Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Nhà ở lưng chừng dốc

Vũ Loan: Thứ sáu 26/04/2024, 09:27 (GMT+7)

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Ở ven Hồ tây, khi một số ngõ dốc được mở rộng, nối thông với các tuyến đường chính chạy quanh hồ, thì sự đổi thay ở đây lại mang nhiều câu chuyện mới – cũ đan xen, nhất là từ góc nhìn của những ngôi nhà ở lưng chừng dốc.

Nhà ở lưng chừng dốc giữa đất thủ đô sẽ không có được một khung cảnh lãng mạn như phong cảnh miền sơn cước xa xôi. Mà thực tế, nhà ở lưng chừng dốc sẽ khó làm ăn, buôn bán hơn nhiều so với ở mặt đường bằng phẳng.

Bởi những ngôi nhà này phần lớn là từ ngõ được mở rộng thành đường, sẽ không có vỉa hè phía trước, nên mở cổng ra sẽ là liền sát với mặt đường. Nếu không kinh doanh được, cổng chính của những ngôi nhà này thường xuyên đóng lại, chỉ có cánh cửa sổ phía tầng trên là được mở ra.

Khi bộ hành qua những con đường dốc, hình ảnh những cánh cổng  đóng lại, bao bọc trọn vẹn mặt tiền mỗi ngôi nhà như trải ra trước mắt bạn và trôi theo chiều dốc. Một người dân sinh sống lâu năm ở giữa con dốc này giải thích:

"Nếu mà không biết thì tưởng là để xe nó cứ trôi trôi trôi, nhưng đặc thù ở đây dốc là do đê, để là tầng 2, nhà nào trên mặt đường cũng là tầng 2, nhà nào cũng có 1  cái tầng hầm ở dưới làm bếp biếc các thứ. Thật ra nhìn cảm giác thế thôi chứ không tới mức độ là để cái gì nó cũng trượt trượt trượt đâu. 

Hồi xưa ngõ này ngõ cụt, từ hồi làm đường ngõ này mới thông được khắp, ngày xưa nó chỉ là cái ngõ thôi, thì tất nhiên là có nhiều cái bất tiện hơn trên mặt đường, vì có đường thông chứ không thì ai đi vào ngõ này làm gì.

Đi bộ là người ta phải đi đường hồ, mình tập thể dục mình cũng đi ở đường hồ cho thoáng mát chứ, đây chỉ là đường đi lại thôi, từ bên phố phải xuống hồ thì người ta phải đi qua đây thôi…" 

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Chỉ cách vài bước chân là mặt đường tấc đất tấc vàng với hàng quán san sát, tấp nập và đông đúc, hay đường ven hồ đẹp lung linh, nên những con ngõ dốc này đơn thuần chỉ là để đi qua, không có gì để ngắm và ít có gì để níu chân dừng lại.

Nhất là với những ngôi nhà ở lưng chừng dốc, mọi người đều lướt qua hoặc rất nhanh khi xuống dốc, và chậm lại khi lên dốc, nhưng ít ai dừng lại ở giữa con dốc. Nếu có hàng quán nào mở ra phần lớn là của chính nhà dân sinh sống tại đây và cũng là bán cho khách quen xung quanh nên rất yên bình, nhẹ nhàng và đơn giản. Một chủ quán nước nhỏ trên ngõ 76 Yên Phụ chia sẻ: 

"Hầu như ở đây toàn người dân ở từ xưa,  không có người mới, người mới phải ở ngoài mặt hồ, vì thay đổi thì người ta thay đổi ngoài mặt đường, mặt hồ nhiều. Kinh doanh thì cũng bình thường thôi, tại vì nhà mình thì mình cứ làm thôi, khách quen cũng nhiều, giờ còn có các thứ công nghệ ấy, nhà ở đâu mà người ta chả vào được".

Nhà ở lưng chừng dốc, lòng đường cũng liền ngay cửa nhà, nên mọi người, mọi điều vụt qua trong tầm mắt cũng gần lắm. Ấy là chuyện ngã xe, va chạm xe xảy ra cũng nhiều hơn so với địa thế khác nên cả người dân lẫn người đi bộ qua mà thấy vụ việc nào cũng đều xắn tay, nhanh chân vào giúp đỡ, nhặt đồ, băng bó, an ủi người bị ngã. Rồi chuyện trả lời cho người lạ vào hỏi đường thông ra lối này, lối kia, hay chuyện hỗ trợ tổ dân phố rình xem ai đổ trộm rác ra đường,…

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Nói chung là nhà ở lưng chừng dốc vì có địa thế khá đặc biệt nên có nhiều việc cho chủ nhà làm, mà theo như anh Hoàng Tiến, chủ một hàng quán nhỏ trên ngõ dốc phố Xuân Diệu kể chuyện là toàn chuyện bao đồng, nhưng mà cũng vui:

"Ngồi đây thi thoảng vẫn đẩy xe hộ mấy chị đồng nát chở nặng, mấy chị bán quần áo xe đẩy, hay bán rau hoa quả, nhất là mấy người hỏng xe phải dắt lên dốc đấy. Thấy người ta vất vả, mình không ngồi yên được, đẩy lên đẩy xuống mà chả hết ngày đấy thôi…" 

Nhà ở lưng chừng dốc, là những ngôi nhà bạn có thể lướt qua rất nhanh mà không đọng lại nhiều ấn tượng, là những ngôi nhà có vẻ khép mình trong khung cổng sắt, và sự chú ý của bạn tập trung nhiều hơn vào các ô cửa sổ nhỏ đang mở phía trên tầm mắt.

Ở đó, bạn dễ thấy sự đáng yêu của một bình hoa xinh xinh, một rèm cửa sổ được xâu từ hạc giấy, một cành lá xanh chìa ra khỏi ô cửa đón nắng….

Bạn cứ lướt qua nó, chỉ vậy thôi, những ngôi nhà ở lưng chừng dốc sẽ ở lại, vẫn ở đó, và ít đổi thay. Nếu có dịp quay lại, bạn sẽ nhận ra những ngôi nhà ở lưng chừng dốc này bởi chính sự quen thuộc và ít thay đổi đó.

Đó cũng là một món quà thú vị mà sự phát triển quá nhanh của một đô thị như Hà Nội vẫn để dành cho bạn!

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Từ thực tế không ít người vi phạm bỏ lại phương tiện vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp, Bộ Công an cho biết, theo quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro. 

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

Kể từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.