Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những ngày cuối năm Quý Mão 2023 đang trôi qua trong sự hối hả, tất bật của mọi người, và biểu hiện rõ nhất có thể cảm nhận được là khi tham gia giao thông. Mọi tuyến đường đều thường trực ùn tắc.
Ngoài những nguyên nhân khách quan thì có một nguyên nhân xuất phát từ một bộ phận người dân, đó là lấn chiếm lòng đường để kinh doanh, tập kết hàng hoá và thực hiện các công việc cá nhân, gây ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Dù đã diễn ra liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay vẫn tồn tại, bất chấp sự vào cuộc của lực lượng chức năng. Đây cũng là vấn đề được thính giả phản ánh rất nhiều trong những ngày qua.
9h sáng, một ngày trong tuần vào dịp cuối năm. Theo phản ánh của thính giả, PV bắt đầu xuất phát để tới những vị trí được xác định là “điểm nóng” về tình trạng lấn chiếm lòng đường, gây ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Vị trí đầu tiên là lối vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đoạn cuối cầu Thanh Trì. Suốt dọc đoạn đường khoảng vài km, đi qua cầu Phủ Đổng cho tới gần trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cứ vài mét lại thấy một người bán hàng rong ngồi ở lề đường, bên cạnh là xe máy/xe đạp chở những túi ổi, táo lớn… Khi có ô tô đi qua, những người này liên tục tiến ra ngoài vẫy tay mời mua hàng.
Không ít xe dừng lại xem, mua hàng đã khiến dòng phương tiện phía sau phải đánh lái vòng tránh, tiềm ẩn nguy cơ TNGT rất cao, nhất là trong những ngày cuối năm đầy hối hả này. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cầu Thanh Trì hướng lưu thông về QL5 thường rơi vào trạng thái đông, chậm.
Trong vai người mua hàng, PV trao đổi với một người bán hàng gần cầu Phù Đổng thì được biết:
“Công an cũng đuổi chứ, nhà chị gần đây thì chị phải mang ra bán, công an đuổi thì chạy, đuổi kinh lắm chứ, nhưng mà chị ngồi đây là sai rồi, dân bọn chị ngay đây toàn ổi luôn.”
Những chia sẻ khá hồn nhiên. Tuy nhiên, có lẽ lâu dần thành quen, không thể dùng sự hồn nhiên đó để lý giải hay biện minh cho hành động đang gây ra nguy cơ TNGT cho người tham gia giao thông. Theo quan sát của PV, tình trạng bán hoa quả ở đầu tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã diễn ra nhiều năm qua.
Đi thêm một đoạn qua cầu Phù Đổng, tới gần trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, một vấn đề khác khiến PV được trải nghiệm cảm giác “khó chịu, xen lẫn nguy hiểm” mà thính giả đã phản ánh trong thời gian qua. Một quán nước ven đường ngang nhiên hoạt động. Bán nước chỉ là phụ, việc chính là tập kết hàng hoá, là điểm chờ của hành khách. La liệt thùng hàng lớn nhỏ được kiểm đếm cẩn thận bởi một người phụ nữ. Khách chờ xe thì đứng thành từng tốp dọc đường.
Trong vai người có nhu cầu gửi hàng, PV được người phụ nữ này cho biết về thời gian nhận hàng, hình thức giao nhận…
- “5 rưỡi đến 6 giờ là chị về rồi nên xe phải xác định là để được, về sớm trước thời gian đấy nên em phải bảo xe căn giờ.
- Chị ơi về Thái Nguyên có xe nào không cho em đi với?
- Có em. Lên đi. Em ơi, cho khách lên xe nhé.”
Trong quá trình tìm hiểu, PV nhận thấy không có bất cứ sự e ngại lực lượng chức năng từ những người làm việc tại quán nước này. Hoạt động giao nhận rất chuyên nghiệp, liên tục có hàng đến và đi, xe khách thì vô tư tạt đầu ra vào bất chấp nguy cơ va chạm với các phương tiện khác.
Không chỉ vậy, dọc lộ trình từ cầu Phù Đổng qua địa phận Ninh Hiệp cho tới khi vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang cũng rải rác xuất hiện những điểm mà phương tiện dừng đỗ đón khách và nhận, trả hàng hoá tự phát.
Đi thêm một vòng, đến 5h chiều cùng ngày, PV trở lại khu vực trung tâm TP Hà Nội, cụ thể là vành đai 3 trên cao đoạn qua Linh Đàm và đầu cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Mật độ phương tiện được ghi nhận lúc đó rất cao, vành đai 3 gần như kẹt cứng, tuy nhiên khi đi qua đường dẫn từ Nguyễn Hữu Thọ lên VĐ3 hướng về Pháp Vân, PV tiếp tục bắt gặp không ít người dân xách theo hành lý, đồ đạc đứng chờ xe khách. Xung quanh là vài người chạy xe ôm mời chào lên xe. Tình trạng này càng khiến giao thông qua đây khó khăn hơn.
Tương tự, đầu cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng bắt gặp cảnh nhiều tốp hành khách đứng chờ xe khách. Chỉ cần vắng bóng lực lượng CSGT thì tình trạng này lại tái diễn. Và nguy cơ vi phạm có lẽ còn tăng cao trong những ngày tới, khi nhu cầu về quê đón Tết của người dân ngày lớn hơn.
Trong lần làm việc gần nhất với đại diện đội CSGT đường bộ số 14, phòng CSGT Công an TP Hà Nội, các đồng chí CSGT cũng nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất không phải là công tác xử phạt của LLCN mà là ý thức của người dân. Nếu tất cả cùng vào bến đợi xe thì chắc chắn không nhà xe nào dừng trên đường để bắt khách.
Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội thông tin, người dân Thủ đô khi phát hiện các hành vi vi phạm, có thể ghi nhận bằng hình ảnh, clip, phản ánh trực tiếp hoặc qua số điện thoại 024.3942.4451; hoặc tài khoản Zalo "Phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội" để cung cấp thông tin.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời gian qua, trên thế giới liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hàng không gây thiệt hại nghiêm trọng về người, như tai nạn máy bay B737-800 của hãng hàng không Jeju Air làm chết 179 người trên máy bay tại Hàn Quốc; tai nạn máy bay E190 của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines làm chết 38 người…
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Có lo ngại cho rằng, với mức mức tiền phạt tăng vọt như quy định, nguy cơ xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm cũng cao hơn.
Qua 4 ngày triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực.