Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Phòng tránh kháng thuốc: Hiểu để làm đúng

Xuân Tú: Thứ sáu 24/11/2023, 06:14 (GMT+7)

Toàn thế giới đang hưởng ứng Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc, và việc này càng cần được quan tâm hơn vì Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh. Trong khi hậu quả của kháng thuốc là không nhỏ.

Vậy làm cách nào để không phải đợi tới dịp này hàng năm, người dân mới được nhớ tới trách nhiệm với bản thân mỗi khi tự mua và dùng thuốc?

Đây cũng là trăn trở của TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam khi trao đổi với PV VOV Giao thông.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Trước hết xin ông cho biết những hậu quả nghiêm trọng của việc kháng thuốc mà bệnh nhân phải đối mặt, nếu vẫn duy trì thói quen sử dụng thuốc chưa đúng cách hiện nay của một bộ phận người dân?

TS. BS Trương Hồng Sơn: Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì hiện nay mỗi năm có hàng triệu người tử vong do kháng thuốc, cụ thể là khoảng 1,4 triệu trẻ em và phải chi hàng tỷ đô la cho vấn đề này.

Nếu tính số người tử vong trên toàn cầu thì khoảng 700.000 người tử vong, trong đấy khoảng một phần ba, tức khoảng 230.000 người chết vì lao đa kháng thuốc. Đặc biệt con số này có thể tăng lên gấp 10 lần vào năm 2050 nếu không có hành động cụ thể.

Hiện nay Việt Nam đang nằm trong quốc gia có thu nhập thấp và chi tiêu về y tế là một trong những chi tiêu lớn, và trong đấy khoảng một phần ba là chi cho mua thuốc kháng sinh. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau. Kháng sinh là một trong những thuốc sử dụng khá thường xuyên, khoảng 50% trong tổng số các kê đơn ở bệnh viện liên quan đến kháng sinh.

Kháng kháng sinh làm giảm tính thấm của thuốc, thay đổi các đích tác động của thuốc hoặc là nó có thể ảnh hưởng đến vấn đề về thay đổi trao đổi chất.”

PV: Được biết Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm kéo giảm tình trạng kháng thuốc. Theo ông để chiến lược này thực sự hiệu quả, cần có những hành động cụ thể nào?

TS. BS Trương Hồng Sơn: Để làm được vấn đề này thì có rất nhiều hoạt động cần làm.

Thứ nhất, đối với quan điểm của người dân thì hiện nay vẫn đang lạm dụng kháng sinh khá nhiều so với các quốc gia, chẳng hạn người dân sẽ nghĩ rằng kháng sinh cũng như một thuốc thông thường, ra hiệu thuốc có thể mua rất đơn giản.

Thứ hai, vấn đề phổ biến tuyên truyền, giáo dục về sử dụng thuốc an toàn cần phải đẩy mạnh lên.

Thứ ba, việc giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc. Bởi vì hiện nay trên thị trường những thuốc kém và thuốc giả khá nhiều. Chúng ta cũng thấy nghiên cứu về kháng thuốc hiện nay chúng ta vẫn chưa có nhiều. Vì vậy cũng phải đẩy mạnh các nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc.

Điểm cuối cùng là biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng.”

PV: Vấn đề kháng thuốc không riêng của Việt Nam mà của cả thế giới, bởi một đất nước chịu ảnh hưởng tiêu cực có thể kéo cả hệ thống y tế thế giới chịu tác động theo. Ông có thể chia sẻ về kinh nghiệm thế giới đã áp dụng thành công trong công tác ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc?

TS. BS Trương Hồng Sơn: Không riêng Việt Nam mà rất nhiều quốc gia cũng phải đối diện với vấn đề này. Hiện chưa đến 50% các quốc gia đã triển khai chính sách cơ bản về sử dụng thuốc.

Thứ nhất, ở các nước người ta tập trung vào xây dựng hệ thống giám sát để báo cáo trường hợp kháng thuốc. Cái này rất quan trọng, bởi khi chúng ta nhìn được tình hình thì có thể có giải pháp.

Thứ hai, quản lý việc bán thuốc kháng sinh. Hiện nay chính sách chúng ta đã có đủ nhưng thực thi chưa đầy đủ. Ở các nước thì không có chuyện tự ra đấy mà mua kháng sinh được. Bởi vì nếu không bán theo đơn thì nhà thuốc ngay lập tức bị xử lý và xử lý lần hai, ba là người ta sẽ bị thu giấy phép.

Cái ý thứ ba mà các nước hiện nay áp dụng là người ta có luật để kiểm soát tất cả những khía cạnh sản xuất, cấp phép và phân phối thuốc kháng sinh sử dụng cho động vật, nếu người ta lách luật thì người ta nhập về cho động vật nhưng cuối cùng sử dụng cho người. Hoặc là vấn đề tồn dư trên động vật cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.

Và thứ tư ở các nước người ta sẽ áp dụng hệ thống toàn diện để đảm bảo tuân thủ các quy định quản lý dư lượng thuốc kháng sinh vào môi trường, tức là bất cứ kháng sinh sử dụng ở đâu, nhưng nếu sử dụng ở trong môi trường, ví dụ chăn nuôi, thức ăn động vật hoặc trong môi trường thông thường này thì tất cả những cái đấy đều gây ảnh hưởng đến vấn đề kháng kháng sinh.”

PV: Xin cảm ơn ông.

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Điểm chung của những vụ tai nạn liên hoàn?

Điểm chung của những vụ tai nạn liên hoàn?

Những cú va chạm kinh hoàng, những chiếc xe biến dạng, những mảnh vỡ la liệt… Cảnh tượng hỗn loạn của các vụ tai nạn liên hoàn khiến người ta không khỏi rùng mình.

Vì sao cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi xuống cấp nghiêm trọng sau 3 năm vận hành?

Vì sao cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi xuống cấp nghiêm trọng sau 3 năm vận hành?

Hiện nay tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đang được Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư nâng cấp, sửa chữa mặt đường với tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng.

Gần 200 tình nguyện viên tham gia Ngày hội dọn rác thế giới 2024

Gần 200 tình nguyện viên tham gia Ngày hội dọn rác thế giới 2024

Tại Hà Nội, gần 200 tình nguyện viên với nhiều lứa tuổi nhiều lứa tuổi, đang học tập, làm việc và sinh sống tại thành phố Hà Nội đã thực hiện nhặt rác trên tuyến đường Phạm Hùng.

Đi xe buýt bằng vé ảo offline, hành khách đón nhận ra sao?

Đi xe buýt bằng vé ảo offline, hành khách đón nhận ra sao?

Từ 20/9, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội triển khai vé xe buýt ảo không cần internet. Đây được coi là bước tiến mới trong nỗ lực hiện đại hóa, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho cả hành khách lẫn cơ quan quản lý.

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.

Nâng cấp và hạ cấp

Nâng cấp và hạ cấp

Những tuyến đường có tên gọi không rõ ràng về tính chất con đường khiến cho công tác quản lý “lập lờ”, người vi phạm bị xử phạt không khâm phục.

Gặp gỡ 'nữ hoàng' linh trưởng

Gặp gỡ "nữ hoàng" linh trưởng

Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp tại Việt Nam. Tại Sơn Trà, Đà Nẵng hiện nay có khoảng hơn 1300 cá thể loài chà vá chân nâu đang tồn tại ngoài tự nhiên.