Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Phố 24 gian

Vũ Loan: Thứ hai 21/10/2024, 16:46 (GMT+7)

Phố 24 gian- là tên gọi thân thuộc cho một đoạn dãy nhà trên phố Huế, bắt đầu được tính từ 2 bên ngõ Đông Xuyên -259 phố Huế. Đây là dãy nhà thương mại đầu tiên của Hà Nội được đầu tư xây dựng giống nhau, từng nổi tiếng ở Hà Nội một thời.

Nếu qua phố Huế một chiều như hiện nay, bạn sẽ rất dễ bị lướt qua điểm mốc đặc biệt được gọi tên là phố 24 gian này. Nhưng nếu bộ hành, bạn sẽ có cơ hội khám phá những câu chuyện lịch sử thú vị về Hà Nội tại đây.

Cổng ngõ Đông Xuyên là điểm nhấn khác biệt trên suốt dọc phố Huế sầm uất, san sát và tấp nập các cửa hàng, cửa hiệu. Và hơn cả, cổng ngõ Đông Xuyên cũng là dấu mốc hiếm hoi còn sót lại về dãy phố 24 gian mà ngày nay bộ hành qua đây cũng phải thật chú ý mới có thể nhìn thấy được. Bà Liên, sinh sống tại số nhà 257 phố Huế giới thiệu rất rõ đặc điểm để nhận biết là bạn đã tới khu phố 24 gian:

"Cái cổng để chứng minh đây là 24 gian, cái cổng đi vào 24 gian là cái này, nó như cổng làng ấy, nó gọi là ngõ đông xuyên nhưng là cổng để vào cái làng này là làng 24 gian, 24 gian là đây, chính là cái khu này đấy".

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ông Phạm Lợi, một người đã sinh sống hơn 70 năm qua trong ngõ Đông Xuyên rất nhớ lịch sử ra đời của tên ngõ và phố 24 gian:

"Một người thầu quán xây dựng người ta xây một khu 24 gian liền nhau, cùng một thiết kế, người ta cho thuê. Nó giống nhau, nó liền 1 mạch luôn 24 gian, sau khi ông ấy hoàn thành 24 gian ở ngoài mặt phố thì ông ấy mở một đường ngõ đi xuyên vào và xây tiếp một khu 24 gian ở phía mặt sau.

Cái ngõ này đi từ phố Huế vào là hướng Đông nên ông ấy đặt tên là ngõ Đông Xuyên, cái tên lịch sử nó là như thế, thành ra  một ông chủ có 48 gian, 24 gian ở ngoài phố Huế gọi là 24 gian ngoài, 24 gian ở trong gọi là 24 gian trong, hiện giờ nhà chú ở 24 gian trong là 70 năm rồi". 

Phố 24 gian là công trình của cụ Vũ Minh Châu, một người ở làng Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên - tỉnh Hà Đông cũ), ra Hà Nội lập nghiệp.... Cụ đã cho xây 24 gian hai tầng, mỗi gian có mặt bằng 5m × 15m, đánh số từ 237 đến 283.

Đây được coi như dãy nhà thương mại đầu tiên của Hà Nội được xây dựng từ cùng một nhà thầu, sau đó cho thuê và bán lai. Kiếm được tiền, Cụ Vũ Minh Châu trở về quê trả nghĩa xóm làng như: Xây nhà thờ và làm nghĩa trang cho cả họ.

Đặc biệt, Cụ dành một số tiền lớn xây trường học và làm đường nối với Quốc lộ để các Quan Đốc học tiện việc đi lại trông coi việc học hành thời ấy. Tầm nhìn của một người thầu xây dựng thời xưa về việc xây dựng nhiều công trình giao thông có ý nghĩa cho tương lai học hành được nhiều thế hệ sau vẫn còn nhắc đến.

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Trong ký ức của nhiều người đã tầm ngoài 70 tuổi vẫn kể, khi xưa ,  ở Hà Nội, các cụ lên mạn phố Huế, hỏi thì đều bảo "lên phố", hoặc là lên “hăm bốn gian!".

Phố Huế những năm 60-70 của thế kỷ trước là con đường rộng rãi, thênh thang với hàng cây xà cừ cao vút và đoạn dãy phố 24 gian càng trở nên nổi bật, trở thành điểm nhấn, điểm mốc trong nhận thức về phố phường Hà Nội một thời.

Phố 24 gian có sự thay đổi mạnh mẽ nhất là sau thời kỳ bao cấp, đặc biệt từ sau những năm đất nước đổi mới:

"Thấp, mái ngói, cũng ngõ như thế này nhưng ngày xưa nó là ngõ đất, thấp thấp lụp xụp chứ làm gì có nhà cao tầng như thế này".

Ngày xưa ở 24 gian trong là 1 tầng mái ngói, còn 24 gian ngoài đều 2 tầng thì đến bây giờ 99% đều là thành nhà 5 tầng, 7 tầng rồi. Bây giờ rất nhiều nhà cũ người ta cũng bán đi, con cái chia nhau ra vì nó là của thế hệ cũ, vì ngày xưa các cụ toàn 5-7 người con, nên người ta cũng bán đi gần hết rồi, chỉ còn 2-3 gian, trong đó có nhà chú thôi

Ngày nay, 24 gian ngoài phố Huế vẫn còn sót lại 1-2 ngôi nhà cổ, giữ nguyên bản dấu tích của dãy nhà 24 gian xưa  và đậm dấu ấn của thời gian với mảng tường, khung cửa xanh cũ màu, rêu phong.

Và bước tiếp qua cổng ngõ Đông Xuyên, sự tấp nập ngoài phố như dịu lại trong khu 24 gian trong, dịu lại trong cốc trà và câu chuyện của những người dân gắn bó với phố 24 gian qua nhiều thế hệ. Đó thực sự là một món quà ý nghĩa cho mỗi bộ hành!

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.