Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nên biết

Những lưu ý và kinh nghiệm đổ đèo cần nắm vững

Lê Tùng: Thứ năm 21/07/2022, 14:24 (GMT+7)

Luôn đi đứng làn đường khi chạy xe trên đường đèo, tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền – bởi đấy là những góc cua khuất tầm nhìn dễ xảy ra tai nạn...

Ô tô bị hộ lan đâm xuyên tới ghế lái (Ảnh: Công an Thị trấn Đồng Mỏ)

Ô tô bị hộ lan đâm xuyên tới ghế lái (Ảnh: Công an Thị trấn Đồng Mỏ)

Thông tin từ Công an Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, khoảng 9h30 ngày 19/7, tại đèo Bén đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Cụ thể, người đàn ông điều khiển ô tô hiệu Huyndai Grand i10 màu đỏ đang di chuyển trên đèo Bén theo hướng Văn Quan – Đồng Mỏ thì bất ngờ mất lái trong lúc đổ đèo.

Chiếc ô tô đâm trực diện vào lan can an toàn bên đường rồi mới dừng lại. Lan can bằng sắt đã đâm xuyên từ khoang máy của xe tới tận ghế lái của ô tô. Rất may, lúc này trên xe chỉ có tài xế, người này không bị thương mà chỉ mắc kẹt, phải nhờ hỗ trợ của người dân và lực lượng CSGT mới thoát được ra ngoài.

Vụ việc trên là vụ tai nạn thứ 2 trong mấy ngày qua liên quan tới đổ đèo. Trước đó là vụ tai nạn xe khách tại Phú Thọ khiến 3 người tử vong ngày 15/7. Nguyên nhân là do lái xe không thuộc đường, rà phanh liên tục làm má phanh bị cháy hết, mất khả năng hãm, xe lao xuống vực.

Nam tài xế mắc kẹt sau cú húc phải nhờ người dân và lực lượng CSGT hỗ trợ ra ngoài (Ảnh: Công an Thị trấn Đồng Mỏ)

Nam tài xế mắc kẹt sau cú húc phải nhờ người dân và lực lượng CSGT hỗ trợ ra ngoài (Ảnh: Công an Thị trấn Đồng Mỏ)

Rõ ràng, việc lên xuống đường đèo dốc luôn là một trong những thử thách với các tay lái chuyên nghiệp, không chỉ với những tay lái mới...

Vì lý do an toàn mà các đoạn đường đèo dốc luôn có hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Việc đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ các biển báo, xem xét tầm nhìn, khoảng trống hay tốc độ khi muốn vượt xe phía trước..đều là những kỹ thuật cần phải nắm chắc để xử lý.

Cho nên, việc đảm bảo an toàn khi di chuyển trên các cung đường dốc cao và dài, quanh co hay gấp khúc cần phải được tập luyện thành thạo các bước thao tác như phanh, ga, côn, số và quan trọng nhất là phải quen cung đường.

Đặc biệt, việc luôn giữ cho bản thân tâm lý ổn định rất là quan trọng, bởi những cảm xúc nhất thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý và phán đoán tình huống của người lái xe.

Cạnh đó, việc đi đúng tốc độ sẽ giúp cho người lái xe dễ dàng xử lý được nhiều tình huống như khi xe vào góc cua, hãy giảm tốc nếu cảm thấy có phương tiện khác lao nhanh hoặc xin vượt.

Nên nhớ, luôn đi đứng làn đường khi chạy xe trên đường đèo, tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền – bởi đấy là những góc cua khuất tầm nhìn dễ xảy ra tai nạn.

Tuyệt đối, không bắt chước các phương tiện phía trước khi thấy họ lao vun vút hay ôm cua ngọt lịm, vì họ đã có kinh nghiệm và kỹ năng tốt khi đổ đèo, quan trọng hơn là họ đã quen (cũng như thuộc lòng) cung đường đèo.

Ngoài ra, việc sử dụng phanh xe đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trên các cung đường đèo dốc. Hãy tập cho bản thân thói quen dành chút thời gian kiểm tra lại hệ thống phanh như: đai an toàn, má phanh hay bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực tay lái… trước mỗi chuyến hành trình để đảm bảo an toàn.

Lưu ý trong quá trình đổ đèo, không nên rà phanh liên tục vì nó sẽ khiến má phanh xe bị ma sát, lúc này hệ thống phanh nóng lên khiến dầu phanh sôi, dễ gây ra nhiều nguy hiểm cho người lái. Hãy sử dụng các hệ thống khác của xe để điều khiển giảm tốc.

Việc sử dụng số hợp lý cũng quan trọng không kém, nên cho xe chạy số thấp, không phanh gấp mà thả trôi xe. Nếu xảy ra hiện tượng trôi ở xe số tự động hãy lập tức đmệ phanh kèm gạt cần số lần lượt xuống số cấp thấp hơn.

Còn với xe số sàn, tùy vào điều kiện thời tiết và đường đi mà lựa chọn số tương thích. Cắt côn thật nhanh khi phanh bằng hộp số để côn không bị ngắt quãng quá lâu.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đối với các lái mới, anh Việt Anh – Giáo viên dạy lái xe tại Trung tâm sát hạch ô tô số 2 (Sài Đồng) chia sẻ, đối với người không chuyên nghiệp đổ đèo, họ phải xác định được lộ trình đi từ đâu đến đâu, đi như thế nào, thời gian ra làm sao.

Nếu đi đường dài phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, đó là thời gian xuất phát, điểm dừng nghỉ ngơi và thời gian kết thúc. Liệu phương án đó có phù hợp hay không, phải xây dựng trước lộ trình và chuẩn bị phương tiện cho đảm bảo an toàn:

"Phải xác định được cung đường chúng ta phải đi qua. Ví dụ, đi đường dài chúng ta đi qua những vùng mà đường xá phức tạp, thời tiết của từng mỗi vùng miền là khác nhau nên phải xác định được cái cung đường chúng ta đi là qua những đâu, để chúng ta sắp xếp thời gian đi cho phù hợp và thời gian nghỉ ngơi cho phù hợp.

Còn đối với đèo dốc, chúng ta phải xem thời tiết để đi đường đó có tốt hay không. Thứ nhất là tầm nhìn có bị xương mù hay không, thứ hai là đường có trơn trượt hay không. Nếu mà tầm nhìn thoáng, đường khô ráo thì di chuyển tương đối là dễ.

Còn đối với đường đèo dốc tầm nhìn hạn chế, đường trơn trượt chúng ta cần hết sức lưu ý, phải đi chậm, đi đúng phần đường của mình, giữ vững tay lái. Đối với đường trơn trượt là không đánh lái ngoài, tức là không đánh lái gấp.

Còn kinh nghiệm lên/xuống đèo, đối với xe số thì ta lên đèo số nào thì xuống bằng số đó và đảm bảo an toàn nhất không nên đi số lớn, bởi số lớn tốc độ nhanh nên rất nguy hiểm. Rồi sử dụng phanh, đường đèo dốc, chúng ta cần hạn chế phanh để tránh trường hợp cháy phanh".

Trong mọi trường hợp, kinh nghiệm và trình độ của lái xe là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng không kém còn là tinh thần cảnh giác, cẩn thận trong công tác kiểm tra, chuẩn bị phương tiện trước khi nổ máy tham gia giao thông.

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.