Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn 100 bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị. Các tác phẩm này góp phần giữ lửa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Về quê hương Long An vào lúc mặt trời vừa ló dạng, đã nghe nghe mơn vang bên tai giọng hát ngọt ngào của nghệ sĩ đang ngân nga khúc hát “Đức Huệ chút tình quê” được phát trên đài phát thanh Long An. Ca từ và vần điệu nhẹ nhàng, thổi hồn cho quê lúa yên ả.
Nghệ sĩ Diệp Vàm Cỏ - Nguyên Phó phòng Văn nghệ Đài PT-TH tỉnh Long An tự hào cho biết, soạn giả của khúc hát đó là “đệ tử ruột” của ông -Nguyễn Văn Bớt.
Nói về học trò Nguyễn Văn Bớt, nghệ sĩ Diệp Vàm Cỏ bộc bạch thêm, những bài ca vọng cổ do soạn giả Nguyễn Văn Bớt sáng tác đều mang ca từ mượt mà, ý tứ sâu lắng nên nghệ sĩ rất dễ thể hiện cái hồn của bài ca và rất dễ dàng học thuộc. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các tác phẩm của tác giả Nguyễn Văn Bớt là lấy tinh thần phục vụ Nhân dân làm trên hết nên khiến người mộ điệu yêu thích là vậy:
“Anh Bớt tuy xuất hiện muộn nhưng đi đến với lính vực sáng sáng là bằng đam mê. Anh đã nắm được những điều cơ bản của vọng cổ nên sáng tác rất thành công. Giọng văn của anh Bớt rất phù hợp với giọng cổ, gần gũi với thể loại thơ mới. Vần điệu dễ đi vào đi lòng người, người ta thích hơn. Lời ca mượt mà, có vần có điệu. Bây giờ trên các phương tiện truyền thông cái bài ca do anh Bớt sáng tác xuất hiện rất nhiều”.
Tâm tư về “nghiệp” sáng tác, soạn giả Nguyễn Văn Bớt kể, ông bắt đầu sáng tác bài ca vọng cổ và cải lương từ năm 1995, vào giai đoạn mà Cải lương Nam Bộ đã dần đi vào thoái trào. Nhưng thay vì viết những tình khúc yêu đương thì soạn giả chọn chủ đề xuyên suốt là ngợi ca quê hương, ngợi ca Đảng và Bác Hồ. Theo soạn giả, đó là những chủ đề không bao giờ “nguội”. Để những bài hát được người mộ điệu đón nhận, soạn giả bắt đầu cầu thị, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các tác giả đi trước, tâm huyết sáng tác những bài ca có vần, có điệu để người ca dễ thuộc, ca từ phải chọn lọc để dễ nhớ. Nói về nguồn cảm hứng tạo ra chất xúc tác để tác giả sáng tác ra được những tác phẩm tâm huyết, ngôn từ giàu biểu cảm, dễ đi vào lòng người, soạn giả Nguyễn Văn Bớt chia sẻ:
“Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên bên sòng sông Vàm Cỏ Đông, quê hương có truyền thống lâu đời về Đời ca tài tử. Từ lúc ấu thơ đã gắn liền với nhiều câu hò điệu lý. Bản thân thấy vậy nên sẵn sàng phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để sáng tác nhiều bài phục vụ công chúng”.
Phần lớn các sáng tác của soạn giả Nguyễn Văn Bớt đều đã phát sóng trên các kênh Đài Truyền hình Trung ương và đài phát thanh- truyền hình các địa phương nhiều tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ. Nhà báo Mai Văn Lạng, Trưởng phòng Dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam, người trực tiếp phát sóng các tác phẩm nghệ thuật của soạn giả Nguyễn Văn Bớt cho biết:
“Ngay ban đầu nghe tên Nguyễn Văn Bớt thì tôi đã thấy dung dị và chân tình rồi. Tác giả viết lối văn rất giả dị, biết gieo vần. Sau này anh Bớt gửi thêm một số bài thì tôi thấy anh rất yêu quê hương miền Tây. Thật sự chúng tôi rất phục tình yêu nghệ thuật của anh Bớt”.
Trong thời điểm cả nước đang xảy ra đại dịch COVD-19, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã viết nhiều bài ca cổ, góp phần tuyên truyền người dân cùng tích cực phòng chống dịch bệnh. Tiêu biểu như bài “Tình người trong mùa dịch”, do NSND Thanh Tuấn ca trên Đài Tiếng nói Việt Nam. “Chung tay chống dịch”, do nghệ sĩ Lưu Quốc Vinh và nghệ sĩ Nhật Hoàng (Đoàn Văn công Quân khu 7) song ca trên sóng VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam. “Quân - dân miền Đông đồng lòng chống dịch ” do nghệ sĩ Đức Tài ca trên Đài PT-TH Long An. Cũng trong năm 2021, tại Cuộc thi sáng tác do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, tác phẩm ca cổ “Chung tay chống dịch” của Nguyễn Văn Bớt do 2 nghệ sĩ Lư Quốc Vinh - Nhật Hoàng (Đoàn Văn công Quân khu 7) song ca trên VTV1 đã đạt Giải B.
Đến nay, Nguyễn Văn Bớt đã có trên 100 bài ca cổ, đa số đã phát hình và phát thanh. Trước mắt, ông đang viết một kịch bản cải lương dài và một số bài ca cổ để chuẩn bị chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Soạn giả Nguyễn Văn Bớt chia sẻ:
“Một trong những mốc son đáng nhớ nhất trong sự nghiệp sáng tác của vị sọa giả “đồng bưng” này là bài ca cổ “Ngàn năm thương nhớ Trường Sa” được thí sinh Nguyễn Thị Luận chọn ca và đoạt Giải “Chuông vàng vọng cổ” năm 2013, do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Những lúc về quê đám tiệc mà nghe người dân hát những bài hát của mình thì cảm thấy rất hạnh phúc”.
Mỗi bài hát do tác giả Nguyễn Văn Bớt sáng tác là một đóa hoa góp phần tô thắm cho văn nghệ đồng bằng, là cách để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc đờn ca tài tử đất phương nam.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.