Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Phố nhà thương

Kiều Tuyết : Thứ hai 28/10/2024, 08:11 (GMT+7)

Hà Nội có những đoạn vỉa hè rất ít chỗ cho người đi bộ, hoặc đi bộ khó khăn, nhưng bạn phải qua đó một lần, để thấy mình còn may mắn. Đó là những con phố đóng đô của rất nhiều bệnh viện, mà có người gọi là “phố nhà thương”.

Lên khám lại sau khi mổ K da mặt, vợ chồng già ở Hà Nam thở phào vì đã qua cửa tử

Lên khám lại sau khi mổ K da mặt, vợ chồng già ở Hà Nam thở phào vì đã qua cửa tử

Vợ chồng bà Hạnh, ông Thơ khoác chiếc ba lô cũ đứng bên vỉa hè đợi chuyến xe ghép để về Kim Bảng, Hà Nam. Đợi hồi lâu không thấy, ông gọi điện, tài xế bảo lắm đèn đỏ quá, khu này lúc nào cũng tắc đường.

Bà Hạnh vừa lên Hà Nội khám lại sau khi điều trị ung thư da. Cách đây mấy tháng, một đám da ở  thái dương đổi màu sạm đen, lan dần vào mắt. Ban đầu tưởng nám thông thường, nhưng thấy mắt hơi mờ, bà đi khám mới biết là bệnh trọng.

"Giờ già chỉ lo bệnh tật ốm đau thôi, may ông ấy còn sức khỏe đưa tôi đi khám, chứ con cái ra ở riêng hết cả rồi. Ban đầu bảo K, tưởng chết, hãi quá. Đi lại 5 -6 chuyến để mổ được, giờ ổn rồi, bác sỹ hẹn 6 tháng nữa ra kiểm tra lại".

Đưa vợ khám xong, ông ngồi đợi xe ghép để về quê. Mỗi chuyến lên Hà Nội khám bệnh, ông bà mất nửa triệu bạc tiền đi lại

Đưa vợ khám xong, ông ngồi đợi xe ghép để về quê. Mỗi chuyến lên Hà Nội khám bệnh, ông bà mất nửa triệu bạc tiền đi lại

Mẹ con, bà cháu lếch thếch trên hè với hồ sơ khám bệnh

Mẹ con, bà cháu lếch thếch trên hè với hồ sơ khám bệnh

Sáu đứa con, chỉ trông vào mấy sào ruộng và tháng vài triệu đồng tiền trợ cấp của ông, cả đời tảo tần, đến già vẫn chưa thôi túng thiếu. Ông bảo, mỗi chuyến khám bệnh, hai ông bà cả đi cả về mất gần nửa triệu bạc.

Vỉa hè nơi cặp vợ chồng già đứng đợi, là một góc phố Quán Sứ, ngã tư với phố Tràng Thi. Bên này là viện K, nơi những người đến khám lần đầu đều hoang mang tột độ. Bên kia ngã tư là Viện Răng -Hàm - Mặt, cũng dập dìu kẻ đến người đi.

Nhưng, đó chưa phải là ngã tư đông đúc nhất.

Cũng trên phố Tràng Thi, chỉ cách hơn trăm mét, là ngã tư Phủ Doãn – Triệu Quốc Đạt, khoảng cách giữa hai bệnh viện đông bậc nhất cả nước chỉ tính bằng bước chân.

Lượng người và xe quá đông, phố Phủ Doãn qua viện Việt Đức lúc nào cũng trong cảnh ùn ứ

Lượng người và xe quá đông, phố Phủ Doãn qua viện Việt Đức lúc nào cũng trong cảnh ùn ứ

Quán cơm 20k của nhà hảo tâm lúc nào cũng đông nghẹt. Với người nghèo bệnh tật ốm đau, đỡ được đồng nào hay đồng đó

Quán cơm 20k của nhà hảo tâm lúc nào cũng đông nghẹt. Với người nghèo bệnh tật ốm đau, đỡ được đồng nào hay đồng đó

Từ ngày cổng cũ trên đường Tràng Thi đóng cửa, bệnh nhân đến bệnh viện Phụ sản Trung ương tập trung hết ở phố Triệu Quốc Đạt, khiến con phố này càng chật hơn. Bộ hành qua đó, bạn phải lách giữa hai hàng xe máy trên hè. Những người đàn bà bụng chửa vượt mặt, đi lại khoải khoải đôi tay, khiến bạn phải rón rén và nhanh chóng nhường đường. Nét bối rối, lo âu trên gương mặt những người đàn ông đi cùng họ.

Bên kia ngã tư, vỉa hè phía cổng viện Việt Đức trên phố Phủ Doãn, thậm chí, không có chỗ đặt chân. Gần giờ trưa, hàng dài bệnh nhân và người nhà xếp hàng đợi mua cơm 20 nghìn. Bà Thu hàng nước bảo, đó là quán cơm được các nhà hảo tâm hỗ trợ, chỉ bán bằng nửa giá quán ăn, nên lúc nào cũng đông nghịt. Nhà có người ốm đau, nằm viện, chân ướt chân ráo từ quê lên, đỡ được đồng nào hay đồng đó.

75 tuổi, bệnh tật đầy người, cụ bà vẫn bán nước cổng viện để nuôi cháu nội, vẫn động viên những người bệnh kém may mắn hơn mình

75 tuổi, bệnh tật đầy người, cụ bà vẫn bán nước cổng viện để nuôi cháu nội, vẫn động viên những người bệnh kém may mắn hơn mình

Gặp những tấm biển đề dấu cộng bên đường, bộ hành không khỏi chạnh lòng

Gặp những tấm biển đề dấu cộng bên đường, bộ hành không khỏi chạnh lòng

Lưng còng, giọng nói đã hụt hơi, bà Thu thi thoảng phải dựa vào gốc cây cổ thụ trên hè cho đỡ mỏi. Mặc dù trong người không biết bao nhiêu bệnh tật mà kể, nhưng với bà, giữ được tinh thần là quan trọng nhất:

"Nhiều người đi khám xong ra đây cứ than thở kêu khổ, kêu ốm đau. Tôi bảo cứ cố gắng mà điều trị rồi sẽ đỡ càng kêu bệnh nó càng bám lấy mình. Tôi bằng này tuổi, ốm đau chả ai biết. Ai hỏi tôi cũng bảo chả sao. Bệnh tật ai chẳng có!"

Cũng trên vỉa hè ấy, nào cơm cháo, ngô khoai, nào thuốc lào và trà mạn, nào tạp hóa và áo quần được đẩy trên những chiếc giá có bánh xe.  Có bệnh, người ta phải chấp nhận một cuộc sống sinh hoạt tạm bợ với những gì mua được trên hè. Và bao người mưu sinh trên khoảng hè chật chội, để đáp ứng nhu cầu cho những kẻ ốm đau.

Qua cổng viện, dù không có lối đi, nhưng bộ hành không nỡ bực bội, chỉ một niềm thương

Qua cổng viện, dù không có lối đi, nhưng bộ hành không nỡ bực bội, chỉ một niềm thương

Đi bộ trên vỉa hè qua khu phố nhà thương, mặc dù con phố Tràng Thi to rộng, đẹp đẽ với nhiều bóng cây, bạn vẫn thấy chạnh lòng với những ngã tư có biển đề dấu cộng. Ở đó, rất khó tìm thấy một nụ cười trên gương mặt người qua. Có chăng là sự mệt mỏi, ưu tư, và cả những đôi mắt bạc đi vì lo sợ.

Nhưng, ở đó, người ta cũng rất hiếm khi nói về bệnh tật, mà chỉ mua bán, trao đổi và động viên nhau. Người ta quên đi những hồ sơ bệnh án, coi nó như là một phần tất yếu trong đời.

Bộ hành qua phố nhà thương, dù hè không còn lối và lòng đường kín xe, nhưng bạn không nỡ bực mình. Nhìn những gương mặt ấy, những bộ áo quần tạm bợ ấy, những bàn tay gân guốc bần thần ấy, trong lòng bộ hành, chỉ có một niềm thương.

 Để rồi, thấy biết ơn cuộc đời, vì hôm nay, mình vẫn còn khỏe mạnh.

Kiều Tuyết /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Dân sốt ruột vì đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 thi công ì ạch

Dân sốt ruột vì đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 thi công ì ạch

Được coi là công trình "giải cứu" tình trạng ùn tắc tại phía Nam Hà Nội, thế nhưng nhiều tháng qua việc thi công dự án đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 lại rất ì ạch.

Để hạn chế tình trạng chậm cưới, lười sinh: Cần cải thiện an sinh xã hội

Để hạn chế tình trạng chậm cưới, lười sinh: Cần cải thiện an sinh xã hội

Theo thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình tại TP.HCM thời gian gần đây đã tăng lên 30,4 tuổi, trong khi mức sinh tại địa phương dừng ở mức 1,32 con/gia đình, thấp nhất cả nước.

TP.HCM: Xuất hiện nhiều bãi rác tự phát tại các tuyến đường vắng

TP.HCM: Xuất hiện nhiều bãi rác tự phát tại các tuyến đường vắng

Vào thời điểm cuối năm nhiều gia đình bỏ đi những vật dụng gia đình không dùng đến. Thay vì mất một khoản tiền cho đơn vị thu gom thì họ chọn cách vứt trộm tại những trục đường vắng. Những bãi rác thải tự phát không chỉ gây mất vệ sinh môi trường mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Tinh gọn luật pháp

Tinh gọn luật pháp

Tình trạng vi phạm pháp luật một cách hồn nhiên, vì không biết hành vi của mình là vi phạm, tôi tin rằng nếu có thống kê thì con số sẽ rất đáng sợ. Bởi vì chúng ta nhìn thấy điều đó hàng ngày, trong mọi tình huống của đời sống dân sinh.

Cây mõ cổ thụ và nỗi oan nhà vệ sinh bờ hồ

Cây mõ cổ thụ và nỗi oan nhà vệ sinh bờ hồ

Vì quá choáng ngợp trước màu vàng rực một góc Hồ Gươm và mùa ra hoa đầy lãng mạn, mà bao người đều tìm đến vị trí cây Mõ duy nhất ở Hồ Gươm để lưu lại những bức ảnh đáng nhớ.

Hà Nội tính cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố, giá 20.000 - 40.000 đồng/m2

Hà Nội tính cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố, giá 20.000 - 40.000 đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp với 16 quận, huyện khảo sát, nghiên cứu để cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố với mức giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng.

Bộ quy tắc dành cho môi giới bất động sản: Tăng tính minh bạch cho nghề

Bộ quy tắc dành cho môi giới bất động sản: Tăng tính minh bạch cho nghề

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Môi giới Bất động sản Việt Nam nhằm cụ thể hoá luật kinh doanh bất động sản.