Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt, đã tác động lớn đến chất lượng nguồn nước hiện nay. Vì vậy, việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước là vấn đề được các quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước để phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về tài nguyên nước, tuy nhiên trong quá trình sử dụng còn chưa hiệu quả, do đó làm thế nào để sử dụng hiệu quả, khung pháp lý đảm bảo cho an ninh nguồn nước, điều tiết nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới nước ta. Vấn đề thực tế đặt ra ở nước ta là mùa nắng thì thiếu nước, mùa mưa thì lụt lội vì nguồn nước không có sự ổn định giữa các mùa.
Tuy nhiên, lâu nay đâu đó vẫn có suy nghĩ “nước là của trời cho” nên không ít người vẫn sử dụng vô tư, thậm chí gây hại cho nước. Điều này, khiến cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí bị ô nhiễm nặng. Do vậy, muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức từ chính người trong cuộc trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước.
PGS. TS Lê Trình, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường và Phát triển, cho biết:
"Thách thức thứ nhất, là do các công trình thượng lưu sông Mekong. Bởi vì trong quá trình phát triển các dự án thủy điện, hồ chứa bên Trung Quốc, Lào, Thái Lan sẽ thay đổi chế độ thủy văn, có thể làm suy giảm lượng nước đưa về đồng bằng, giảm lượng nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp v.v… Và chưa kể là có những vụ người ta xả lũ nữa, có thể gây ngập úng cục bộ. Thứ hai, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu…"
PGS.TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, chỉ ra rằng sự phát triển bền vững của đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.
"Câu chuyện nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho người dân hiểu biết nhiều hơn về cái sử dụng nước một cách có hiệu quả, người dân biết được rằng học có vai trò, trong câu chuyện quản lý nước. Với câu chuyện nguồn nước của chúng ta phụ thuộc như thế và phải tận dụng nguồn nước để sử dụng như thế nào cho tất cả các mục đích thì người dân sẽ cùng với Chính phủ để tạo nên chuyển biến trong việc sử dụng nước hợp lý, hiệu quả."
Thạc sĩ Đặng Hoàng An là một người khuyết tật vận động nhưng với tình yêu dành cho môi trường, anh An đã tham gia chiến dịch “Clean up Việt Nam lần thứ 5” do Xanh Việt Nam phát động và là Đại sứ vì môi trường. Theo anh An, việc bảo vệ môi trường sống nói chung và đặc biệt là bảo vệ môi trường nước nói riêng đóng vai trò quan trọng.
"Nếu chúng ta khai thác và sử dụng nó không có khoa học, thì chúng ta sẽ bị cạn kiệt về nguồn tài sản này, nên việc tiết kiệm nước sẽ giúp chúng ta tiết kiệm về mặt tài nguyên quý giá của quốc gia và nó sẽ kéo theo những lợi ích khác nữa."
"Nước không phải trời cho không, mà là một thứ tài sản rất có giá trị và càng ngày càng có giá trị", chính vì vậy tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 05/6/2023, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần sử dụng hiệu quả, có khung pháp lý đồng bộ để đảm bảo an ninh nguồn nước. Song song với đó, việc điều tiết nước có vai trò rất quan trọng, nhất là khi biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới nước ta.
Đồng thời, nhấn mạnh quan điểm nước là hàng hóa, tài sản quý giá của đất nước. Trong vấn đề quản lý nguồn nước, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng xu hướng sắp tới sẽ quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả vận hành, điều tiết nguồn nước một cách khoa học, hiệu quả./.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.