Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Năm, 17/4/2025
Cảm hứng Mekong

Người đưa đường thốt nốt vươn xa

Nhật Minh: Thứ hai 07/04/2025, 15:38 (GMT+7)

Từ bỏ công việc ổn định, chị Chau Ngọc Dịu đã quyết định khởi nghiệp với các sản phẩm từ cây thốt nốt, đặc sản quê nhà An Giang. Dù gặp không ít thử thách nhưng chị cùng bà con nông dân vẫn kiên định với con đường đã chọn.

 

"Bỏ phố về quê", khởi nghiệp với cây thốt nốt 

Chị Chau Ngọc Dịu với sản phẩm từ đường thốt nốt. Ảnh: Báo An Giang

Chị Chau Ngọc Dịu với sản phẩm từ đường thốt nốt. Ảnh: Báo An Giang

Động lực nào đã thôi thúc chị Dịu quyết định bỏ phố về quê và khởi nghiệp với các sản phẩm từ cây thốt nốt vậy chị?

Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi quyết định về quê khởi nghiệp, mình tham gia một chương trình hỗ trợ người lao động. Trong quá trình làm việc đó, mình có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều thanh thiếu niên đang làm việc tại các khu công nghiệp. Do nhu cầu việc làm, họ phải rời quê hương, lên các thành phố lớn để làm công nhân, dẫn đến sự mất cân bằng giữa lực lượng lao động ở khu vực nông thôn và thành thị.

Mình nhận thấy vấn đề này đặc biệt rõ ràng ở quê hương mình. Thêm vào đó, mình cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những sản phẩm thốt nốt chất lượng để làm quà tặng hay giới thiệu đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang. Đây là một đặc sản nổi tiếng, nhưng những sản phẩm có sẵn trên thị trường lại không đáp ứng được yêu cầu của mình.

Vì vậy, mình đã quyết định chia sẻ ý tưởng này với hai người bạn, và cùng nhau thành lập Palmania. Mục tiêu của chúng mình là không chỉ phát triển sản phẩm thốt nốt như một gia vị đặc trưng, mà còn biến nó thành một món quà du lịch, góp phần gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương.

Giai đoạn đầu khởi nghiệp, điều gì là thách thức lớn nhất với chị?

Bước chân vào con đường khởi nghiệp, xây dựng ngành nghề truyền thống về đường thốt nốt là một con đường đầy khó khăn và thử thách. Với tôi, thách thức lớn nhất trong giai đoạn đầu là việc gặp gỡ và thuyết phục các nông hộ thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi tư duy làm sản phẩm truyền thống để áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, từ đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, đồng bào Khmer ở vùng Bảy Núi, An Giang vẫn giữ được nghề nấu mật thốt nốt theo phương pháp tự nhiên từ ngày xưa, nhưng nghề này đang dần mai một. Hiện tại, rất ít người còn nhớ và có khả năng làm theo phương thức truyền thống, điều này khiến việc học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trước trở nên rất khó khăn.

Quy trình sản xuất sản phẩm theo phương pháp của đơn vị mình có khác gì so với cách làm truyền thống chị Dịu?

Quy trình sản xuất không hoàn toàn khác với quy trình truyền thống, chỉ là giữ lại những tính chất tự nhiên và kinh nghiệm của ông bà ta ngày xưa để có thể thu hái mật hoa một cách chất lượng và có thể đảm bảo vị ngọt thơm ngon của mật hoa bằng phương pháp sử dụng gỗ sến để ức chế một phần nước thốt nốt lên men, sau đó, cải tiến cái quy trình.

Thứ nhất là bảo quản sau chế biến. Và quy trình sản xuất chế biến mình ứng dụng những máy móc hỗ trợ một phần nào đó giải phóng sức lao động.

Dự định mở rộng sản phẩm sắp tới của chị Dịu như thế nào?

Trong tương lai gần, Palmania dự định đa dạng sản phẩm, với các món quà du lịch làm từ mật hoa thốt nốt để khách du lịch khi đến vùng Bảy Núi, An Giang có thể mang về những hương vị thơm ngon của mật hoa. Chúng tôi sẽ làm thêm các loại kẹo, nước sốt, và nhiều sản phẩm khác từ mật hoa thốt nốt, nhằm giữ nguyên hương vị đặc trưng của sản phẩm truyền thống.

Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, giúp những người thợ nấu đường và các nông dân làm nghề thốt nốt truyền thống có thu nhập tốt hơn, đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho bà con địa phương.

Cảm ơn chị Dịu với những chia sẻ vừa rồi. Chúc những dự định của chị sẽ sớm thành hiện thực và sản phẩm ngày càng thành công hơn nữa.

Không chỉ phát triển trong nước, chị Dịu còn đưa sản phẩm đường thốt nốt xuất ngoại. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không chỉ phát triển trong nước, chị Dịu còn đưa sản phẩm đường thốt nốt xuất ngoại. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nâng cao giá trị sản phẩm và đưa đường thốt nốt An Giang vươn ra thế giới

“Bỏ phố về quê”, xoắn tay áo làm cùng bà con nông dân phát triển sản phẩm đường thốt nốt An Giang, có lẽ là một trong những quyết định táo báo nhất của chị Chau Ngọc Dịu cách đây ít năm. Quyết định của chị khiến người thân và bạn bè rất bất ngờ, thậm chí nhiều người còn tiếc nuối thay cho chị. Nhưng đã quyết là làm, may mắn, chị nhận được sự đồng hành của 2 người bạn thân cùng với gia đình. Vậy là sau bao ngày mày mò, học hỏi, thử nghiệm, những mẻ đường thốt nốt palmania ra đời và ngày càng phát triển.  

"Chúng mình đặt tên cho sản phẩm là Palmania. Pal có nghĩa là Palmia tree là cây thốt nốt hoặc là cây cọ. Mania là đam mê. Team mong muốn mang đến một sản phẩm với tình yêu về thiên nhiên, tình yêu về cât thốt nốt. Mong muốn mang giá trị gia tăng về cây thốt nốt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và kể cả bạn bè quốc tế".

Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang, nhưng việc sản xuất đúng cách và giữ nguyên hương vị truyền thống lại là một thử thách không nhỏ. Theo lời chị, cây thốt nốt phải mất hơn 25 năm mới cho trái, vì vậy mọi người phải nghiên cứu làm sao vừa sản xuất theo cách truyền thống, giữ nguyên dinh dưỡng, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. May mắn, chị tìm gặp được những người nông hộ yêu nghề, sẵn sàng hợp tác.

Cùng với sự hỗ trợ từ nông hộ, giảng viên Đại học An Giang và chính quyền địa phương, chị Dịu càng thêm quyết tâm để ngày càng hoàn thiện sản phẩm:

"Đầu tiên là đảm bảo chất lượng mật hoa thu hái được một cách tươi ngon, những mẻ mật thốt nốt cô đặc với một chất lượng được ổn định, kết cấu đồng đều giữa những mẻ với nhau mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon của mật hoa cũng giống như là áp dụng những công nghệ và máy móc để giải phóng một phần sức lao động. Thêm nữa là đảm bảo được việc cô đặc mật hoa với không sử dụng nhiệt quá cao để giữ toàn vẹn hàm lượng vitamin, khoáng chất của những mật hoa thốt nốt".

Hiện, công ty của chị Diệu liên kết với khoảng 20 nông hộ, giúp họ có thu nhập ổn định, không còn phải đi làm xa. Bà Neang Kim Xanh, hộ dân đã có 4 năm hợp tác cùng với chị Dịu chia sẻ: "Ban đầu công việc rất vất vả, mình chỉ leo lên để tẩy, mục đích là để nước chảy xuống thôi. Sau đó, có một ngày mình leo lên và làm luôn công việc đó. Sau mỗi lần leo lên, mình đem bình xuống và rửa, rồi lại leo lên thêm một lần nữa. Dù công việc đã đỡ vất vả hơn trước, nhưng vẫn rất cực. Mình làm nhiều mà chẳng ai để ý, cứ như thể chỉ lo việc tẩy mà thôi."

Chưa dừng lại ở đó, khi áp dụng phương pháp sản xuất tự nhiên, những người trực tiếp thu hái và chế biến mật hoa thốt nốt như bà Neang Kim Xanh không chỉ được bảo vệ sức khỏe mà chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo ổn định.

"Khi mà sản xuất theo phương pháp truyền thống thì thời gian cô đặc và thời gian đánh khoấy sẽ nhiều hơn thì Palmania hỗ trợ cho nông hộ những cái máy để nông hộ đánh khoấy đường một cách nhanh chóng".

"Năm nay nữa là 4 năm. Lúc trước chị Dịu mua ở đây là 3 hộ, giờ 2 hộ. Thấy cực quá người ta nghỉ, người ta làm để tẩy. Tẩy là 30, cái này là 40 mấy vậy đó. Một ngày 10 can nước, một can là 30 lít".

Chị Dịu đầu tư máy móc và tham gia các chương trình khởi nghiệp, hội chợ triển lãm để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Cùng với đó, chinh phục các cuộc thi trong và ngoài nước. Tiêu biểu là đạt giải 2 sao tại cuộc thi Great Taste Awards ở Anh, được xem là “giải Oscar” trong ẩm thực năm 2020. Tiếp theo, năm 2021, mật thốt nốt sệt đạt giải 1 sao.

Đây là động lực để chị Dịu và đội ngũ tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm và đưa đường thốt nốt An Giang vươn ra thế giới.

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Như VOV Giao thông quốc gia đã từng đề cập về thực trạng kinh doanh xe điện trẻ em ở không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ gây nhếch nhác, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô mà còn khiến người dân và du khách lo lắng.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Gần tới ngày 30/4 dự báo rất đông du khách trong và ngoài nước sẽ đến TP.HCM tham quan du lịch, tham dự những sự kiện lớn nhân 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời điểm này trùng với đợt nắng nóng gay gắt của Nam bộ, thời tiết sẽ chuyển mùa kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7/13 hệ thống tàu metro tại Ấn Độ đang gặp khó khăn khi thậm chí không đạt nổi 10% số lượng hành khách ước tính. Đây là một con số đáng báo động đối với những dự án tiêu tốn hàng chục tỷ rupee. Vậy điều gì đang cản trở người dân đô thị sử dụng metro?

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Việc Mỹ tăng cường áp thuế đối ứng với nhiều nền kinh tế lớn đang khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển, kéo theo những tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản Việt Nam. Từ khu công nghiệp đến nhà ở, thương mại – mỗi phân khúc có thể đứng trước sức ép phải điều chỉnh chiến lược.

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Ngõ Văn Chương, nằm trong phường Văn Chương, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Gọi là ngõ nhưng thực chất đây là một khu dân cư với hàng ngàn hộ dân sinh sống. Điều đặc biệt ở ngõ này là vẫn còn rất nhiều những ngôi nhà tập thể cũ 2 tầng. Với hệ thống ngõ ngách chằng chịt, dễ lạc lối với người lạ...