Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ở Kẻ Chợ - Thăng Long xưa, và Hà Nội nay, với đặc thù là đô thị trung tâm, thì việc mọi người đổ về đây buôn bán, rồi hình thành những phường buôn bán đủ mọi thức hàng hóa, tự nhiên trở thành những phố hàng đặc trưng, thành một nét văn hóa riêng của người Hà Nội.
Và từ đó, cũng hình thành nên những phố chợ mang đặc trưng đô thị.
Theo một góc nhìn nào đó, Hà Nội, chính là một cái chợ khổng lồ, chí ít là khu vực phố cổ, nơi có 36 phố Hàng nổi tiếng. Rồi dần dà, đô thị phát triển, những người buôn bán ấy dựng nhà, xây cửa hàng, định cư.
Thế là thành phố. Người ta dần quên rằng, những nơi ấy, vốn chỉ tập trung dân tình buôn bán, với đủ thứ hàng hóa. Chẳng mấy ai nghĩ rằng, thực chất phố ấy được hình thành, ban đầu là cái chợ mà thôi.
Thế nhưng, ở nhiều nơi, người ta vẫn giữ được những nếp sinh hoạt cũ, không muốn bỏ đi, và như thế, đâu đó loanh quanh phố phường, vẫn còn những khu chợ theo lối cũ, tồn tại qua hàng trăm năm, gắn bó với cuộc sống của nhiều người dân Hà Nội. Như chợ Bưởi, chợ Hàng Bè…
Ở những chợ này, người dân sống luôn ở đó, nhà ở cũng chính là cửa hàng phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán.
Chợ Hàng Bè, ngày trước, chợ “nghiễm nhiên” nằm gọn dưới lòng đường và cả phố phải “nhường” không gian cho chợ hoạt động. Chợ họp trong lòng phố, thế nhưng lại có đủ món hàng mang hương vị quê mùa khiến ta cứ nghĩ rằng khung cảnh ấy đang ở một phiên chợ xa nào đó ở một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Quãng hơn chục năm về trước, chợ Hàng Bè gần như bị giải tỏa, trả lại mặt đường cho xe cộ qua lại, người dân buôn bán chỉ ở trong cửa hàng hai bên đường.
Cũng là nhu cầu và sự phát triển của thời đại, khi mà cư dân ngày càng đông đúc, phương tiện giao thông phát triển, đặc biệt phố cổ là nơi thu hút đông đảo khách du lịch, nên những chợ kiểu cũ như Hàng Bè, buộc phải nhường chỗ cho những nhu cầu bức thiết hơn. Nhưng dù sao, đây vẫn là con phố chợ được hầu như tất cả người dân phố cổ biết đến.
"Tôi là khách hàng thường xuyên đi chơi chợ, tôi vừa đi vừa ngắm nhưng cảm thấy cái gì cảm thấy thích thì mình mua, nào cây cảnh, chó cảnh".
"Gọi là buôn bán túc tắc, rau cỏ, kiếm đồng ra đồng vào, khách chủ yếu là dân quanh đây, Hàng Bồ, Hàng Bác, toàn khách quen…"
"Chợ bây giờ cũng không khác gì ngày xưa mấy, tức là phiên đến họp thì chỗ nào người ta bán cây cảnh là ra chỗ cây cảnh, chỗ nào bán rau là bán rau, chỗ nào bán hạt giống là bán hạt giống. Ngày xưa là người ta ngồi từng nơi từng chốn một, nhưng bây giờ cả dãy phố là chợ cả".
Nhưng có lẽ bây giờ, ngôi chợ cổ duy nhất trên phố còn giữ được nhiều nét sinh hoạt xưa cũ là chợ Bưởi. Ngày xưa, cứ đến phiên chợ là dân các làng Nghĩa Đô, Yên Thái, Võng Thị, Trích Sài, Đông Xã, Hồ Khẩu,… mang hàng ra bán, chủ yếu là các mặt hàng thủ công…
Bên cạnh đó, người ta còn mang các con giống như chó, mèo, lợn, gà, vịt, thậm chí là trâu bò,ngựa ra bán. Đây chính là điểm thu hút nhất mỗi khi chợ Bưởi đến phiên.
Đến bây giờ, nhiều người vẫn thích đến chợ Bưởi, bởi ở đây người ta có thể mua được những thứ rau quả tươi ngon mới được cất về từ những làng rau chuyên canh ven sông Tô và sông Nhuệ, hay các loại rau quả đặc sản của các vùng ven nội.
Và cũng ở chợ Bưởi, các loại cá tôm tươi rói như thể vừa được cất lưới từ mặt nước Hồ Tây hay từ các thuyền cá trên sông Hồng đem về. Hoặc đến mua các loại cây cảnh từ các làng gần đó như Yên Phụ, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân đem về rất được ưa chuộng.
Người không hay đi chợ này, thường thấy chợ họp quanh năm, nhưng thực tế, chợ vẫn giữ nếp họp chợ phiên ngày xưa. Đến ngày phiên, số lượng các mặt hàng bày bán ở đây tăng lên gấp hàng chục lần so với ngày thường.
Và lúc ấy, lượng khách đến chơi chợ từ khắp các quận huyện nội ngoại thành cũng rủ nhau về đây mua sắm…
Khách đi chơi chợ, chủ yếu sẽ chọn cách đi bộ, dọc theo khu phố chợ kéo dài cả cây số trên đường Hoàng Hoa Thám, hòa cùng với dòng xe cộ. Nhưng có điểm đặc biệt ở chỗ, không ai cảm thấy khó chịu vì sự chật chội, đông đúc ấy, người đi bộ vẫn thoải mái ngắm nghía, còn người đi ô tô, xe máy nếu buộc phải đi vào con đường này, cũng đầy nhẫn nại chứ không có cảm giác khó chịu như khi gặp cảnh tắc đường. Bao nhiêu năm nay vẫn thế…
Và người ta quen với sự đông đúc, chật chội ấy, như một lẽ thường.
Xã hội ngày càng phát triển, đô thị ngày một chật chội hơn do dân số phát triển, phương tiện giao thông ngày một nhiều, các trung tâm thương mại thay thế dần các khu chợ cũ; siêu thị, cửa hàng tiện lợi có mặt ở khắp mọi nơi dần thay đổi thói quen mua bán của người tiêu dùng. Cũng là điều dễ hiểu khi những chợ kiểu cũ không còn hoạt động như xưa….
Nhưng dù vậy, những chợ Bưởi, chợ Hàng Bè… vẫn đang phần nào đó giữ lại được hồn cốt, nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân Hà Nội. Rất thích hợp cho những khách bộ hành muốn tìm chút thư giãn khi đi chơi trên những con phố chợ như thế.
Và nếu nhìn kỹ hơn, sẽ thấy, nó giống như một sợi dây liên kết, với nguồn cội của những người kẻ chợ, với gốc rễ của mình, vốn từ các vùng quê ở mọi miền đất nước về đây sinh sống, lập nghiệp.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.