy ảnh của ông cũng đã có nhiều đổi thay:

“Có những chợ, ban đầu mình chụp chỉ là cái chợ mà không có bảng tên, sau thời gian sau lại có. Ngược lại, có những chợ, mình chụp rồi, sau này lại không còn nữa. Thì mình cũng thấy cái hay, là mình cũng lưu lại được những cái chợ mà bây giờ không còn bảng tên nữa", ông Hồ Đại Phước chia sẻ.

Khắp dọc, dài đất nước, chợ là nơi tập hợp buôn bán hàng hoá, điển hình là những hàng hoá địa phương, là những nông sản được trồng ra bởi những người nông dân khiến cho những ngôi chợ không chỉ là điểm buôn bán mà còn là nơi chuyên chở văn hoá vùng miền.

Đi khắp tất cả các tỉnh thành dọc theo dải đất hình chữ S, đối với nhiếp ảnh gia - kỷ lục gia Hồ Đại Phước, mỗi ngôi chợ đều mang trong mình những tính cách riêng, vẻ đẹp riêng: “Xu hướng mua bán của người Việt mình đối với những nơi xa vắng thì có cái gì đem ra bán cái đó thôi. Ngược lại có những cái khác biệt cũng hay hay, ví dụ mình đi ra miền núi, thì ở thành phố mình đâu có ai đem con heo ra chợ bán đâu, hơn thế nữa, con heo ở miền núi, họ đem bỏ trong cái rọ nhỏ nhỏ mình thấy nó lạ. Cũng như phục sức, hàng hoá, cũng có những nét khác, đặc trưng của nó, mình cũng thấy thú vị trong cuộc sưu tầm của mình.”

Chiếc máy được truyền lại từ cha của ông Hồ Đại Phước

Chiếc máy được truyền lại từ cha của ông Hồ Đại Phước

Hơn 20 năm, chặng hành trình song hành cùng những ngôi chợ cũng đã phải tạm gác lại bởi “ chiến hữu Mát – Ti” của ông đã chẳng còn có thể đồng hành cùng ông được nữa. Phía sau sân nhà, chiếc xe đã cùng ông rong ruổi khắp 63 tỉnh thành đã được cất gọn và phủ bạt nằm im ắng ở một góc.

Thế nhưng người đàn ông đã gần 80 tuổi này vẫn hừng hực với đam mê cháy bỏng với những ngôi chợ của mình, một câu chuyện nửa đùa, nửa thật mà ông tâm sự trong cuộc trò chuyện cùng chúng tôi: “Giờ này, sức khoẻ cũng còn được, giấy phép lái xe thì cũng còn 10 năm nữa lận, nếu mà thuận tiện thời gian tới tôi có ý tưởng sẽ đi lại một vòng đất nước của mình đi chơi tham quan. Trong cái chuyến đó, chắc chắn sẽ sưu tập thêm những cái chợ mà mình chưa chụp, bởi vì thật ra thì mình chỉ đạt được một phần 3, phần tư thôi à, chưa phải là hết. Nếu mà mình chụp thêm càng nhiều thì càng thú vị hơn.”

Góc nhà nơi ông Hồ Đại Phước lưu giữ tất cả hình ảnh được ông chụp lại

Góc nhà nơi ông Hồ Đại Phước lưu giữ tất cả hình ảnh được ông chụp lại

Qua lăng kính của nhiếp ảnh gia - kỷ lục gia Hồ Đại Phước, những ngôi chợ hiện lên như một con thuyền chở theo những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng miền của đất nước, của non sông. Dù đất nước vẫn đang thay da đổi thịt từng ngày, những siêu thị mọc lên nhiều như nấm sau mưa, thì những ngôi chợ vẫn đóng vai trò chẳng thể thay thế trong đời sống của người dân.

Và nếu một ngày, những siêu thị mới mẻ, khang trang, sạch sẽ thay thế được vị thế của chợ truyền thống, thì những di sản, những nét vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam vẫn sẽ được truyền tải đến với du khách thập phương qua dáng hình của những ngôi chợ.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Dẹp loạn quảng cáo, rao vặt nơi công cộng cần sự chung sức của cư dân

Nhiều năm qua thực trạng quảng cáo rao vặt ngoài trời trái phép diễn ra rất phức tạp, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội…Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về mất an ninh trật tự khi các quảng cáo chứa những nội dung "bẩn" như cho vay nặng lãi, quảng cáo các trang cá cược...

Dù ngành chức năng thời gian qua đã rất nỗ lực ra quân "dẹp loạn" nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vần đề này ngành chức năng cần phối hợp với cư dân đô thị để phản ánh và xử lý kịp thời.

Ảnh minh họa. Nguồn: Pháp luật TP.HCM

Ảnh minh họa. Nguồn: Pháp luật TP.HCM

TP.HCM là một đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nhiều năm qua, thành phố đóng vai trò quan trọng khi là đầu tàu kinh tế của cả nước. Với nền kinh tế phát triển, mật độ dân cư đông đúc và mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đứng đầu cả nước, TP.HCM trở thành “địa chỉ vàng” của các doanh nghiệp trong chiến dịch quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.

Trong bối cảnh trên thị trường có vô số sản phẩm, dịch vụ đa dạng khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để thu hút người tiêu dùng. Lúc này, quảng cáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.

Hiện nay có không ít loại hình quảng cáo và chiếm ưu thế nhất là quảng cáo rao vặt ngoài trời. Đối với loại hình quảng cáo này, doanh nghiệp chỉ cần chi trả khoảng vài triệu thậm chí vài trăm ngàn để in ấn và trả công cho việc phát, dán tờ rời chứa thông tin muốn quảng cáo đến người tiêu dùng tại các khu vực công cộng. Với mức chi phí rẻ và đem lại hiệu quả cao, loại hình quảng cáo rao vặt ngoài trời ngày một được sử dụng thiếu kiểm soát và diễn biến phức tạp.

Sẽ không khó để bắt gặp người phát tờ rơi tại các giao lộ lớn hoặc những tờ rơi quảng cáo “được” dán chi chít chồng lên nhau ở khắp các nơi công cộng, miễn là khu vực nào có đông người qua lại. Điều này gây mất an toàn giao thông, phiền toái cho người dân và ảnh hưởng đến mỹ quan của thành phố. Đáng lo ngại hơn khi hiện nay quảng cáo rao vặt trở thành “phương tiện” để các đối tượng xấu thực hiện quảng bá cho các việc làm phi pháp như trang web cá cược, cho vay nặng lãi…

Dù thời gian qua ngành chức năng đã quyết liệt trong công tác đấu tranh dẹp loạn thực trạng quảng cáo “bẩn”, quảng cáo sai quy định nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù hành lang pháp lý đối với quảng cáo rao vặt đã có nhưng còn nhiều bất cập và chưa đủ sức răn đe. Bởi những người được thuê làm các công việc phát và dán tờ quảng cáo thường có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp khi thực hiện không mang theo giấy tờ tùy thân và không có điều kiện để thi hành khi bị xử phạt.

Ngoài ra, công tác xử lý quảng cáo rao vặt còn gặp khó khăn nếu không bắt được tận tay và càng khó hơn khi phần lớn các đối tượng thực hiện hành vi dán quảng cáo vào thời điểm ban đêm. Bên cạnh đó, việc lần theo số điện thoại trên tờ quảng cáo để thực hiện xử phạt không khả thi khi không chứng minh được chủ thuê bao là người thuê phát, dán quảng cáo.

Để xử lý thực trạng quảng cáo rao vặt cần xem xét tăng cao mức xử phạt. Bên cạnh đó, ngành chức năng cần tăng cường tuần tra giám sát, xử phạt qua camera đối với vấn đề này. Tuy nhiên chỉ ngành chức năng vào cuộc thôi là chưa đủ, quan trọng và hiệu quả hơn hết khi có người dân cùng làm. Thế nên cần tuyên truyền đến bộ phận người dân về ảnh hưởng của quảng cáo rao vặt, công khai rộng rãi số điện thoại đường dây nóng để người dân tố giác khi phát hiện vấn đề.

Quảng cáo rao vặt chỉ tồn tại khi người dân chấp nhận sống cùng. Vì thế mỗi người dân cần tẩy chay, không nên tham gia và tiếp nhận quảng cáo rao vặt. Mỗi người dân khi kiên quyết nói không với quảng cáo rao vặt sẽ tạo nên một làn sóng mạnh mẽ góp phần lớn giải quyết vấn nạn này trong tương lai không xa. 

TIN YÊU

# Trước tình trạng xe khách giường nằm dừng, đỗ và đón trả khách không đúng quy định, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM đã tăng cường các biện pháp kiểm tra và xử lý nghiêm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Nhiều xe khách liên tục dừng đỗ tại các quán cà phê, cây xăng trên trục đường Kinh Dương Vương để đón khách

Nhiều xe khách liên tục dừng đỗ tại các quán cà phê, cây xăng trên trục đường Kinh Dương Vương để đón khách

# Nhằm tăng cường quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP quý III/2024 trên địa bàn.

# Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, dự án mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý lên 30m sẽ thông xe vào tháng 10 tới đây, giúp giải tỏa ùn tắc khu vực phía Tây TP.HCM và kết nối trực tiếp với sân bay Tân Sơn Nhất.

# Ngày 22/6, Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Phan Thiết - Dầu Giây. Kinh phí thực hiện dự án là gần 300 tỷ đồng và thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng.

Trọng Nhân - Huy Phong/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bài học gì từ các nhà ga đường sắt cao tốc “ma” ở Trung Quốc?

Bài học gì từ các nhà ga đường sắt cao tốc “ma” ở Trung Quốc?

Hiện có 26 nhà ga đường sắt cao tốc đã ngừng hoạt động nằm rải rác khắp Trung Quốc, bị bỏ hoang do vị trí xa xôi và lưu lượng hành khách thấp. Các nhà ga đường sắt “ma” này đặt ra câu hỏi về sự mở rộng nhanh chóng của mạng lưới đường sắt cao tốc tại Trung Quốc.

Đừng để “nhờn” luật vì không bị phạt

Đừng để “nhờn” luật vì không bị phạt

Việc lực lượng CSGT ghi hình, xử phạt các trường hợp mô tô, xe gắn máy đi vào đường cấm, vào cao tốc đã góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm. Song về lâu dài, cần nghiên cứu các giải pháp giám sát tự động, liên tục, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý tự động với các trường hợp vi phạm.

Lễ hội đua bò - Nét đẹp trong đời sống tinh thần phum sóc

Lễ hội đua bò - Nét đẹp trong đời sống tinh thần phum sóc

Trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của vùng Tây Nam Bộ, nơi dòng Cửu Long hiền hòa uốn lượn, nơi các dân tộc anh em cùng chung sống thuận hòa, sẻ chia nguồn phù sa màu mỡ, Hội đua bò ở Chùa Rô như một mảnh ghép thú vị, phản chiếu sinh động văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng nhiều, mô hình nào cho các công trình nhà ở, trường học ở các vùng có nguy cơ thiên tai, hạn chế những thiệt hại về người và chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai?

“Lội hành” qua phố

“Lội hành” qua phố

Hà Nội có nhiều con đường dễ thương, nhưng cũng có những con đường khó thương, hoặc có lúc khó thương, như là khi ùn tắc, lụt lội. Bộ hành, bạn sẽ làm gì nếu bất đắc dĩ trở thành “lội hành” qua phố?

Sẽ mất nhiều năm để phục hồi cây xanh sau bão

Sẽ mất nhiều năm để phục hồi cây xanh sau bão

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Bắc nói chung và cây xanh tại Hà Nội nói riêng, với số lượng khoảng 4 vạn cây bị gãy đổ. Người dân Thủ đô đều cảm thấy tiếc nuối khi nhiều mảng xanh không còn, và sẽ cần nhiều năm nữa để khôi phục lại số cây đã mất.

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực và ngay lập tức tạo ra những cú hích trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư tại nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM.