Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Là một trong những đơn vị tham gia thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cách đây vài năm, Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu gặt hái thành công. Gần 20 hộ sản xuất khoảng 4ha, nhẹ lo đầu ra cho 250-280 tấn trái/năm.
Ông Võ Văn Trưng, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, việc canh tác của bà con trong HTX nhẹ hơn trước rất nhiều, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, là có thể quản lý được quá trình sinh trưởng và phát triển của cả vườn. Dưa lưới của HTX cũng thực hiện truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng, bảo đảm được những yêu cầu khắt khe của thị trường, từ đó tăng lợi nhuận.
Ông Võ Văn Trưng, chia sẻ: Dưa lưới cũng đang tiến hành triển khai cho nó ổn định về vấn đề truy suất nguồn gốc với mã số vùng trồng để các khách hàng biết và đồng thời cũng an tâm khi sử dụng dưa lưới của mình.
Chuyển đổi sản xuất để bắt nhịp với xu thế cũng là cách làm của HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. HTX hiện có 28 thành viên, trung bình mỗi tháng cung ứng cho thị trường từ 30-35 tấn cá thát lát nguyên liệu. Nhờ áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản phẩm làm ra vừa đạt tiêu chuẩn an toàn vừa được lòng người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, cho hay: Ở đây mình cũng áp dụng truy suất nguồn gốc, hiện vùng nuôi ở Phong Điền của chị, chị cũng gắn một máy vi tính ở đó, một người nuôi cũng biết, thành thạo máy vi tính để khi ngày đó mình mình ăn thức ăn bao nhiêu, cá như thế nào thì ở bên đây mình vẫn theo dõi được.
Đó là câu chuyện của các đơn vị sản xuất quy mô lớn, còn với nhà nông, làn sóng chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng đang làm thay đổi tư duy và cách làm của họ. Từ những ngày đầu lạ lẫm với xây dựng mã số vùng trồng, nay bà con đã thành thạo ghi chép nhật ký sản xuất, sử dụng phân, thuốc hữu cơ, chế phẩm sinh học,.... Trên những cánh đồng, mãnh vườn, máy bay không người lái phà phà phun thuốc thay cho sức người, vừa giảm chi phí nhân công, vừa an toàn.
Ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, người hơn 15 năm trồng sầu riêng xuất khẩu áp dụng kỹ thuật mới phấn khởi nói: Nhờ nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp và của tỉnh ở đây đang học lớp VietGAP chuyển qua hữu cơ sạch, sầu riêng hữu cơ sạch. Cái hữu cơ phải nói chú xài rất nhiều, chú xài tấn không hà thành ra cây nó sống bền, thứ 2 cơm rất là đạt luôn. Nếu anh em nào vô VietGAP thì được xuất khẩu hết, còn anh em nào không vào VietGAP thì chuyện đó bị gì nó không có mã số vùng trồng thành ra bây giờ xuất khẩu nó nhận hàng đó phải tìm tòi tới chỗ xuất xứ phải có nguồn gốc, mã số nếu có gì sai người đó sẽ chịu trách nhiệm.
Thời gian qua, Hậu Giang đã tập trung đầu tư, xây dựng nền tảng để phục vụ chuyển đổi số. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh tập trung phát triển nền tảng tích hợp và nền tảng dữ liệu số, trên cơ sở đó phát triển các dịch vụ, ứng dụng số ưu tiên. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN và PTNT Hậu Giang, cho biết, thực hiện ứng dụng số hóa cho nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng xong bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu thông tin của ngành, xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp trực tuyến. Trang bị phần mềm quảng bá sản phẩm nông nghiệp Hậu Giang và các sản phẩm OCOP, xây dựng một số mô hình nông nghiệp thông minh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi...
Ông Ngô Minh Long, nhấn mạnh: Muốn chuyển đổi số thì phải có con người số, nói nôm na là con người phải sử dụng các thiết bị được thì mới chuyển đổi được. Hiện nay, sẽ chia ra làm 3 phân tầng. Phân tầng thứ nhất, những cái farm, trang trại quy mô thì gần như người ta áp dụng khoa học công nghệ hết rồi. Còn cái nhóm thứ 2 là nhóm tập trung nông dân ở mức độ trung bình thì người ta cũng bắt đầu thay đổi tập quán, thói quen thay vì trước giờ dựa vào kinh nghiệm thì người ta cũng áp dụng khoa học kỹ thuật. Còn cái nhóm mà người ta không dựa dẫm vào thu nhập chính, có nghĩa không sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính thì nhóm đó chậm. Nếu mình lượt lại dựa trên số đông, diện tích lớn thì đa phần là có tác động mạnh mẽ, tích cực.
Nông nghiệp là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế của Hậu Giang, và địa phương đang từng bước chuyển đổi sản xuất gắn với chuyển đổi số nhằm tạo bứt phá mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Tỉnh đã ban hành Nghị quyết 04 về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Trong đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định phải chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, tối ưu hóa giá trị trên một đơn vị sản xuất.
Thứ hai, một số vấn đề là liên quan đến phương pháp sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất từ kinh tế nhỏ lẽ thành tổ hợp tác, hợp tác xã.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới chúng ta phải đi theo hướng bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Chúng tôi xác định nông nghiệp là một trong những nền tảng kinh tế, xã hội của tỉnh.
Không riêng Hậu Giang, mà nhiều địa phương khác của ĐBSCL cũng đang tích cực chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đơn cử như tại Đồng Tháp, tỉnh xây dựng Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mục tiêu là đến năm 2025 đạt 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã,…
Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025, thành phố Cần Thơ đã lồng ghép chuyển đổi số trong công tác khuyến nông, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin. Hay tại Sóc Trăng, nhờ quản lý nước, áp dụng điều tiết nước theo nhu cầu cây lúa, áp dụng tốt quy trình ngập khô xen kẽ bằng công nghệ 4.0 giúp giảm được chi phí bơm tưới, nâng cao năng suất và chất lượng cho những vùng lúa chất lượng cao.
Có thể thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế chung, việc chuyển từ “Nông nghiệp truyền thống” sang “Nông nghiệp hiện đại” sẽ đưa ngành nông nghiệp ĐBSCL tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hài hòa các lợi thế tự nhiên, tạo nên dấu ấn riêng, tăng sức cạnh tranh và phát huy sức mạnh của các địa phương trong vùng.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.