Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đi qua phố Hàng Thiếc, tôi chưa bao giờ có cảm giác đang ở trên một con phố giữa trung tâm phố cổ Hà Nội. Rất ồn ào, ầm ĩ, nhưng lại không giống như không khí tấp nập đô thị. Những người dân sinh sống ở đây luôn có dáng vẻ lam lũ, toát lên hình ảnh của những người lao động chăm chỉ ngày đêm.
Con phố khá vắng vẻ, ít ô tô qua lại, thỉnh thoảng là những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh vừa được chất lên từ một cửa hàng nào đó trên phố, chao đảo chạy qua. Người đi bộ thì phải đi xuống lòng đường, bởi hai bên vỉa hè, các hộ gia đình đều sử dụng làm nơi bày hàng, và nhiều hơn là nơi người ta mang đồ ra gò hàn…
Nhưng cũng không lấy làm khó chịu lắm, vì như đã nói, sự tấp nập, ồn ào đều nằm trên vỉa hè hai bên phố, còn dưới lòng đường thì lại khá thoải mái cho khách bộ hành.
Được biết, dân đến lập nghiệp ở đây xưa chủ yếu là từ Đan Hội – Hà Đông, Thường Tín, Bắc Ninh, Phú Thứ, Khương Thượng, Canh, Diễn… Thậm chí có tài liệu cho biết còn có một ông tổ nghề thiếc ở mãi tận miền Trung có nghề thiếc mang ra kinh thành rồi lập nên phố nghề này…
Gọi con phố này là phố ầm ĩ nhất ở phố cổ, có lẽ cũng không sai. Đi qua đây, người ta luôn nghe thấy tiếng máy cắt, tiếng gò hàn, tiếng kim loại va vào nhau chan chát, những tiếng động “ùng oàng” đặc trưng của phố nghề. Con phố chuyên nghề gò hàn.
Dân Hàng Thiếc nổi tiếng khéo tay với nghề thủ công đặc trưng. Phố Hàng Thiếc với đủ các loại đồ gò hàn khéo léo, được làm theo yêu cầu. Thế nên, với những người ưa đồ thủ công, và muốn sở hữu những món đồ dùng theo tiêu chuẩn, thói quen riêng đều ra đây đặt hàng.
Tất nhiên, bây giờ với những yêu cầu mới, thì những món đồ người thợ ở Hàng Thiếc làm ra cũng khác xưa rất nhiều. Đi qua đây sẽ chủ yếu thấy các mặt hàng phổ biến như lò hóa vàng, các loại nồi niêu xoong chảo, ống khói, nồi cỡ đại phục vụ các nhà hàng, quán ăn…
Đặc biệt người ta hay thấy các bác thợ làm cả lồng thay thế cho máy giặt, máy sấy, đẹp không kém gì từ nhà máy làm ra.
"Tôi làm những sản phẩm bà con khu phố không làm được hoặc những sản phẩm cần sự tỷ mỷ thì bà con giới thiệu đến tôi".
"Nghề chì thiếc ấy sẽ tồn tại mãi vì có những sản phẩm thủ công mà máy không thể làm được, có những dụng cụ và những đồ đặc biệt mà chỉ có tay nghề của người thợ thiếc mới có thể làm ra được…"
"Giờ làm máy nhiều, làm máy thì đẹp hơn, nhanh hơn làm tay, nhưng những đồ chi tiết thì máy cũng không làm được, cần phải làm bằng tay".
Dù sản phẩm, hay phương thức làm đã khác xưa nhiều, nhưng về cơ bản người thợ thủ công ở Hàng Thiếc vẫn sống tốt với nghề, và có lẽ, sẽ giữ được nghề mang tên con phố này nhiều năm nữa. Nhưng với những người đã sống lâu ở Hà Nội, Hàng Thiếc không chỉ nổi tiếng với nghề gò hàn, tạo tác các đồ gia dụng.
Xưa, nó còn rất nổi tiếng với những món đồ chơi hấp dẫn được làm từ tôn, từ sắt thép, và một trong những thứ mà mọi đứa trẻ ngày bé đều mong ước, đó là chiếc thuyền được làm từ sắt tây có thể chạy trên mặt nước.
Món đồ chơi gắn bó với những đứa trẻ ở phố những năm 80, 90 thế kỷ trước mỗi dịp trung thu. Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể sở hữu món đồ chơi thần kỳ ấy, bởi chúng cũng khá đắt đỏ.
Để tàu chạy, người chơi phải đổ đầy nước vào hai đầu ống dẫn ở đáy tàu, sau đó đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi và đưa tàu xuống nước, chỉ vài giây là tàu bắt đầu chạy. Đó thực sự là một món đồ chơi mê hồn đối với lũ trẻ thời bao cấp, khi mà tất cả đều thiếu thốn, chứ không riêng gì đồ chơi.
Bây giờ, đi trên phố Hàng Thiếc, phải chú ý lắm, người ta mới thấy một cửa hàng bày bán vài chiếc thuyền sắt tây làm thủ công ấy. Tất nhiên, có thể hiểu được, bởi bây giờ có quá nhiều đồ chơi bằng nhựa, đẹp, bắt mắt và hấp dẫn với trẻ con.
Còn món đồ kia, vẫn được bày bán, có lẽ là sự lãng mạn của người thợ cũ, để phục vụ nhu cầu tìm lại món đồ chơi ký ức thời bao cấp của những người giờ đã lớn tuổi.
Nhưng dù sao, món đồ chơi còn sót lại ấy, cùng với những sản phẩm thủ công ở Hàng Thiếc vẫn là một trong những điều thú vị ở 36 phố phường Hà Nội…
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu tư chảy chậm hơn trên thị trường trong phiên giao dịch cuối năm.