Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Rủ nhau đi leo núi, nhặt rác và trồng cây

Chu Đức: Thứ tư 08/11/2023, 14:28 (GMT+7)

Ở các đô thị hiện nay, không gian xanh đang ngày càng bị co hẹp, nhường chỗ cho những công trình bằng kính và bê tông. Ngoài thiếu chỗ vui chơi, giải trí, thực trạng ấy còn khiến không gian sống trở nên khắc nghiệt hơn, như: nhiệt độ tăng cao, chất lượng không khí suy giảm.

Nếu đang cần tìm một hoạt động dã ngoại vừa rèn luyện sức khỏe tốt cho cả gia đình, vừa góp phần bảo vệ và thay đổi môi trường, bạn có thể thử rủ cả nhà đi leo núi, nhặt rác và trồng cây.

Đây cũng là hoạt động mà các thành viên của hội “Rèn luyện và Môi trường” thường xuyên thực hiện vào cuối tuần tại núi Hàm Lợn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 

Các thành viên của nhóm Rèn luyện và môi trường tham gia nhặt và thu gom rác trên đường leo núi Hàm Lợn

Các thành viên của nhóm Rèn luyện và môi trường tham gia nhặt và thu gom rác trên đường leo núi Hàm Lợn

Chủ nhật vừa qua (5/11/2023), nhân trời nắng đẹp, chị Nguyễn Thị Loan, trú tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) rủ con gái 6 tuổi đi leo núi ở Sóc Sơn. Lịch trình đi bộ và leo núi cũng khá nhẹ nhàng, sáng đi, trưa lên đỉnh núi và chiều có mặt ở nhà.

Để chuẩn bị cho chuyến đi, chị Loan mang theo quần áo mỏng nhẹ, giầy có đế bám, gậy, có chống nắng, mũ, nước và đồ ăn nhẹ cho 2 mẹ con. Chị cũng chuẩn bị túi để nhặt và dọn rác trên núi.

Chị Nguyễn Thị Loan chia sẻ, chị và con cũng mang theo một vài cây ăn quả có sẵn ở nhà để lên trồng tại các nơi đất trống, vừa giáo dục con, vừa góp một tay vào việc bảo vệ môi trường xanh: “Hôm nay Chủ nhật, mình với con gái có mang một số cây ăn quả đi để trồng trên đồi. Mình thấy đây là hoạt động vừa rèn luyện sức khỏe, vừa gắn kết được hai mẹ con. Thay vì ngồi xem ti vi hay chơi điện tử thì hai mẹ con được cùng làm một việc với nhau. Mình thấy nó rất ý nghĩa, lại bảo vệ được môi trường. Mình hy vọng sẽ có thêm nhiều chuyến đi như thế này nữa”.

Các thành viên ngoài việc rèn luyện sức khỏe, cũng có ý tưởng cá nhân là rủ thêm con đi cùng và trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường

Các thành viên ngoài việc rèn luyện sức khỏe, cũng có ý tưởng cá nhân là rủ thêm con đi cùng và trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường

Trong khi đó, Nguyễn Thị Minh Thu, sinh viên Đại học Hà Nội tham gia hoạt động này lại có lý do khá đơn giản: Bạn là người yêu thích và muốn hòa mình vào thiên nhiên, nên tận dụng tối đa thời gian có thể để tạm trốn khỏi sự ngột ngạt của phố thị: 

“Mình rời xa khỏi máy tính, laptop đi. Vì em ngủ dậy là dính mặt vào laptop từ sáng đến tối luôn. Em muốn khác đi, muốn thay đổi không khí. Trên đường đi bộ lên núi, em thấy có một đoạn rừng cây bị cháy, nó cháy rụi hết. Thì em thấy việc trồng cây này nó rất ý nghĩa. Sau này, đời con cháu mình sẽ được hưởng lại”

Lần đầu tiên trải nghiệm một hoạt động leo núi, nhặt rác và trồng cây như thế này, bạn Phạm Thu Phương, trường Đại học Thương Mại thừa nhận còn bỡ ngỡ. Tuy nhiên, không mất nhiều thời giaN, một dân văn phòng chính hiệu (như Phương tự nhận) cũng đã nhanh chóng bắt nhịp và cảm thấy ngày càng yêu thích hoạt động này: 

“Hôm nay lần đầu tiên leo núi, em rất mệt, như một cái quả tạ với mọi người, họ phải hỗ trợ em rất nhiều. Cuối cùng em chưa lên được đỉnh núi, nhưng đến được chỗ mọi người trồng cây. Em thấy vấn đề môi trường mọi người rất quan tâm, nhưng lại chưa có nhiều hành động thiết thực. Em vừa được leo núi, rèn luyện sức khỏe, lại vừa góp cho xã hội 1 cây xanh, 1 việc làm có ích”

Núi Hàm Lợn, huyện Sóc Sơn là một địa điểm leo núi rất thu hút tại Hà Nội

Núi Hàm Lợn, huyện Sóc Sơn là một địa điểm leo núi rất thu hút tại Hà Nội

Hiện nay, nhóm “Rèn luyện và Môi trường” có 2.600 thành viên trên mạng xã hội. Trung bình mỗi tháng có 3-4 chuyến đi với khoảng 200 thành viên tham gia.

Anh Kiều Tùng Lâm, người sáng lập nhóm, cho biết, anh vốn là một người thường xuyên chạy bộ ở núi Hàm Lợn (huyện Sóc Sơn). Sau khi nhận thấy ngày càng nhiều rác xả ra tại khu vực, mà một mình anh nhặt không xuể, nên anh chia sẻ và lan tỏa hoạt động với mọi người: “Cách đây 3 năm, mỗi lần mình đi thì đều nhặt rác, nhưng một mình làm thì không hiệu quả. Mình rủ anh em đi nhặt cùng, sau đó, hoạt động nhặt rác lan tỏa và được chia sẻ. Nhóm hiện có 2.600 người, mỗi lần đi 50-70-100 người cũng có. Mình nhận ra, vô tình mình tạo ra được một cộng đồng, mọi người, người thân trong gia đình được kết nối với nhau, được rèn luyện sức khỏe, được kết nối với chính bản thân mình. Nó như một hoạt động chữa lành vậy. Một ngày ở Hà Nội bạn thấy nó trôi đi rất nhanh, ngủ muộn, ăn trưa muộn chút là hết ngày. Nhưng lên đây sẽ thấy một ngày rất dài, và nó rất ý nghĩa”

Được biết, sau khi nhặt rác, các thành viên của nhóm sẽ đưa xuống một khu cắm trại dưới chân núi, nơi có khu tập kết rác và có xe của công ty môi trường tới dọn dẹp hàng ngày.

Khi leo lên đỉnh núi có tầm nhìn rất độc đáo. Hiện Group Rèn luyện và môi trường đã có khoảng 2600 thành viên, tập hợp những người mê leo núi và yêu thiên nhiên.

Khi leo lên đỉnh núi có tầm nhìn rất độc đáo. Hiện Group Rèn luyện và môi trường đã có khoảng 2600 thành viên, tập hợp những người mê leo núi và yêu thiên nhiên.

Chia sẻ việc trồng cây, anh Lâm khẳng định, đó là xuất phát từ ý tưởng của chính các thành viên. Quan trọng hơn, cộng đồng “Rèn luyện và Môi trường” hoàn toàn miễn phí, trên tinh thần tự nguyện. Họ tìm thấy nhau bởi chung một tình yêu thiên nhiên, muốn cuộc sống xanh và đáng sống hơn. 

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...