Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sáng nay đi trên phố, chợt mũi ngào ngạt thơm mùi xôi nếp. Quay bước nhìn mãi mới thấy chõ xôi nép bên trong một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Điếu. Bà cụ lưng còng như lưỡi hái đang dùng đôi đũa cái nhẹ nhàng xới từng lát xôi tơi bung như chỉ chực nhảy ào ra khỏi miệng chiếc chõ đang toả khói trắng nghi ngút.
Từng hạt xôi căng mọng, trắng muốt ẩn hiện sau làn khói quẩn quanh trùm lên chõ xôi, vây quanh lấy bóng người nhỏ bé của bà cụ, che mờ cả con ngõ hẹp chỉ để vừa đúng cái bếp và chõ xôi kia…
Bên ngoài là hai cái ghế nhựa như đang ngóng chờ những vị khách đầu tiên mở hàng buổi sớm mai. Không biển hiệu, không một dòng chữ quảng cáo bán hàng, nhưng chỉ cần vậy là người ta cũng biết bà cụ bắt đầu mở hàng.
Những người thích một món quà sáng nhẹ nhàng, không cầu kỳ sau buổi tập thể dục buổi sáng, hay vội vã ra khỏi nhà đến công sở sẽ ghé mua một gói xôi mang theo chờ lúc rảnh rỗi dở ra ăn. Xôi trắng, muối vừng. Chỉ có vậy…
Còn những người không vội vàng gì, thì ngồi ngay tại chỗ, trên chiếc ghế nhựa thấp sát mặt đất đã bày sẵn. Quán chẳng đông người, mà có lẽ, bà cụ cũng chẳng cầu việc ấy. Cứ túc tắc, chậm rãi như thế. Vậy mà non buổi sáng, chõ xôi cũng đã vơi quá nửa.
Cách chỉ vài bước chân, là hàng bún riêu của một chị trung tuổi. Mấy người khách ngồi bệt trên những chiếc ghế nhựa bé tí teo, tay bưng tô bún húp xì xụp. Cũng chẳng có bàn mà để bát, nóng quá thì đặt xuống đất. Hai cái nồi bún riêu sôi sùng sục thơm lừng được đặt bên trong con ngõ nhỏ; chiếc bàn dùng để để nguyên liệu được đặt tạm bên cạnh ô cửa kính của một cửa hàng thời trang, lúc này chưa đến giờ mở cửa.
Chị bún riêu chỉ bán hàng trong khoảng vài giờ đồng hồ buổi sớm. Quán cũng là đặt nhờ, tạm bợ bên cạnh các cửa hàng khác. Đến giờ họ mở cửa là chị cũng bán hết hàng, thu dọn bàn ghế, trả lại mặt bằng cho người ta kinh doanh.
Cuối phố, một chị hàng thịt đã bày hàng ra bán từ lúc nào. “Cửa hàng” của chị là mấy tấm bìa carton, lót trên cái mẹt, kê cao lên 3 chiếc ghế nhựa.
Bên trong là những miếng thịt lợn tươi rói. Chắc chị phải đi lấy về từ 3-4 giờ sáng mới kịp mang về đây bày bán. Thêm 1 cái thớt gỗ, 1 chiếc cân nhỏ, con dao thái thịt. Vỏn vẹn chỉ chiếm chưa đầy một mét vuông vỉa hè. Vậy là đủ. Khách hàng là bà con hàng phố, toàn khách quen.
Bên cạnh là một hàng bán đồ khô, mắm muối, gia vị. Tất cả được treo lên bức tường chỉ rộng chừng 30cm, ngăn giữa 2 con ngõ cũng chỉ rộng chừng ấy. Sâu hun hút…
Hà Nội là thế, ồn ào nhưng không xô bồ quá mức. Chật chội nhưng cũng vẫn đủ chỗ cho những mô hình kinh doanh siêu nhỏ. Thậm chí chỉ một ấm nước nóng trên chiếc bếp than, một bình trà ủ, vài ba cái chén tống, nhét vừa không gian đầu ngõ cũng đủ giúp người bán hàng kiếm được vài chục ngàn mỗi ngày.
Nên có người bảo, ở Hà Nội, thích nhất là ngồi “chè chén” vỉa hè. Tức là ngồi vỉa hè uống trà. Nhất là những ngày đông giá rét, ngồi co ro vỉa hè, chủ khách mỗi người ôm 1 chén trà hít hà cái gió lạnh buốt xương. Ấy cũng là một nét văn hoá đặc trưng trong đời sống của người Hà Nội.
Ngẫm cái câu: Tấc đất, tấc vàng sao thấy quá đúng với người Hà Nội ở phố cổ.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.