Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Phân làn cứng đường Nguyễn Trãi: Người dân lo ngại "bẫy" giữa đường

Lê Tùng: Thứ bảy 06/08/2022, 09:50 (GMT+7)

748m dải phân cách phục vụ công tác tổ chức lại giao thông đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) đã được triển khai lắp đặt trong đêm ngày 5/8.

Với mục tiêu sau khi được tổ chức lại, một trong những tuyến đường có mật độ phương tiện gây ám ảnh nhất Hà Nội hiện nay sẽ được "giải cứu".

Tuy nhiên, hôm nay là ngày nghỉ, cho nên tính hiệu quả của phân làn cứng có lẽ phải đợi đến thứ Hai tới, với mật độ giao thông của ngày thường sẽ nhận thấy rõ hơn.

Sáng 6/8, Sở GTVT Hà Nội bắt đầu tổ chức thí điểm phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi. Theo đó, đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân (dài khoảng 1,5km), 2 làn sát vỉa hè sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động; 3-4 làn sát dải phân cách dành cho ô tô hoạt động.

Sáng 6/8, Sở GTVT Hà Nội bắt đầu tổ chức thí điểm phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi. Theo đó, đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân (dài khoảng 1,5km), 2 làn sát vỉa hè sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động; 3-4 làn sát dải phân cách dành cho ô tô hoạt động.

Ghi nhận thức tế lúc 8h sáng ngày 6/8, dải phân cách cứng được đặt trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần Ngã Tư Sở

Ghi nhận thức tế lúc 8h sáng ngày 6/8, dải phân cách cứng được đặt trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần Ngã Tư Sở

Theo ông Trần Hữu Bảo, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội: 'Trong thời gian thí điểm 1 tháng, chúng tôi đã tiến hành phối hợp với phòng cảnh sát giao thông TP Hà Nội, tổ chức, hướng dẫn phân luồng giao thông, và tuyên truyền cho người dân chấp hành. Sau thời gian thí điểm sẽ có biện pháp xử lý để người dân tuân thủ. Trên cơ sở khảo sát thực tế, chúng tôi đã bố trí dải phân cách liên tục để người tham gia giao thông chuyển hướng vào các lối rẽ và các điểm quay đầu. Tuy vậy, những điểm mở dải phân cách có thể tạo thuận lợi cho người dân nhưng sẽ khiến nhiều người giữ thói quen đi vào làn đường của ô tô. Thời gian tới chúng tôi sẽ có những điều chỉnh để hạn chế bất cập nảy sinh'.

Theo ông Trần Hữu Bảo, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội: "Trong thời gian thí điểm 1 tháng, chúng tôi đã tiến hành phối hợp với phòng cảnh sát giao thông TP Hà Nội, tổ chức, hướng dẫn phân luồng giao thông, và tuyên truyền cho người dân chấp hành. Sau thời gian thí điểm sẽ có biện pháp xử lý để người dân tuân thủ. Trên cơ sở khảo sát thực tế, chúng tôi đã bố trí dải phân cách liên tục để người tham gia giao thông chuyển hướng vào các lối rẽ và các điểm quay đầu. Tuy vậy, những điểm mở dải phân cách có thể tạo thuận lợi cho người dân nhưng sẽ khiến nhiều người giữ thói quen đi vào làn đường của ô tô. Thời gian tới chúng tôi sẽ có những điều chỉnh để hạn chế bất cập nảy sinh".

Lực lượng Thanh tra giao thông hướng dẫn phân làn các phương tiện trên đường Nguyễn Trãi

Lực lượng Thanh tra giao thông hướng dẫn phân làn các phương tiện trên đường Nguyễn Trãi

Nhiều người điều khiển xe máy vẫn giữ thói quen cũ, đi vào làn đường của ô tô

Nhiều người điều khiển xe máy vẫn giữ thói quen cũ, đi vào làn đường của ô tô

Các làn phương tiện được phân cách bằng dải cứng (mũi tên phản quang, trụ chống va xô (bằng lốp), hàng rào di động...) kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ

Các làn phương tiện được phân cách bằng dải cứng (mũi tên phản quang, trụ chống va xô (bằng lốp), hàng rào di động...) kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ

Một số ý kiến lo ngại từ người dân, việc lắp đặt dải phân cách sẽ trở thành cái 'bẫy' giữa đường, người dân rất dễ đâm vào dải phân cách. Nhiều người có ô tô sinh sống trên đường Nguyễn Trãi thắc mắc khi lắp dải phân cách, họ muốn chuyển làn để về nhà như thế nào

Một số ý kiến lo ngại từ người dân, việc lắp đặt dải phân cách sẽ trở thành cái "bẫy" giữa đường, người dân rất dễ đâm vào dải phân cách. Nhiều người có ô tô sinh sống trên đường Nguyễn Trãi thắc mắc khi lắp dải phân cách, họ muốn chuyển làn để về nhà như thế nào

Biển báo khuất tầm nhìn người tham gia giao thông. Nhiều người dân e ngại, nếu xe buýt dồn về bến cùng một lúc sẽ dễ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông: 'Tôi ví dụ nếu nhiều chiếc xe buýt vào giờ cao điểm đi vào làn đường của xe máy thì 99% là tắc đường. Cách này chưa chắc đã hiệu quả', một người dân chia sẻ

Biển báo khuất tầm nhìn người tham gia giao thông. Nhiều người dân e ngại, nếu xe buýt dồn về bến cùng một lúc sẽ dễ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông: "Tôi ví dụ nếu nhiều chiếc xe buýt vào giờ cao điểm đi vào làn đường của xe máy thì 99% là tắc đường. Cách này chưa chắc đã hiệu quả", một người dân chia sẻ

Dẫu vậy, để biết việc dựng dải phân cách phân làn có hiệu quả hay không thì cần có thời gian để người dân có thể thích nghi. Bởi, lâu nay mọi người đã có thói quen đi lẫn lộn các làn đường, làn nào vắng là lao vào.

Dẫu vậy, để biết việc dựng dải phân cách phân làn có hiệu quả hay không thì cần có thời gian để người dân có thể thích nghi. Bởi, lâu nay mọi người đã có thói quen đi lẫn lộn các làn đường, làn nào vắng là lao vào.

Được biết, tổng chiều dài lắp đặt thí điểm dải phân cách là 748m được chia thành 11 đoạn. Hướng đi Ngã Tư Sở, chiều dài dải phân cách là 385m, hướng đi hầm chui Thanh Xuân, chiều dài dải phân cách là 353m. Trong quá trình thí điểm, sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, lấy ý kiến đóng góp của người dân để điều chỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện cho phương tiện lưu thông thuận lợi.

Được biết, tổng chiều dài lắp đặt thí điểm dải phân cách là 748m được chia thành 11 đoạn. Hướng đi Ngã Tư Sở, chiều dài dải phân cách là 385m, hướng đi hầm chui Thanh Xuân, chiều dài dải phân cách là 353m. Trong quá trình thí điểm, sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, lấy ý kiến đóng góp của người dân để điều chỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện cho phương tiện lưu thông thuận lợi.

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Trưa 07/9, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13, giật đổ hàng nghìn cây xanh, làm nhiều tàu bè đứt neo trôi ra biển.

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.