Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Phòng, chống khai thác cát trái phép: Cần có sự điều chỉnh cung - cầu để giảm áp lực

Hồng Lĩnh: Thứ tư 26/07/2023, 17:53 (GMT+7)

3 năm triển khai đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa Thành phố với các tỉnh giai đoạn 2019-2022” nhưng tình hình khai thác, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn TP.HCM vẫn còn diễn biến phức tạp.

Sáng 25/7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu chủ trì Hội nghị tổng kết Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp ranh giữa Thành phố với các tỉnh, giai đoạn 2019 - 2022 và triển khai Đề án mới giai đoạn 2023 - 2026 tại Huyện Cần Giờ.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra dai dẳng và chưa xử lý được dứt điểm

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra dai dẳng và chưa xử lý được dứt điểm

Còn dai dẳng và chưa giải quyết dứt điểm

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu nhấn mạnh, từ thực tế trữ lượng cát xây dựng, cát san lấp không đủ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn TP kết hợp với chủ trương hạn chế khai thác cát khoáng sản, tăng cường việc kiểm soát đối với việc khai thác cát trái phép cát san lấp, cát xây dựng của Trung ương và các tỉnh phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, tạo nên sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu sử dụng và nguồn cung ứng.

“Song song đó, một số quy định pháp luật còn nhiều “kẽ hở” quy định xử phạt đối với các hành vi khai thác cát trái phép còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra với các cơ quan chính quyền địa phương, có nơi chưa chặt chẽ, phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra khi bắt các loại đối tượng khai thác cát trái phép còn thiếu, không đáp ứng được trong điều kiện địa hình, thời tiết diễn ra rất phức tạp, sóng to, gió lớn. Do đó, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn TP tiếp tục diễn ra dai dẳng và chưa xử lý được dứt điểm” - Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản vùng giáp ranh của Thành phố với các tỉnh, năm 2019, UBND TP.HCM đã ký ban hành Đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa TP với các tỉnh giai đoạn 2019-2022”.

Tuy nhiên, do 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên công tác kiểm tra, giám sát tình trạng khai thác cát trái phép bị hạn chế.

Do 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên công tác kiểm tra, giám sát tình trạng khai thác cát trái phép bị hạn chế.

Do 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên công tác kiểm tra, giám sát tình trạng khai thác cát trái phép bị hạn chế.

Tại vùng biển Cần Giờ - nơi có trữ lượng cát nhiễm mặn lớn, các đối tượng thường tổ chức khai thác ở cách bờ từ 6-10 hải lý, khai thác các điểm giáp ranh TP.HCM-Tiền Giang, bố trí lực lượng thường xuyên giám sát 24/24 đối với lực lượng chức năng, cán bộ biên phòng.

“Có thời điểm hàng ngày trên khu vực biển Cần Giờ có khoảng 08 đến 12 sà lan trọng tải từ 500 đến 1.000 tấn hoạt động vận chuyển, khai thác cát trái phép; thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, thường khai thác từ 21h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau, địa điểm khai thác thường chọn những vùng biển xa bờ từ 06 đến 10 hải lý và là địa bàn giáp ranh giữa TP.HCM với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang, Bến Tre…”, Thượng tá Phạm Văn Thắng, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng TP.HCM cho biết.

Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác, các đối tượng luôn có lực lượng quan sát, cảnh giới, khi phát hiện lực lượng chức năng triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát liền thông báo cho các đối tượng khai thác rút vòi bơm, xả cát xuống biển, chạy trốn qua địa bàn các tỉnh giáp ranh;...

Thượng tá Phạm Văn Thắng, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng TP.HCM cho biết: Thủ đoạn của các đối tượng khai thác cát trái phép rất tinh vi, thường khai thác từ 21h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau, xa bờ từ 06 đến 10 hải lý

Thượng tá Phạm Văn Thắng, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng TP.HCM cho biết: Thủ đoạn của các đối tượng khai thác cát trái phép rất tinh vi, thường khai thác từ 21h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau, xa bờ từ 06 đến 10 hải lý

Công trình xây dựng ở TP.HCM lấy cát ở đâu?

TP.HCM là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước, nhu cầu sử dụng cát phục vụ các dự án, công trình xây dựng là rất lớn và chưa có vật liệu thay thế nhưng 10 năm trở lại đây Thành phố không cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản.

Nguồn  cung cấp cát xây dựng cho Thành phố được khai thác từ một số mỏ cát tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ hoặc khai thác trái phép trên tuyến sông và khu vực biển Cần Giờ giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, Long An và Tiền Giang...

Hậu quả của khai thác cát trái phép làm thất thoát tài nguyên, gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động đến các công trình ven bờ, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân sống ở khu vực, làm mất an ninh trật tự và gây bức xúc trong dư luận.

Các đối tượng thường không xuất trình được hóa đơn ngay tại thời điểm bị phát hiện, kiểm tra

Các đối tượng thường không xuất trình được hóa đơn ngay tại thời điểm bị phát hiện, kiểm tra

Ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an TP.HCM phân tích, do đặc thù nguồn cát khai thác phải có hóa đơn chứng từ, hồ sơ nguồn gốc khai thác nên để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng câu kết mua bán hóa đơn nhằm hợp thức hóa nguồn gốc cát bất hợp pháp.

“Các đối tượng thuê mướn trụ sở thành lập nhiều pháp nhân thương mại khác nhau nhưng thực tế không có trụ sở hoạt động cố định, thường xuyên thay đổi địa điểm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Sử dụng phương thức giao dịch, mua bán gián tiếp qua mạng xã hội và sử dụng số điện thoại không đăng ký hoặc ẩn danh nên rất khó để xác định được địa điểm hoạt động. Việc thanh toán tiền và rút tiền tại ngân hàng diễn ra rất nhanh chóng để tránh việc bị cơ quan chức năng phát hiện và phong tỏa tài khoản”, ông Đạt nói.

z4548970664235_d8d85b4c5d30fc90005ed3c0387c54b3


Bên cạnh đó, có sự câu kết chặt chẽ giữa các nhóm đối tượng khai thác, vận chuyển và mua bán cát trái phép. Các đối tượng chủ mưu cầm đầu thường không trực tiếp tham gia khai thác cát trái phép mà chỉ đạo, điều hành thông qua hệ thống chân rết để thực hiện. Cát sau khi khai thác trái phép được các phương tiện thủy vận chuyển đi tiêu thụ tại các dự án, bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng.

Trong quá trình vận chuyển các đối tượng thường không xuất trình được hóa đơn ngay tại thời điểm bị phát hiện kiểm tra hoặc nếu có thì sử dụng hóa đơn điện tử để xoay vòng và đối phó với lực lượng chức năng.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu gợi mở, để công tác phòng chống khai thác cát trái phép hiệu quả, cần kết hợp giữa công tác đấu tranh khai thác cát trái phép và việc phải đáp ứng nhu cầu.

“Vậy các công trình xây dựng ở TP.HCM lấy cát ở đâu? Chưa ai trả lời cho câu hỏi này! Bởi vậy phải đi song song hai hướng. Sắp tới chúng ta làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường Vành đai 3, Vành đai 4... và hàng loạt các công trình” - Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu đặt ra câu hỏi.

Ông Ngô Minh Châu chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và đề xuất TP xem trên địa bàn TP.HCM có thể khai thác cát ở vị trí nào mà không ảnh hưởng đến môi trường; Sở Xây dựng nghiên cứu bao nhiêu công trình xây dựng ở TP.HCM thì phối hợp với các tỉnh lấy cát ở đâu, loại cát nào thì phải có hướng cụ thể để điều chỉnh cung - cầu và giảm áp lực.

“Hoạt động phòng chống cát trái phép trên biển Cần Giờ và giữa TP.HCM với các tỉnh không thành công nếu như chúng ta chỉ hoạt động riêng lẻ trong nội bộ địa phương mà cần có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa TP và các tỉnh giáp ranh”, ông Châu nhấn mạnh.

Theo số liệu từ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Từ 2019 đến 9 tháng đầu năm 2022: Bắt và xử lý 365 trường hợp khai thác, kinh doanh vận chuyển cát không có nguồn gốc hợp pháp; tịch thu 208 phương tiện, và gần 65.000 m3 cát; Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 6 tỷ đồng.

 

 

Ý kiến của bạn
Cấm tua công tơ mét: Quản cách nào?

Cấm tua công tơ mét: Quản cách nào?

Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Công an đã đề xuất việc cấm tua công tơ mét để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của phương tiện. Với thực tế hiện nay, điều này có thể thực hiện được không?

Cao tốc Bắc Nam, vẫn đau đáu chuyện vật liệu và mặt bằng

Cao tốc Bắc Nam, vẫn đau đáu chuyện vật liệu và mặt bằng

12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 đã khởi công được gần 9 tháng, tức là thời gian thi công đã gần hết 1/3 chặng đường, tuy nhiên nhiều mỏ vật liệu dù đã được giao cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù, nhưng để khai thác được lại đang vướng đền bù, gây khó khăn cho nhà thầu.

Thu phí cao tốc đầu tư bằng vốn nhà nước: Đâu là giới hạn phù hợp?

Thu phí cao tốc đầu tư bằng vốn nhà nước: Đâu là giới hạn phù hợp?

Dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 vừa qua đã có thêm 2 tuyến đường bộ cao tốc là Quốc lộ 45- Diễn Châu và Diễn Châu - Nghệ An chính thức được thông xe, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc được khai thác của cả nước lên hơn 1800km.

Đề xuất lịch nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán 2024

Đề xuất lịch nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

Hãy là đại sứ lan tỏa, truyền tải thông điệp chuyển đổi, phát triển xanh, sạch và bền vững

Hãy là đại sứ lan tỏa, truyền tải thông điệp chuyển đổi, phát triển xanh, sạch và bền vững

Truyền tải hiệu quả thông điệp chuyển đổi, phát triển xanh, sạch và bền vững sẽ góp phần quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, giảm các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng

Phó thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, giảm các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Đi đầu về xe điện, nhưng người dùng Mỹ vẫn không hài lòng về trạm sạc

Đi đầu về xe điện, nhưng người dùng Mỹ vẫn không hài lòng về trạm sạc

Khi ô tô điện đang dần chiếm ưu thế, càng có nhiều người cân nhắc tới việc chuyển sang dùng phương tiện này. Tuy nhiên, hạ tầng trạm sạc cũng phải theo kịp số lượng người dùng. Nhưng tại Mỹ, một trong những quốc gia dẫn đần về ô tô điện, hạ tầng trạm sạc đang là nỗi thất vọng với không ít lái xe.