Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Những người gánh 70% công việc ở bệnh viện: Áp lực lương tâm

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn: Thứ sáu 12/05/2023, 15:28 (GMT+7)

70% công việc tại các bệnh viện Việt Nam hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng. Với điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân, hàng chục năm gắn bó với Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy là biết bao nỗi niềm, đôi khi chị quên cả năm tháng.

70% công việc tại các bệnh viện Việt Nam hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng. Không chỉ vậy, ở những bệnh viện tuyến cuối, các điều dưỡng luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn, không được phép sai sót.

Với điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân, hàng chục năm gắn bó với Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy là biết bao nỗi niềm, đôi khi chị quên cả năm tháng. Tuổi thanh xuân mơ ước được làm việc tại một Bệnh viện lớn – và chừng ấy năm từ ngày ấy đến bây giờ trải qua bao áp lực, biến cố. Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5), cùng lắng nghe những tâm sự của của chị trong những phút ít ỏi được nghỉ ngơi sau một ca cấp cứu…

 

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân

PV: Xin chào chị, thật ít khi được gặp chị trong thời điểm mà chị không phải mặc chiếc áo blouse trắng và không phải vội vã trong những ca cấp cứu. Tại sao chị lại chọn nghề điều dưỡng, mà lại là điều dưỡng trong Khoa Cấp cứu - một Khoa quá nhiều áp lực và không dành cho người “yếu tim”?

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân: Ngày xưa khi còn ở dưới quê, mình cũng thích nên chọn vào đây học. Mình học 6 tháng định hướng ở đây, mỗi Khoa đi được 3 tuần. Tại thời điểm cấp cứu, mình cảm nhận các anh chị nhân viên ở đây rất dễ thương, hoà nhã và hướng dẫn mình nhiệt tình.

Số lượng bệnh rất đông, lúc đó mình cũng sợ, về khóc dữ lắm. Nhưng tại thời điểm đó mình còn trẻ, đối với mình, cực cũng không là gì hết. Mình có sức khoẻ mà! Vậy là mình chọn Khoa Cấp cứu.

PV: Vâng, tuổi trẻ với những hoài bão. Nhưng rồi, chị có hụt hẫng không?

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân: Nhiều hụt hẫng lắm! Vài năm đầu, mình nghĩ sẽ làm ở đây luôn và không xin đi Khoa khác bởi một phần, đó cũng là niềm tự hào của gia đình. Nhưng càng ngày, mình càng phải đối mặt với nhiều bệnh nhân, nhiều tình huống rất áp lực.

Có ca cấp cứu vào BV Chợ Rẫy

PV: Những lúc có nhiều ca bệnh vào cùng một lúc thì chị và các đồng nghiệp phải xoay sở như thế nào?

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân: Thường vào buổi sáng, số lượng bệnh nhân ổn. Nhưng bắt đầu từ 12h30 trở đi, bệnh nhân vào mà mình thấy ngợp luôn, đông và quá tải.

Lúc đó, lượng bệnh nhân không ổn định nữa. Bệnh nhân vào nhiều quá thì bác sĩ cũng làm không kịp, điều dưỡng cũng vậy luôn. Vì mỗi khu vực đều đã phân chia điều dưỡng và bác sĩ hết rồi. Hồi sức thì chỉ có 4 điều dưỡng và 2 bác sĩ.

Trơng trường hợp nếu như bệnh nặng mà ngoài đẩy vào một lần 6 ca, chưa tính ca ngưng tim, mình phải hồi sức, hồi tim thì ít nhất phải có 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng. Một ca thì khác, nhiều ca mà có bệnh nhân đang nằm tại Khoa Hồi sức chưa giải quyết đi được hoặc có bệnh nhân đã lên Khoa rồi nhưng vẫn chưa nhận, lỡ như bệnh nhân ngưng tim, mình là phải sắp xếp một người qua bên đó nữa.

Nhân lực thì không đủ, lượng bệnh vào thì không ổn định nên để sắp xếp vô cùng khó. Thường ca chiều, Lãnh đạo Bệnh viện cũng bổ sung người để lấp vào chỗ thiếu. Nhưng cũng không thể đủ người được.

BV Chợ Rẫy 2-Cấp cứu

Khi bệnh nhân vào đông quá, thì người nhà đòi hỏi ưu tiên, ai cũng đòi ưu tiên thì không thể phục vụ được hết. Đó là áp lực kinh khủng. Nếu như người thân của họ không có vấn đề gì thì không sao, lỡ như có diễn tiến nặng sẽ bị đổ lỗi rằng vào đây hai tiếng rồi mà chưa được ai khám.

Nhưng họ không nhìn hết rằng chúng tôi phải ưu tiên ca nào nặng nhất, ca nào ngưng hô hấp tuần hoàn. Bác sĩ, điều dưỡng bắt buộc phải hồi sinh tim phổi (CPR) từ bên ngoài nhận bệnh cho vào đến khu hồi sức, thời điểm đó nếu bệnh nhân đông kẹt cứng là không có đường đi, mà phải đi vào hồi sức là quãng đường cực kì khó. Đòi hỏi của người nhà làm cho mình áp lực.

Những ca nhồi máu cơ tim là những ca không đoán trước được. Bệnh nhân lúc đó có thể tỉnh táo, nói chuyện với mình bình thường và họ chỉ nói là họ đau ngực; nhưng một hồi sau tim họ nhồi máu, giống như vỡ tim vậy đó, họ sẽ bi ngưng tim rất nhanh, trong vòng vài giây thôi, mình cứu không kịp.

Người nhà bức xúc, mình không thể nào phủ nhận điều đó được nhưng mình không thể dự đoán được trước. Điều đó cũng gây áp lực nhiều lắm.  Không cứu được họ đó là điều đau nhất trong lòng mình.

Những ca hồi sức ra thì thôi, nhưng không ra nữa, thì đó là số phận của họ…. Những ca hồi sức khi có tim trở lại chưa chắc gì họ đã sống được bình thường vì khi ngưng thở quá lâu, khả năng chết não là có, nếu trên 4 giây thì sống cũng như người thực vật. Gánh nặng của người nhà và xã hội nhiều. Nên làm mình cắn rứt lương tâm lắm.

BV Chợ Rẫy 3 - Cấp cứu

PV: Tôi rất đáng tiếc về những trường hợp mà chị vừa nhắc đến. Trong một đêm mà phải cấp cứu hàng loạt, các chị đã phải chịu những áp lực khủng khiếp như thế nào?

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân: Trước những dịp Lễ, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tập huấn cấp cứu hàng loạt để để tất cả anh chị đều chuẩn bị tinh thần sẵng sàng. Có lúc thấy đẩy bệnh nhân vào, nằm la liệt.

Thực sự lúc đó mình chỉ biết chạy. Nguyên cả ekip chạy đua. Mình là nhóm trưởng nhóm Hồi sức, nên mình không thể nào “bay” vào làm như các bạn được, mình còn phải hướng dẫn, điều phối. Nhưng lúc nào cũng trong trạng thái khẩn trương nhất có thể.

Tôi còn ám ảnh một trường hợp cấp cứu hàng loạt. Lúc đó một trường Tiểu học làm lễ bị sập sân khấu. Những em nhỏ được đẩy vào... Cảm giác vô cùng xót xa. Điện ba mẹ vào mà ba mẹ chỉ biết khóc.. Vì cha mẹ sáng gửi con đi học bình thường, tự nhiên giờ thấy con mình nằm ở đó, có em còn phải thở máy.

PV: Chớp mắt cũng đã hơn chục năm trôi qua rồi, gia đình của chị thì sao? Chị có thấy thiếu sót với họ?

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Chân: Chắc chắn là nhiều thiếu sót lắm chứ. Vì công việc ở đây áp lực, buông ra là về ngủ. Lâu lâu 1- 2 tháng mới về quê một lần.

Cha mẹ lên thăm, thấy mình cực quá nên lúc nào cũng chia sẻ và thông cảm cho mình. Chăm sóc bệnh nhân và chăm sóc cho ba mẹ - thực sự để chu toàn song song là vô cùng khó...

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của chị.

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.