Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người giữ lửa nghề dệt Châu Phong

Phương Huyền: Chủ nhật 18/12/2022, 16:15 (GMT+7)

Từ xa xưa, đồng bào Chăm ở An Giang xem nghề dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng.

Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, nghề dệt thổ cẩm dần mai một. Ở xã Châu Phong duy nhất có một hộ vẫn tâm huyết giữ nghề. Đó chính là ông Mohamad, chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mohamach.

“Tôi có thể đầu tư máy dệt hiện đại, giúp thời gian dệt nhanh hơn nhưng như vậy sản phẩm sẽ không còn giữ được nét đặc trưng của làng nghề dệt thổ cẩm Chăm nữa”- Đó là chia sẻ của ông Mohamad, người có mấy mươi năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm.

Nhớ lại khoảng thời gian từ những năm 2000, khi ông mới thành lập cở sở tại địa phương. Lúc ấy cũng là thời kỳ hưng thịnh của làng nghề, các sản phẩm như khăn rằn, xà rông không chỉ bán ở các địa phương lân cận hay TP. HCM mà còn được bán sang tận Campuchia, Malaysia. Nhờ vậy kinh tế của các gia đình đồng bào Chăm ngày càng khấm khá hơn trước.         

Theo dòng thời gian, vấn đề trăn trở lớn nhất của người thợ lâu năm như ông Mohamad là làm sao đào tạo lớp trẻ kế thừa để bảo tồn, gìn giữ và duy trì nghề truyền thống của cha ông, không để chúng dần mai một.         

Ông Mohamad, chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mohamach - Ảnh NLĐ

Ông Mohamad, chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mohamach - Ảnh NLĐ

PV: Chú ơi, mình gắn bó với nghề dệt được bao nhiêu lâu rồi?

Ông Mohamad: Lúc nhỏ 14, 15 tuổi là chú đã phụ cha mẹ những việc nhẹ như xã chỉ, phơi chỉ, nói chung là những việc mình có thể làm được.         

PV: Đến đời con mình, chú có muốn các con nối nghiệp nhằm phát huy nghề truyền thống của dân tộc không ạ?

Ông Mohamad: Chú có 3 người con, 2 người đỗ Đại học có việc làm rồi. Đứa thứ 3 cũng đang học Đại học và nó có nguyện vọng quay về tiếp nối nghề này của chú         

PV: Thưa chú, để thuần thục nghề thì phải mất thời gian bao lâu? Đặc biệt đối với người trẻ thì nó có khó khăn gì không ạ?

Ông Mohamad: Như chú theo nghề từ nhỏ, học từ cha mẹ nên chú nắm rất rõ kỹ thuật bắt sợi, nhuộm sợi và tạo hoa văn như thế nào. Cho nên tay ngang hay mới vào nghề phải mất thời gian dài mới làm được. Với lại mình phải yêu nghề nữa, có nghĩa là mình tâm đắc với nghề dệt thủ công này thì mới có thể làm được.

PV: Dạ, được biết chú là hộ duy nhất ở địa phương đang giữ gìn nghề dệt truyền thống. Hiện cơ sở của mình có bao nhiêu lao động và nguồn thu nhập của mọi người ra sao chú?

Ông Mohamad: Những người tâm đắc còn giữ nghề ở cơ sở của chú toàn là trên 30 tuổi không à. Vừa quay, vừa tuốt chỉ, vừa kéo sợi là khoảng 8 người, còn may là 5 người. Tổng cộng mười mấy người.

Như lúc này có đơn đặt hàng gần 500 cái khăn rằn, thì chú sẽ tập trung nhân lực để làm vì khăn rằn thì dệt dễ, một người một ngày cũng được 10 cái, Còn dệt thổ cẩm thì 1 người chỉ được 2m/ ngày thôi. Thu nhập cũng khá.

PV: Để đầu ra sản phẩm dệt thủ công được đảm bảo, chú đã làm như thế nào để quảng bá và tiếp cận khách hàng?

Ông Mohamad: Tính ra làm nhiều năm rồi chú cũng quen biết nhiều, bạn hàng là chủ khách sạn ở các khu du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh như TP Cần Thơ cũng có. Hiện giờ mỗi ngày chú bán tại chỗ, vô mùa khách du lịch, từ tháng 6 trở đi là có khách thường xuyên. Mình chào hàng, giới thiệu sản phẩm là bán được thôi.

PV: Dạ, cảm ơn chú Mohamad đã chia sẻ!

Các dòng sản phẩm từ thổ cẩm của ông Mohamad sản xuất được khách hàng ưa chuộng, mua làm quà - Ảnh NLĐ

Các dòng sản phẩm từ thổ cẩm của ông Mohamad sản xuất được khách hàng ưa chuộng, mua làm quà - Ảnh NLĐ

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm cũng chứa đựng những kỹ thuật vô cùng đặc biệt, không giống như kiểu dệt Ikat, dệt thổ cẩm phải tiến hành xen kẽ giữa các go nền và go hoa văn để tạo nên những đường nét hài hòa, sống động cho trang phục. Trải qua biết bao đổi thay của thời cuộc, nhưng tình yêu nghề của vợ chồng ông bà vẫn son sắt như thuở nào.

Làng nghề dệt thổ cẩm tại Châu Phong vẫn luôn tồn tại một sức sống mãnh liệt dẫu cho những năm gần đây, nhiều người dân tại mảnh đất này đã quyết định bỏ nghề, tìm kiếm những công việc khác có thu nhập cao hơn. Dòng người lặng lẹ rời đi, người ở lại vẫn cứ miệt mài cống hiến, sáng tạo với ước mong có thể tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ mai sau. Bởi đằng sau những đường may tinh tế, tỉ mỉ ấy chính là sự đam mê, tâm huyết cùng những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của người thợ tài năng.

"Cô còn theo đuổi nghề tới bây giờ cô không muốn bỏ. cô lớn tuổi cô vẫn làm, cô truyền cho con gái út cô. Cô dạy từ nhuộm, dệt, bắt tranh, quay vô ống để sau này con cô có thể tiếp tục nghề này".

"Tôi là người mê sưu tầm những sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa nên khi thấy những sản phẩm thổ cẩm thì tôi khá thích. Chính vì vậy mà tôi quyết định đến Châu Phong để có thể chứng kiến cách người Chăm làm ra sản phẩm như thế nào, sẵn đó cũng mua vài món đồ nhỏ để tặng cho bạn bè, người thân".

Trên chặng đường níu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, ông Mohamad vẫn luôn cho thấy sự nhiệt huyết khi luôn nghiên cứu, tìm tòi nhiều họa tiết mới lạ bằng lối kết hợp giữa xưa và nay cùng nguyên liệu màu nhuộm bắt mắt. Ngoài ra, kỹ thuật dệt cũng có nhiều đổi khác khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất để cho ra sản phẩm nhanh hơn so với trước kia. Do vậy, dù ít nhân công nhưng năng suất lao động vẫn vô cùng hiệu quả.

Phụ nữ Chăm bên khung dệt vải - Ảnh NLĐ

Phụ nữ Chăm bên khung dệt vải - Ảnh NLĐ

Ông Mohamad phấn khởi cho biết: "Kỹ thuật dệt hiện giờ có điểm khác so với ngày xưa ở chỗ, đơn cử như là “thoi”, ngày xưa thì dùng tay phải phóng qua tay trái và ngược lại. Còn bây giờ thì có bộ phận khung làm bằng dây, tự nó sẽ chạy qua chạy lại. Ngoài ra việc mắc sợi cũng làm được nhiều mét hơn, khổ có thể rộng hơn. Và như vậy cũng gần hoàn chỉnh rồi".

Với quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống mà cha ông để lại, người làm nghề như ông Mohamad vẫn luôn từng bước thay đổi và tìm kiếm hình thức kinh doanh phù hợp. Để tăng sự trải nghiệm, ông Mohamad cho phục dựng phòng cưới theo phong cách truyền thống Chăm để du khách, đặc biệt là những cặp đôi chụp ảnh lưu niệm.

Nhân cơ hội này, ông Mohamad giới thiệu về nét văn hóa đặc trưng của người dân bản địa. Đồng thời, ông liên kết với một số đầu bếp tại địa phương, phục vụ các món ăn đặc trưng của người Chăm, như: Cà ri, tung lò mò, các loại bánh tráng miệng. Nhờ sự đổi mới, sáng tạo này đã thu hút một lượng lớn du khách đến với làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Châu Phong.

Tin rằng, bằng tất cả tâm huyết và tình yêu mà ông Mohamad dành cho truyền thống văn hóa dân tộc sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng đến đồng bào Chăm, nhất là giới trẻ. Qua đó, mỗi cá nhân sẽ góp phần giữ gìn và xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Dấu ấn từ những cung đường...

Dấu ấn từ những cung đường...

Hàng loạt những công trình hạ tầng giao thông quan trọng đã được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác, đem lại lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mang đậm dấu ấn của Đảng – đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.