Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người giữ hồn cổ phục Việt trên đất Tây Đô

Hà Hương: Thứ sáu 02/12/2022, 16:30 (GMT+7)

Trong chiều dài lịch sử, ở mỗi thời kỳ, đất nước ta đều có những trang phục mang dấu ấn văn hóa đặc trưng riêng, là tài sản quý giá của dân tộc cần được giữ gìn.

Bằng tình yêu dành cho những giá trị truyền thống và sự đam mê với nghề, người thợ may Trần Thanh Tòng - ở quận Ninh Kiểu thành phố Cần Thơ, ngày ngày vẫn miệt mài từng đường kim, mũi chỉ để góp phần mang đến một đời sống mới cho cổ phục Việt giữa xã hội hiện đại, giúp thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm thương nét đẹp truyền thống của cha ông.

Ông Trần Thanh Tòng ướm thử đồ cho khách. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Ông Trần Thanh Tòng ướm thử đồ cho khách. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

PV: Thưa chú Tòng, chú đã gắn bó với nghề thợ may được bao nhiêu năm? Chú đã bắt đầu may cổ phục Việt từ khi nào?

Ông Trần Thanh Tòng: Bắt đầu ngày sợ may là từ năm 1988-1999 rồi tới bây giờ luôn đó. Hồi xưa là chú chỉ học quần Tây, sơ-mi thôi, học đồ nam thôi, bắt đầu làm nghề rồi sau một thời gian, mình mới tìm hiểu đồ phát triển thêm đồ này, đồ kia.

Cái cổ phục này là bắt đầu từ khoảng năm 2018, chú thấy thấy trên các báo, phim ảnh họ bắt đầu thích cái loại trang phục này, chú bắt đầu xem, tìm hiểu rồi bắt đầu mình cảm thấy thích. Lúc đầu mình chỉ muốn may thử thôi, mai cho biết vậy thôi.

Cho nên là khi bắt đầu may thì bắt đầu tự mày mò tìm hiểu các báo, rồi qua mấy bạn trẻ mà tìm hiểu về cổ phục, mình học hỏi và bắt đầu là làm cái đầu tiên.

PV: Hiện, chú Tòng nhận may những bộ cổ phục nào? Chú có thể giới thiệu về những nét đặc trưng của những bộ cổ phục mình may ạ!

Ông Trần Thanh Tòng: Hiện tại là chú chỉ may áo Ngũ thân và Nhật Bình. Áo ngũ thân thì nó có hai loại, một loại là áo tay thụng, tay thụng là tay dài mà rộng thì người ta gọi nó là áo thất và một loại nữa tay gọn, ngắn, tay dài tới cổ tay thôi thì người ta gọi là tay chẻn, và đi kèm với đó thì chú may thêm áo Nhật Bình.

Nói chung hai cái này cái nào cũng thích hết. Mỗi cái nó có một cái thú vị riêng cho nên khách hàng yêu cầu mình may kiểu nào thì mình sẽ đáp ứng cái kiểu đó.

Áo ngũ thân thì nó có năm thân, có nghĩa là ở phía trước của mình nó có hai thân và được nối một cái đường chính giữa thì gọi là hai thân và phía sau nó cũng là hai phân. Phía trong nó còn một thân con. Năm thân này nó có ý nghĩa là tứ thân phụ mẫu và phía trong cái thân con tượng trưng cho người mặc.

Nó có ý nghĩa là khi chúng ta mặc vô thì được cha mẹ hai bên che chở, bao bọc lại. Ngoài ra cái áo này nó còn thú vị một điểm nữa đó là nó có năm nút. Chúng ta không được 4 nút hay 6 nút, năm nút này nó có ý nghĩa là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Ông Trần Thanh Tòng đang hoàn thiện chiếc áo dài cổ phục. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Ông Trần Thanh Tòng đang hoàn thiện chiếc áo dài cổ phục. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

PV: May cổ phục có lẽ sẽ phải kỳ công hơn so với các loại trang phục khác, vậy yêu cầu quan trọng nhất khi may cổ phục là gì?

Ông Trần Thanh Tòng: Cái cổ phục này nó quan trọng nhất là cái form dáng đúng với cái cái thời xưa. Tại vì áo này là áo cổ phục mà thì nó phải đóng đúng với cái áo của ông, cha mình. Cái dáng nó phải đúng, cái hàng nút nó phải đúng.

Có nghĩa là khi mình kết nút áo đó, nút đi làm sao cho nó đúng chứ không phải mình thích như thế nào mình làm lại cũng được, rồi cái cổ nữa. Đối với nam thì nó phải bao nhiêu phân, vừa tầm ba phân rưỡi, bốn phân. Nữ thì thấp hơn. Cho nên là khi cái áo này diện lên thì cái mặt tiền của nó là cái cổ rồi đến hàng nút rồi tới form dáng rồi tới nữa là họa tiết. Họa tiết của chiếc áo mình phải làm sao để canh sọc, canh bông cho nó khớp, trùng với nhau thì nó mới đẹp.

PV: Chú muốn gửi gắm điều gì thông qua những bộ cổ phục do chính tay mình may nên?

Ông Trần Thanh Tòng: Mới ban đầu mình làm cái này thì mình chỉ nghĩ là mình thấy mình tìm hiểu thôi rồi. Cái thứ hai đó là mình làm kiếm tiền. Nhưng mà cái tới nữa mình cảm thấy là thích nó là do là khi mặc vô, người ta sẽ thấy được cái ý nghĩa của cái chiếc áo, bắt đầu chú cảm thấy thích hơn.

Có nhiều nước họ cũng có những áo truyền thống, họ vẫn có cái ý nghĩa của nó. Tại sao cái cái áo của mình ý nghĩa quá trời mà mình không làm thì không lan tỏa, chú muốn lan tỏa để các bạn trẻ biết được cái ý nghĩa của chiếc áo.

PV: Cảm ơn chú Tòng đã dành thời gian chia sẻ.

Ông Trần Thanh Tòng hoàn thiện một chiếc áo dài Nhật bình. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN

Ông Trần Thanh Tòng hoàn thiện một chiếc áo dài Nhật bình. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN

Thích là và may được là một chuyện, còn để may đúng cổ phục Việt thì lại là một câu chuyện khác. Dù là thợ may lành nghề có hơn 30 năm kinh nghiệm nhưng thời gian đầu đến với cổ phục, ông Trần Thanh Tòng cũng gặp không ít khó khăn.

Để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, ông phải tìm tòi hiểu thêm qua sách, học qua mạng, xem hình ảnh tư liệu và tham khảo ý kiến những người hiểu biết về cổ phục. Theo ông Tòng, có lẽ cũng là một mối duyên khi thông qua mạng xã hội, ông được kết nối cùng anh Nguyễn Duy Linh – một bạn trẻ có niềm đam mê mãnh liệt nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ xưa. Ông Tòng chia sẻ:

"Tình cờ là chú may cái áo này, chú đăng lên trên nhóm, Duy Linh nó thấy rồi vô kết bạn. Vô khen thì khen vậy thôi chứ có những cái mình không đúng. Như Linh thì nó có học hỏi, nó có tìm hiểu nên nó cũng giúp đỡ, chẳng hạn như cái chỗ này là là nó phải như thế nào, tại sao nó như vậy, nó không được như vậy. Mình thì không có học, mình chỉ may theo cảm nhận thôi. Cho nên là hai anh em kết hợp, những cái gì không biết thì nó chia sẻ".

Là sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, đồng thời cũng là cộng tác viên của Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, Duy Linh có cơ hội thuận lợi để tìm hiểu về những nét văn hóa xưa, trong đó có cổ phục Việt.

Duy Linh cho biết có nhiều điểm thú vị ở cổ phục làm mình ấn tượng và yêu thích: "Cảm nhận của em thì form dáng của chiếc áo dài truyền thống rất là đặc biệt. Thứ nhất, về cái cái tay áo, cổ áo cũng như là những vạt áo, nó che đi được rất nhiều khuyết điểm của người bận.

Mặc dù người đó ốm hoặc mập đi chăng nữa thì khi mà bạn cái áo dài truyền thống vô thì nó vẫn che được những cái khuyết điểm mà cần che. Nhiều người vẫn cảm nhận về cái áo dài truyền thống, lúc nào bận vào cơ thể thì sẽ là chặt chội hoặc là nóng ngực. Nhưng thật sự là nó không có như mọi người nghĩ, nó rất là tiện lợi, rất là thoải mái về cái kết cấu của chiếc áo".

Một bạn trẻ hào hứng thử cổ phục tại tiệm may Thanh Tòng. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN

Một bạn trẻ hào hứng thử cổ phục tại tiệm may Thanh Tòng. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN

Cũng theo Duy Linh, anh rất trân trọng những đóng góp của ông Trần Thanh Tòng vì thông qua các bộ cổ phục được chăm chút từng đường kim, mũi chỉ, người thợ may này đang góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống quý giá.

"Em biết anh Tòng như vậy thì cũng rất là mừng vì có một cái thế hệ kế thừa được cái trang phục truyền thống này, lưu giữ lại cho thế hệ kế tiếp. Tại vì bây giờ hiện tại những cái người yêu thích và cũng như là muốn bận cái áo trang phục truyền thống thì không có người may, anh Tòng đây là một người đã góp phần cho nhiều người được tiếp cận hơn với áo dài truyền thống".

Tọa lạc tại đường Huỳnh Cương, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, tiệm may Thanh Tòng vài năm trở lại đây nhận được nhiều hơn sự quan tâm của các bạn trẻ nhờ sự giới thiệu của chính những khách hàng đã từng được ông Tòng đo may, chăm chút; cùng với đó là sức lan tỏa của mạng xã hội. Không chỉ ở Cần Thơ, từ các tỉnh, thành trên khắp cả nước, nhiều khách hàng có sự quan tâm đến cổ phục cũng tìm cách liên hệ đặt may và qua đó, có cơ hội nghe ông Tòng tư vấn, giới thiệu về ý nghĩa của những bộ cổ phục này.

"Hiện tại mà tính cổ phục mà may bên chú Tòng thì em có khoảng năm bộ.  Thường thì em có sử dụng vào hai cái dịp, dịp lễ của bên đình, hai nữa là dịp Tết. Em cũng muốn là lan tỏa đến những bạn ở gần cũng như ở xa để gìn giữ văn hóa của Việt Nam".

"Khi được bận áo dài truyền thống, thứ nhất là mình cảm nhận được cái không khí và cũng như là cái cốt cách của người xưa. Đồng thời mình thể hiện được cái sự tự hào vì đây là một cái trang phục truyền thống. Khi mình khoác lên thì cho nhiều người được cảm nhận và được nhìn thấy một trang phục truyền thống nó đẹp như vậy, góp phần lan tỏa được cái hình ảnh chiếc áo dài đến gần hơn với mọi người".

Chia sẻ về định hướng tương lai, ông Tòng cho biết sẽ nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu để hiểu cặn kẽ thêm về cổ phục. Những thợ may nào có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này, ông sẵn lòng truyền nghề và kiến thức của bản thân để góp phần lan tỏa vẻ đẹp của cổ phục Việt Nam.

Hà Hương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.