Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Từ thực tế đó, Đồn Biên phòng Lai Hòa (BĐBP Sóc Trăng) phối hợp với Phòng GD&ĐT địa phương và chùa Prey Chóp tổ chức lớp học tiếng Khmer do chính các chiến sĩ mang quân hàm xanh đứng lớp. Lớp học đã tạo không khí vui tươi, giúp học sinh có điểm sinh hoạt hè và góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ và những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer.
Những ngày cuối tháng 7, khi Lai Hòa vừa tan cơn bão nhỏ, trời trong mây trắng với ánh nắng rọi xuống mấy lớp nhà đơn sơ, từ đây, từng học sinh hồ hỡi cắp sách đến lớp để học chữ. Lớp học là nơi sinh hoạt, nô đùa và cũng là nơi vun đắp tình đoàn kết, tình yêu văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer. Như là một thói quen, trước khi vào giờ học, các em cùng nhau quét dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. Tiếng kẻng vang lên, khoảng 40 học sinh bắt đầu vào lớp học.
Đây là lớp học đặc biệt, được mở ra trên tinh thần “nâng cao trình độ nói tiếng dân tộc và tổ chức hoạt động dịp hè” cho học sinh là con em đồng bào dân tộc ở xã Lai Hòa. Người đứng giảng dạy là chiến sĩ của Đồn biên phòng Lai Hòa.
Thiếu tá Sóc Đúng - Phó đồn biên phòng Lai Hòa, BĐBP Sóc Trăng cho biết: “Việc đơn vị mở lớp dạy chữ tiếng Khmer cho các em học sinh trong dịp hè trên địa bàn quản lý xuất phát từ thực tiễn công tác vận động quần chúng của BĐBP nói chung và Đồn Biên phòng Lai Hòa nói riêng.
Thứ hai là thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa trong việc cùng chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như là các ban, ngành, đoàn thể trong việc giúp đỡ các em tham gia học tập, nâng cao trình độ nói tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của mình. Đơn vị xác định, đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong tham gia cùng chính quyền địa phương để tổ chức hoạt động cho các em trong dịp hè”.
Tỉnh Sóc Trăng có bờ biển dài 72km, với 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Khu vực biên giới biển Sóc Trăng thuộc huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu gồm có 11 xã, phường, thị trấn, có 83 khóm, ấp với dân số trên 200.000 người (chiếm hơn 15% dân số toàn tỉnh), bao gồm 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa sinh sống.
Trong đó, Lai Hòa là xã vùng biển có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh của thị xã Vĩnh Châu. Người dân ở đây vừa làm kinh tế vừa là phênh dậu giữ vững chủ quyền biển đảo cho tỉnh nhà. Cũng chính vì cuộc sống còn khó khăn, phần lớn dựa vào nghề đi biển nên vào mùa hè, những đứa trẻ đều phải ở nhà chơi một mình.
Với vai trò là lực lượng giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao dân trí, Đồn Biên phòng Lai Hòa quyết định mở lớp học tiếng Khmer từ mùa hè năm 2022. Lớp học tạo điều kiện để học sinh biên giới có hoạt động được trải nghiệm vui chơi, được học tiếng dân tộc.
Các thầy giáo mang quân hàm xanh ở đây giảng dạy theo giáo án của chương trình học tiếng Khmer lớp 1 và lớp 2 do Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu quy định. Đề cương giảng dạy lớp học chữ Khmer có 68 nội dung bài giảng được chia làm 4 tuần học, mỗi ngày học từ 5 - 6 nội dung, thu hút các em nhiều độ tuổi, nhiều cấp lớp học khác nhau.
Thiếu tá Huỳnh Nét, Đội trưởng tàu thuyền, đồn Biên phòng Lai Hòa, BĐBP Sóc Trăng giáo viên trực tiếp dạy tiếng Khmer cho các em cho biết: “Khi đơn vị mở lớp dạy tiếng Khmer cho các cháu trong địa phương thì bản thân cũng đứng lớp, trên cương vị là một giáo viên dạy cho các bé, từ nguyên âm, phụ âm, nguyên âm độc lập… chúng tôi phải nghiên cứu tìm hiểu để làm sao chia sẻ, dạy các cháu dễ hiểu, dễ nắm”.
Trong mỗi tiết học, tinh thần học tập các em rất hăng say, tích cực, bởi các em học sinh đều có nhà ở gần đơn vị nên điều kiện đến lớp rất thuận tiện. Các em đi học với niềm phấn khởi, làm cho các buổi học thêm vui tươi, rộn ràng. Em Thạch Lâm Gia Linh, học sinh tham gia lớp dạy chữ tiếng Khmer của Đồn Biên phòng Lai Hòa chia sẻ:
“Đây là năm thứ 3 con học ở đây, thầy dạy dễ hiểu, được chơi nhiều trò chơi. Ngoài ra con còn được học về lịch sử của Đồn Biên phòng, những kỹ năng sống”.
Ngoài việc học chữ, các em còn được học kỹ năng sống. Lớp học đã góp phần gắn kết thêm tình nghĩa quân dân nơi vùng xa, khu vực biên giới. Thông qua lớp học tổ chức được 3 năm nay đã giúp cho các em học sinh trên địa bàn từng bước nói, nghe, hiểu và viết được tốt tiếng dân tộc. Việc Đồn Biên phòng Lai Hòa hỗ trợ cơ sở vật chất, nhân lực để mở lớp dạy chữ Khmer tại đơn vị đã nhận được sự đồng tình của bà con và các vị sư sãi trên địa bàn.
Ông Thạch Chanh Sà Vy, phụ huynh có con em tham gia lớp dạy chữ Khmer tại Đồn Biên phòng Lai Hòa bộc bạch: “Khu vực này xa lớp học của chùa, đáng lẽ ra các con học ở chùa, nhưng xa quá, đồn biên phòng tổ chức lớp học này rất ý nghĩa, tạo điều kiện cho các em học. Ngoài dạy chữ thì đồn còn dạy các em nhiều kỹ năng sống”.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc càng có ý nghĩa quan trọng. Có thể thấy, việc dạy và học chữ Khmer ở Đồn biên phòng Lai Hòa đã trở thành phong trào học tập sâu rộng. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo đảm an ninh chính trị và bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.
Những tiếng đọc chữ dân tộc Khmer của các em học sinh theo thầy giáo trong lớp càng thể hiện sự quan tâm, chăm lo của đơn vị đứng chân trên địa bàn biên giới biển đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết tình đoàn kết quân dân nơi khu vực biên giới, biển, đảo.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.