Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người gieo chữ bằng tình thương

Thanh Phê: Thứ hai 13/05/2024, 21:09 (GMT+7)

Từng là giáo viên tiểu học của một trường công lập ở TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, hơn ai hết cô Lê Thu Thiết luôn thấu hiểu giá trị của tri thức trong cuộc sống.

Chính vì thế, khi nhìn thấy hoàn cảnh của các bé không có điều kiện đến trường để học chữ như bao bạn bè cùng trang lứa, cô đã tự nguyện tham gia giảng dạy lớp học tình thương của địa phương và gắn bó hơn 20 năm. 

 

Lớp học của cô Thiết luôn đong đầy tình thương. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lớp học của cô Thiết luôn đong đầy tình thương. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chào cô Thiết, cơ duyên nào đưa cô đến với lớp học tình thương này vậy ?

Lúc đầu trong họ đạo, cha đi thăm bà con giáo dân, lúc đó cô là giáo viên, cô còn trẻ, cha nhận thấy là trong làng xóm của mình có nhiều em không biết chữ quá nên kêu cô tập hợp các em lại, dạy chữ cho các em biết.

Năm đó là năm 1999. Khi mà mình tiếp xúc với các em thì thấy các em có nhiều hoàn cảnh thương quá, rồi mình gắn bó hồi nào không hay luôn.

Học trò của lớp mình chỉ là những em trong xóm thôi hay như thế nào cô?

Ban đầu là trong khu xóm, rồi từ từ các em ở nơi này nơi kia biết đến xin học. Bây giờ trong lớp là của các phường ở thành phố Cà Mau. Có em thì có ba mà không có mẹ, có mẹ thì không có ba. Có em thì không có ba mà cũng không có mẹ luôn ở với ông bà. Còn có em thì không có ông bà thì ở với ông cậu, bà dì. Các em toàn là trễ tuổi, không có khai sinh, hoàn cảnh vậy đó, đâu có điều kiện đến trường phổ thông đâu.

Học sinh nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau. Cô chia lớp như thế nào để các em có thể học và hiểu bài?

Các em lớp 1 đó thì các em học buổi sáng từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ rưỡi. Cái lớp đó là không có trộn được với lớp nào hết tại vì nó cần kỹ năng, mới bước đầu nên cô không có trộn. Chiều thì cô ghép được 2, 3, 4. Lớp này học Tiếng Việt thì lớp kia học Toán. Mình giảng bài xong, cho các em làm bài cái mình tới lớp khác.

Để duy trì lớp học miễn phí suốt thời gian 25 năm, con nghĩ không phải là chuyện đơn giản, phải không?

Hồi xưa, thí dụ cô cần cái gì, cuốn tập, cây viết hay cái gì đó thì cô xin của cha hoặc là mấy sơ. Sau năm 2017, thì cũng nhờ bên báo chí, nhiều ân nhân người ta biết, có khi cô không biết người đó là ai, gọi điện người ta muốn tặng lớp học 100 tập – 200 tập hoặc là người ta muốn cho các em cái gì thì có khi người ta báo. Đỡ lắm!

Các em đâu có phải lo cái gì đâu, lâu lâu còn có người tặng gạo cho các em nữa, 5kg-10kg, quần áo nữa. Thấy các con hí hửng, cô cũng vui lây. Nhờ công nghệ thông tin truyền đi khắp nơi mà bây giờ cô không phải lo nữa, không phải canh cánh bên lòng, đầu năm không có sổ để các em chuẩn bị vào lớp.

Những học trò các em ham học nhưng vì điều kiện gia đình không theo được đến hết chương trình thì cô nghĩ sao?

Bởi vậy, cô lo lắm. Ví dụ như nó lên lớp ngày hôm đó, cô cố gắng hết ngày hôm đó mà cô hay nói với học trò không biết ngày mai nó còn đi học nữa không. Có nhiều em chỉ xuất hiện có 1 ngày thôi, ngày đầu tiên thôi rồi qua bữa sau gia đình dẫn đi mất tiêu. Bộ sách giao khoa cho rồi, các em mang theo làm gì, không ai dạy hết trơn nên không học được mà mỗi lần như vậy trong lòng của cô lo cho các em nó lắm.

Lớp của cô, một học trò mà có nghỉ bao nhiêu ngày, bao lâu đi nữa, mà cô nhìn cái mặt nó mà nó trở vô lớp là nó học bình thường, cô không có đòi hỏi, cũng không đòi hỏi, không rầy la mà thấy nó trở lại mừng lắm.

PV: Biết đâu, đang nghe Mekong FM lúc này, có những thính giả từng là học trò của lớp học tình thương. Cô Thiết muốn gửi gắm điều gì với các bạn?

Cô muốn nhắn với học trò, dù các con ở đâu, hoàn cảnh nào khó khăn đến mấy, cũng phải sống tử tế, trung thực. Hai đức tính này sẽ giúp các con làm nên cuộc đời của mình. Nhớ lời cô dặn. Trên lớp cô cũng hay nói vậy, sống tử tế, sống trung thực, nghe học trò, nếu như có một học trò nào của cô nghe lại được lời của cô hôm nay thì giống như các con vẫn đang trên lớp học. Cô cám ơn, cám ơn đài. Cám ơn các con, cám ơn học trò đã cố gắng sống tốt như lời cô dạy.

Cảm ơn cô Thiết với những chia sẻ vừa rồi. Chúc cô thật nhiều sức khỏe để duy trì lớp học tình thương, giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tìm được niềm vui con chữ.

Lớp học tình thương dành cho con em có gia đình lao động khó khăn ở Cà Mau. Ảnh: Dân trí

Lớp học tình thương dành cho con em có gia đình lao động khó khăn ở Cà Mau. Ảnh: Dân trí

Hơn 20 năm qua, trong căn phòng khoảng 40m2, tại phường 6, thành phố Cà Mau, ngày ngày trong vẫn vang lên tiếng học bài, làm toán của các em nhỏ của lớp học tình thương. Dù bảng đen, bàn ghế đã nhuốm màu thời gian, nhưng kiến thức thì luôn mới, học sinh vẫn chăm chú theo lời giảng của cô giáo tuổi xế chiều.

Hàng ngày, bất kể nắng mưa, trên chiếc xe máy, cô Thiết đến lớp rất sớm để đón những học trò yêu quý của mình. Lớp học hiện có 48 em với nhiều độ tuổi khác nhau, gồm 22 em học chương trình lớp 1, 26 em kia là gồm lớp 2, lớp 3, lớp 4.

"Trước đây có 1 cô nữa nha, cô đó dạy lớp 1 nhưng mà cô đó bị tai nạn giao thông qua đời rồi từ đó đến giờ không có ai có thể mà nhận một lớp xuyên suốt được. Chỉ còn cô, tại vì bây giờ cô già rồi, cô rảnh rỗi, cô không có làm gì hết, cô mới toàn tâm toàn ý cho bọn nhỏ được", cô Thiết nói.

Đứng lớp không thù lao nhưng tình yêu trẻ đã thấm vào máu và trách nhiệm với công việc là động lực giúp cô Thiết cần mẫn, lặng lẽ gieo chữ trong hành trình 25 năm qua, giúp các em biết đọc, biết viết, giảm bớt thiệt thòi của các em với cuộc đời.

Cô Thiết dạy các em theo chương trình tiểu học hiện hành với ước mong, nếu có điều kiện, các em được vào trường phổ thông sẽ theo kịp bạn bè. Cô tìm hiểu trên mạng rồi tham khảo bạn bè, đồng nghiệp cũ để truyền đạt kiến thức cho học trò dễ hiểu nhất.

Thấu hiểu và đồng hành cùng cô, gia đình và mọi người xung quanh luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cô Thiết lên tiếng.

"Rất ý nghĩa, ở tuổi cô, nhiều người có thể đi du lịch, vui vẻ bên con cháu. Khâm phục cô rất nhiều".

"Cô dạy tiểu học, học sinh đủ độ tuổi hết, miễn muốn học chữ là cô nhận hết".

48 học sinh là 48 hoàn cảnh khác nhau, 48 mong ước khác nhau nhưng em nào cũng ham học hỏi, mong muốn đơn giản nhất là viết được tên mình, để biết đọc, biết viết như bao bạn bè cùng trang lứa.

Hiểu được điều đó, cô Thiết càng thương, càng quý học trò của mình, coi các học trò như chính con cháu trong nhà: "Nhỏ tuổi nhất là 8 tuổi, lớn nhất là nó chắc hai mươi mấy tuổi. Đầu năm, cô có một cô đó 26 tuổi luôn đó. Học hết lớp 1, đọc lổm bổm không thấy nó trở lại nữa. Thí dụ như học trò học được năm thứ 3 mà từ giã theo gia đình tại vì ít có gia đình cố định, toàn là ở trọ. Cả tuần lễ, cái chỗ mà đứa học trò đó nó ngồi, cô nhìn cô buồn đứt ruột, không biết học trò mình nó đi nó có được bình an, có được mạnh khỏe hay là không, nhất là mấy đứa con gái nhỏ nhỏ nhỏ".

Khi ý nghĩa lớp học được lan tỏa, một trường tiểu học trên địa bàn đã đồng hành cùng cô Thiết, mỗi tuần, trường cử giáo viên thay phiên đến dạy tiếng Anh cho các em hoàn toàn miễn phí mà cô Thiết hay nói vui là “lớp mình có món ăn xa xỉ”.

Giờ đây, ở tuổi xế chiều, cô Thiết đang được sống với nghề, được nhìn thấy học trò mình dạy ngày càng tiến bộ, gia đình ủng hộ, đó chính là món quá quý dành cho cô giáo hết lòng gieo chữ bằng tình thương.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.