Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bẵng đi một thời gian dài, có lẽ là cả quãng thời gian chịu ảnh hưởng bởi sự hành hạ của đại dịch COVID-19. Bỗng một ngày được tin, tập đoàn KDI Holdings - chủ sở hữu của khu nghỉ dưỡng phức hợp Vega City Nha Trang thông báo sẽ làm lễ khánh thành nhà hát Đó vào ngày đầu tháng 4/2023.
Vậy là sau gần 3 năm – bằng với quãng thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành dữ dội nhất, nhà hát Đó – từ bản phác thảo ý tưởng đã được chủ đầu tư biến thành hiện thực. Và như thế, chúng ta, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước thời kỳ đổi mới, có một nhà hát tư nhân.
Nhà hát được chú trọng đầu tư thiết kế, đầu tư trang thiết bị sân khấu, hệ thống cơ khí đạt tiêu chuẩn quốc tế, để đảm bảo hệ thống biểu diễn đa năng, vừa biểu diễn trên cạn, vừa biểu diễn dưới nước với bể chứa nước lên tới 240m3 nước.
Có thể nói, nhà hát Đó chính là giấc mơ đối với tất cả những người làm nghệ thuật, giấc mơ mang tên nghệ thuật văn hoá bản địa. Và cũng thể hiện được giấc mơ của chính những nghệ sĩ biểu diễn Life Puppets – Rối Mơ với mong ước cách tân nghệ thuật rối nước truyền thống dân tộc.
Trong bối cảnh nền kinh tế vừa trở lại sau đại dịch COVID-19 còn quá nhiều khó khăn, thách thức. Một doanh nghiệp lại quyết định xây “một cái nhà hát” mà chẳng biết đến bao giờ mới có thể thu lại được vốn liếng bỏ ra? Chưa kể đến việc nó hoạt động ra sao? Thu hút du khách thế nào? Sẽ là một câu chuyện dài trong lúc “trà dư tửu hậu” theo sau đó của những người quan tâm đến nền nghệ thuật nước nhà…
Rất nhiều ý kiến nghi ngờ vào khả năng hoạt động của nhà hát. Bởi ngay cả những nhà hát trực thuộc sự quản lý của nhà nước, bao nhiêu năm nay cũng đang trong cảnh “sống dở, chết dở” vì không có khán giả, không có kinh phí để trả lương diễn viên, và đặc biệt là không có những vở diễn đủ sức hút để kéo khán giả tới rạp.
Nhưng chính những sự nghi ngờ đó, lại cho tôi một niềm tin rằng, nhà hát Đó sẽ sống được, và sống khoẻ mạnh. Bởi nhà hát Đó, có một điểm khác biệt quan trọng nhất so với những nhà hát hiện nay của chúng ta – Nó là nhà hát của Tư nhân.
Xét cho cùng, việc xây dựng một cái nhà hát vài trăm tỷ, vẫn là chuyện dễ dàng, trong tầm tay, nhất là đối với một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầy quyết tâm.
Khoan hãy nói về hình thức, vì đẹp – xấu là do con mắt thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Nhưng việc lo lắng làm sao cho nhà hát sống được, có lẽ hơi thừa, bởi những người dựng lên nhà hát này, họ đã có kế hoạch đem đến linh hồn cho cái nhà hát đó, thậm chí từ trước khi xây dựng nhà hát.
Để tạo ra phần hồn tương xứng, ekip Life Puppets – Rối Mơ đã dành ra gần 3 năm để sản xuất một chương trình công phu với phương pháp và ngôn ngữ biểu đạt vượt ra ngoài một sản phẩm du lịch. Chương trình sử dụng phương pháp sáng tạo cộng đồng đặc biệt - kết hợp giữa nghệ nhân và nghệ sỹ, giữa nhà sản xuất và đạo diễn, giữa bảo tồn và tiếp biến văn hóa để tạo ra một kịch bản có đời sống thực sự như con người.
Thậm chí, những nhạc nhạc cụ, đạo cụ phục vụ cho việc sáng tạo, biểu diễn được làm hoàn toàn thủ công bằng chính đôi bàn tay, khối óc của những người nghệ sĩ trực tiếp thể hiện show diễn Rối mơ ấy.
Tại đây, thay vì kịch bản, âm nhạc, các loại hình biểu diễn phức tạp (rối hoạt hình, hiệu ứng công nghệ) được ấn định trước, toàn bộ 60 phút của chương trình đều là trực diễn, các yếu tố đều được điều khiển theo diễn biến trên sân khấu và cảm hứng sáng tạo của những người nghệ sĩ – không thu âm, không lập trình trước.
Những nghệ sĩ không chỉ biểu diễn theo chỉ định mà còn phải sống, phải hiểu nhân vật của mình, luôn đóng góp ý kiến và mọi chi tiết của Life Puppets – Rối Mơ sẽ xây dựng dựa trên sự đồng sáng tạo của tập thể cùng thiên hướng nghệ thuật của mỗi cá nhân trong ekip.
Lấy ý tưởng từ những chất liệu, nét văn hóa gần gũi với người Việt như hình ảnh cây tre, sự đa dạng dân tộc, tính cộng đồng và xã hội…, trên nền tảng cách tân di sản rối nước truyền thống, Life Puppets – Rối Mơ là sự kế hợp chưa từng có giữa các loại hình Rối nước - Rối dây - Rối bóng - Rối hoạt hình - Múa đương đại, cùng chất liệu kể chuyện từ những nhân vật 12 con giáp và sự dẫn dắt của dàn khí nhạc bản địa Việt Nam - SEASOUL,… Ekip dàn dựng đã khéo léo lồng ghép, tạo ra một chương trình nghệ thuật độc đáo gói trọn tinh hoa văn hóa của người Việt.
Trong bối cảnh thị trường du lịch còn đang loay hoay tìm ra hướng đi khác biệt để thu hút du khách, một show diễn nghệ thuật bản địa độc đáo như Life Puppets – Rối Mơ mơ sẽ là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế và hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến quốc tế mới…
Cũng phải nói thêm rằng, với việc nhà hát Đó và show diễn Life Puppets – Rối Mơ ra mắt công chúng, phải ghi nhận sự nỗ lực vượt qua khó khăn, và đặc biệt là hy sinh lợi ích kinh tế, mà không phải đơn vị kinh doanh bất động sản, nghỉ dưỡng nào tại thời điểm này cũng có thể làm được.
Nói rằng, hy sinh lợi ích kinh tế không hề ngoa. Bởi ai cũng biết, với tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, một doanh nghiệp bất động sản sẵn sàng bỏ ra quỹ đất hàng ngàn mét vuông, đầu tư hàng trăm tỷ đồng – nghe nói là khoảng 400 tỷ - để xây dựng một nhà hát, mà chẳng cần phải là một người kinh doanh cũng biết được rằng, còn lâu lắm họ mới có thu hồi lại được vốn đầu tư.
Nhưng như chia sẻ của ông Kiều Hữu Dũng, chủ tịch Tập đoàn KDI Holdings, thì có lẽ, họ không hề đặt nặng vấn đề kinh tế lên hàng đầu, khi quyết định xây dựng nhà hát này. Bởi bản thân ông Dũng, hơn ai hết cảm nhận rõ được những khó khăn, thử thách, gian nan trên con đường lựa chọn đầu tư và kinh doanh văn hoá – nghệ thuật. Bởi việc này, không chỉ cần năng lực tài chính mà còn phải có sự kiên định của nhà đầu tư. Tất nhiên là còn thêm cả sự ủng hộ của chính quyền, sự chung tay của các lực lượng trong xã hội.
Người ta có thể cảm nhận rõ niềm tự hào, xúc động thật sự của ông Dũng trong bài phát biểu tại buổi lễ khánh thành Nhà hát Đó – mà theo tôi – đó là những tâm sự tự đáy lòng chứ không hề là một bài diễn văn khoe khoang, đao to, búa lớn: “Tôi rất tự hào khi công trình ấp ủ của cá nhân tôi và rất nhiều kiến trúc sư, đồng nghiệp, đối tác đã hiện hữu ở đây. Không phải với vị thế của một công trình kiến trúc hoành tráng, quy mô, mà đối với chúng tôi cũng như với du khách đây là một tác phẩm giàu cảm xúc và mang đậm văn hóa Việt… KDI đã lựa chọn văn hóa bản địa Việt Nam là chiến lược, là thế mạnh và dần sẽ trở thành năng lực cốt lõi của chúng tôi…”.
Chứng kiến những tràng vỗ tay không dứt của khán giả chật kín khán phòng, đặc biệt là sự theo dõi trọn vẹn show diễn của Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo Bộ, ngành trung ương và địa phương, cho người ta niềm tin rằng, đây chắc chắn sẽ là một điểm đến yêu thích của du khách khi đến Việt Nam, tới Nha Trang...
Một cơ thể đẹp đẽ - là thiết kế nhà hát có một không hai; Một bộ não làm việc linh hoạt và hiện đại – là hệ thống cơ khí, kỹ thuật biểu diễn đẳng cấp thế giới. Và một trái tim khoẻ mạnh sẽ đập đều đặn mỗi ngày – là show diễn nghệ thuật bản địa độc đáo Life Puppets - Rối mơ… Có lẽ bấy nhiêu cũng là đủ để những người làm nên công trình nghệ thuật độc đáo này đi vào lịch sử.
Nhà hát Đó cùng show diễn Life Puppets – Rối Mơ sẽ là một địa chỉ văn hoá mới, một điểm đến mới đẹp đẽ không chỉ riêng của Nha Trang – Khánh Hoà…
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.