Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Nguy cơ TNGT từ chứng thở ngắt quãng, ngáy khi ngủ

Hoàng Anh - Thảo Nguyên: Thứ ba 28/05/2024, 09:50 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu cho biết, bật radio, nhai kẹo cao su, uống quá nhiều trà hoặc cà phê và ca hát đều là những dấu hiệu cảnh báo về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức.

Việc dựa quá nhiều vào các cách để giúp tỉnh táo khi lái xe sẽ khiến nguy cơ mắc phải chứng bệnh này cao hơn, từ đó tiềm ẩn nhiều khả năng xảy ra va chạm hơn.

Blake Corney, 4 tuổi, và gia đình đang trên đường đến một cửa hàng đồ chơi thì thiệt mạng trong vụ tai nạn. Ảnh: abc.net.au

Blake Corney, 4 tuổi, và gia đình đang trên đường đến một cửa hàng đồ chơi thì thiệt mạng trong vụ tai nạn. Ảnh: abc.net.au

2 năm sau khi gây tai nạn dẫn đến cái chết của một cậu bé 4 tuổi, Akis Livas, một tài xế xe tải biết mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhưng vẫn lái xe và đâm vào một xe ô tô đang dừng chờ đèn đỏ trên Đường cao tốc Monaro ở Canberra, Australia.

Các công tố viên cho biết Livas đã được nhân viên y tế thông báo rằng anh ta bị ngưng thở khi ngủ và không nên lái xe. Nhiều thống kê đã chứng minh khả năng gây tai nạn giao thông có liên quan khá chặt chẽ với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Cứ 5 người thì có 1 người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, dạng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất, khiến cơ cổ họng thư giãn trong khi ngủ và làm gián đoạn luồng không khí đến phổi.

Các triệu chứng bao gồm ngáy to, thở hổn hển hoặc khịt mũi, ngừng thở và bắt đầu thở ngắt quãng, giấc ngủ bị gián đoạn, có thể dẫn đến buồn ngủ ban ngày quá mức và các vấn đề về tập trung.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông. Một nghiên cứu tại Mỹ năm 1988 cho thấy bệnh nhân ngưng thở khi ngủ có nguy cơ gây TNGT cao gấp 7 lần người bình thường. Tỷ lệ tai nạn ngủ cũng cao hơn 2,6 lần so với bình thường.

Tiến sĩ David Cunnington, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ ở Australia cho biết: “Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm tăng đáng kể nguy cơ tai nạn xe cơ giới và tai nạn liên quan đến công việc. Điều đó thực sự quan trọng không chỉ đối với lái xe mà còn đặc biệt hơn đối với những lái xe thương mại”.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ 8 lần ngừng thở mỗi giờ, khả năng thực hiện một hành động lái xe nguy hiểm như tăng tốc, phanh gấp hoặc tăng tốc đột ngột tăng 27%. Các tai nạn liên quan đến buồn ngủ vì vậy mà thường là các tai nạn nghiêm trọng, gây tử vong.

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi đang lái xe. Ảnh: SONGSAK ROHPRASIT/MOMENT RF

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi đang lái xe. Ảnh: SONGSAK ROHPRASIT/MOMENT RF

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học St James ở Leeds phỏng vấn 119 người chưa được điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và 105 người không mắc bệnh này; và phát hiện ra rằng gần 1/3 số người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên sử dụng ba cách trở lên để giúp họ tỉnh táo khi lái xe, so với những người không mắc bệnh này.

Thông thường nhất, mọi người nói rằng họ mở cửa sổ, bật radio và uống trà hoặc cà phê.

Ông John Dixon, một người mắc chứng thở ngắt quãng khi ngủ chia sẻ từng sống trong sợ hãi vì phải chiến đấu với cơn buồn ngủ mỗi ngày để không gây ra tai nạn: “Tôi nhận ra rằng chứng ngưng thở khi ngủ đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào. Mỗi ngày có thể 5-6 lần tôi cố tìm một nơi nào đó để tấp xe vào, dừng lại rồi ngủ tầm 15 phút. Tôi lái xe giữa mùa đông với cửa sổ mở để giúp tôi tỉnh táo. Tôi bị hành hạ về tinh thần, với nỗi sợ có lúc nào đó tôi ngủ quên khi đang lái xe không và tai nạn có thể xảy ra, tôi có thể chết và giết bất cứ ai trên đường. Điều đáng lo ngại hơn là khi ấy tôi không biết tôi đang mắc bệnh mà chỉ nghĩ tôi thèm ngủ hơn người khác thôi”.

Tiến sĩ Akshay Dwarakanath, tại Bệnh viện Đại học St James, cho biết: Có tới 1/5 số vụ va chạm trên đường có thể do mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng những bệnh nhân mắc chứng thở ngắt quãng do thường sử dụng các mẹo nhằm chống lại cơn buồn ngủ.

Phát hiện này sẽ khuyến khích các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi đánh giá khả năng lái xe của bệnh nhân chú ý hơn đến các thói quen mà họ hay dùng để giúp tỉnh táo, qua đó ngăn cản bệnh nhân lái xe nếu họ có nguy cơ cao gây ra va chạm.

Tiến sĩ David Cunnington, cho biết thêm: “Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tai nạn xe cơ giới cao gấp đôi đến 10 lần ở những người mắc chứng thở ngắt quãng khi ngủ từ trung bình đến nặng. Vì vậy, luật pháp ở Victoria và New South Wales của Úc quy định với tư cách là người lái xe, bạn có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cấp giấy phép lái xe biết nếu có bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng thở ngắt quãng khi ngủ nghiêm trọng, phải cho cơ quan cấp phép biết”.

Theo Tiến sĩ Cunnington, trên thực tế, việc mắc chứng thở ngắt quãng khi ngủ nghiêm trọng sẽ không có nghĩa bạn bị mất giấy phép lái xe mà chỉ cần tuân thủ nghiêm quy trình bao gồm điều trị y tế và cung cấp đầy đủ các giấy tờ tới cơ quan chức năng. 

Tiến sĩ Harneet Walia, Trung tâm rối loạn giấc ngủ Cleveland Clinic chia sẻ: “Việc áp dụng các phương pháp điều trị đã giúp giảm đáng kể đối với các lái xe buồn ngủ, hiệu quả rõ ràng hơn đối với bệnh nhân điều trị bằng máy trợ thở áp lực dương liên tục. Điều này rất quan trọng vì tình trạng lái xe buồn ngủ vào ban ngày có thể gây ra rủi ro cho cộng đồng”.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên:

“Nếu bạn nghĩ mình bị ngưng thở khi ngủ hay có các dấu hiệu, triệu chứng như ngáy lớn, ngừng thở hoặc cảm thấy mệt và buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ”.

“Đừng lái xe khi buồn ngủ. Đó là lời khuyên đơn giản. Nếu chúng ta cảm thấy buồn ngủ thì thời điểm dừng xe không phải là khi bạn đã chìm vào giấc ngủ ngắn, gục đầu xuống và đang trôi dạt trên các làn đường. Điều quan trọng là cứ hai giờ một lần hãy có một giấc ngủ ngắn nếu bạn lái xe đường dài. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, bạn đừng mở radio hay kéo cửa sổ xuống, hãy tấp vào lề và chợp mắt một lát”.

Ảnh: Getty Images

Ảnh: Getty Images

Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công an, năm 2023, toàn quốc xảy ra 21.880 vụ TNGT đường bộ, phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông có 0,33% do mệt mỏi, ngủ gật (khoảng 72 vụ).

Anh Quang Huy, một lái xe taxi tại Hà Nội chia sẻ: Công việc lái xe đòi hỏi sự tập trung để đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách, tuy nhiên, không tránh khỏi có những ngày mệt mỏi, thiếu ngủ, vì thế anh cũng cần vài mẹo nhỏ để giúp tỉnh táo hơn.

“Sẽ có những hôm buồn ngủ, ví dụ như mình mệt mỏi từ hôm trước thì có ảnh hưởng kéo theo, nói chung là không đảm bảo sức khỏe thì sẽ ảnh hưởng đến hôm sau. Mình hay ăn kẹo cao su hoặc mở cửa để cung cấp ô xi cho tỉnh táo. Nếu thực sự khi nào cảm thấy cơ thể buồn ngủ hay không tỉnh táo thì mình phải dừng lại”.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tài xế buồn ngủ khi lái xe như sử dụng rượu, bia, cường độ làm việc quá cao dẫn đến việc không có thời gian nghỉ ngơi và ngủ… nhưng một yếu tố cũng cần được bản thân các tài xế và các doanh nghiệp vận tải quan tâm đó chính là chất lượng giấc ngủ.

Việc kiểm tra sức khỏe tài xế định kỳ và thực chất là rất cần thiết, qua đó sớm phát hiện các vấn đề về sức khỏe, đảm bảo đủ điều kiện lái xe.

Hoàng Anh - Thảo Nguyên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

Nhằm có thêm nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng của Đảng và Nhà Nước, TPHCM đang chuẩn bị lộ trình nhằm tạo ra được tín chỉ carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.