Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Người nuôi tôm đợi giá

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ ba 22/08/2023, 16:35 (GMT+7)

những ngày gần đây, nhiều bà con nuôi tôm tại ĐSBCL đứng ngồi không yên khi giá nguyên liệu tăng nhưng giá các mặt hàng tôm có dấu hiệu sụt giảm. Tình trạng này đặt người nuôi đứng trước sự lựa chọn: Thả nuôi nối vụ hay dừng lại chờ giá lên?

“1 vốn 4 lời” là cách mà nhiều người thường mô tả về công việc và thu nhập của người nuôi tôm. Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước. Còn hiện nay, đến các địa phương có tiếng làm kinh tế từ loài thủy sản này, bà con đều lắc đầu ngao ngán, với giá tôm như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc xử lý môi trường ao nuôi... thì lợi nhuận gần như không có.

Tại tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm năm nay gặp nhiều bất lợi do giá tôm thương phẩm sụt giảm mạnh và nhiều tháng liền đứng ở giá thấp nên các hộ nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ. Vì vậy, nhiều hộ sau khi thu hoạch đã chọn giải pháp tạm treo ao.

Anh Lê Văn Hùng Cường ở thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Giá tôm từ 40 con trở lên thì được 113.000-114.000 đồng/kg, còn size 30 con/kg thì được 128.000 đồng, 20 mấy con thì 140 mấy ngàn. Hiện xã Long Toàn anh thấy tôm lớn không còn mấy hộ, còn khoảng 10% hà, chừng không tới nữa.

Tương tự, anh Huỳnh Thanh Duy ở thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, người đã thu hoạch tôm được hơn nửa tháng nay mà chưa dám cải tạo ao thả lại, ngậm ngùi chia sẻ: Đang treo ao anh, khi nào giá tăng lên thấy được được thì mình thả thôi, giờ đâu có nói trước được, chắc cũng có lẽ tháng 9 mới thả lại, 100 con, giá 90 ngàn trở lên mới có lãi, giá này lỗ, giá 70-80 ngàn này là lỗ.

Đến nay, nông dân trong tỉnh Trà Vinh thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng với số lượng gần 1,2 tỷ con tôm sú, diện tích hơn 22.120ha và gần 4,6 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 6.440ha; trong này có gần 930ha nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

Kỹ sư Dương Duy Khánh, Nhân viên kinh doanh Công ty TNHH ANT cho biết: Khoảng 60% đang treo ao, cả tháng nay bị sự cố thả ao lại. Trời mưa, khoảng 10-15 ngày là xả tôm. Mưa rồi nắng, dịch bệnh này kia nhiều. 10-15 ngày, nó bị gan chết. Thức ăn cũng có hỗ trợ nhưng chỉ hỗ trợ phần nào thôi. Quan trọng là giá tôm. Nuôi vậy là không có lãi đâu.

Giá tôm sụt giảm khiến bà con làm nghề lo lắng

Giá tôm sụt giảm khiến bà con làm nghề lo lắng

Có thể thấy, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh đã đặt nhiều hộ nuôi ở ĐBSCL đứng trước nhiều khó khăn, thua lỗ dẫn đến dứt nguồn vốn để tái đầu tư cho vụ tiếp. Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân giá tôm giảm là do hiện đang vào mùa vụ nuôi tôm chính, không chỉ ở Việt Nam, mà còn tập trung ở các nước nuôi tôm khác như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia, trong khi tình hình xuất khẩu bị đình trệ.

Các chuyên gia gợi ý để giảm giá thành, trước tiên phải giảm chi phí đầu vào sản xuất tôm. Muốn vậy, cần có cơ chế quản lý giá bán của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn cho tôm. Ngoài ra, nông dân cần phải hướng đến các quy trình nuôi tôm hiệu quả, bền vững và tuân thủ các khuyến cáo của các cơ quan chức năng để sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến của doanh nghiệp.

Empty

Trước những có khăn đang bủa vây con tôm tại ĐBSCL hiện nay, giải pháp nào để gỡ khó đầu ra, giúp người nông dân an tâm sản xuất và phát triển ngành hàng tôm, tiến tới giữ mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4,3 tỷ USD trong năm nay? Về vấn đề này, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu, Giám đốc HTX Công Nghệ Cao Đông Hải Nhạc đã có cuộc trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông:

PV: Thưa ông, với giá tôm như hiện nay, tình hình nuôi tôm của bà con tại Bạc Liêu như thế nào?

Ông Tạ Hoàng Nhiệm: Cho điều tra rồi 20 hộ nuôi, họ có tiền mặt mua đại lý tiền mặt không đó thì trong 20 hộ này thì lỗ hết 10 hộ, còn lại 10 hộ thì huề hoặc có lời chút đỉnh chứ không đáng. Nếu tình này này để ầm vậy, ai nuôi tôm nữa, rồi kéo theo hệ lụy hàng ngàn công nhân, nhà máy, xí nghiệp bán cho ai, tôm giống bán cho ai, người dân bây giờ nuôi thì lỗ, ai mà nuôi.

Có thể nửa tháng, 20 ngày nữa, có thể người ta thả nuôi lai rai, người ta đón, vì thường thường Tết lên giá, tháng 11-12, qua tết nó lên giá. Năm nay ảnh hưởng toàn cầu không biết có lên không, kiểu nhắm mắt quýnh liều vậy mà. Còn từ đây tới đó như bây giờ thì banh.

PV: So với các năm trước, thời tiết năm nay tại địa phương ảnh hưởng như thế nào đến vụ nuôi, thưa ông?

Ông Tạ Hoàng Nhiệm: So với cùng kỳ các năm trước năm nay thời tiết rất thuận lợi. Tỷ lệ người nuôi tôm Bạc Liêu nói chung, Đông Hải nói riêng thành công khoảng 80% (người nuôi đạt) nhưng mà trong 80% này thì lỗ hết 40% rồi, còn huề vốn với lời chút đỉnh thôi không đáng.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến giá tôm năm nay không được như mong đợi?

Ông Tạ Hoàng Nhiệm: Sau dịch Covid-19, suy thoái toàn cầu, thì người tiêu dùng cũng khó khăn. Ecuador, Ấn Độ nuôi tôm sản lượng gấp 3 lần Việt Nam mình, nhưng giá thành của người ta bên đó chú nói 30 con thì nó tầm 2,2 đô, thì tầm 50 mấy ngàn tiền Việt Nam mình, 50 con. Trong lúc chi phí mình từ 90-100 ngàn đồng/30 con thành ra sức cạnh tranh của mình cũng không lại. Xuất khẩu của các doanh nghiệp giờ đầy tôm, nhóc hết, mà đơn đặt hàng của Châu Âu và Mỹ nó rất thấp. Mỹ đặt tới 40% sản lượng tôm nhưng giờ cũng còn khoảng 20% thôi.

PV: Trước những khó khăn hiện tại, ông có đề xuất gì đối với ngành ngành chức năng để từng bước gỡ khó đầu ra cho con tôm?

Ông Tạ Hoàng Nhiệm: Trong 4 nhà này họp lại kể cả nhà xuất khẩu họp lại, để có giải pháp, tìm giải pháp để tháo gỡ đầu ra cho con tôm, để người nuôi tôm có lợi nhuận, chứ tình hình này để nằm yên vậy là không ổn. Thứ 2, nhà nước phải có chính sách. Hôm rồi có gói 15 ngàn tỷ đồng cho nông nghiệp đây, Ngân hàng nhà nước công bố rồi. Tôi đề nghị gói này phải đưa trực tiếp cho người nuôi tôm vay để kéo lên thời gian chờ nó ổn định, có nguồn lực, bà con phát triển ngành tôm của mình.

Một điều nữa là cơ sở hạ tầng của mình chưa đảm bảo để phục vụ cho tôm. Cái nuôi tôm bây giờ người bơm vô, người bơm ra mình không có quy hoạch nào cụ thể hết, rồi kinh rạch giờ cạn nhiều. Kinh thủy lợi phải nạo vét cho đàng hoàng…

PV: Cảm ơn ông với những chia sẻ vừa rồi.

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.