Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên đến thời điểm này lượng nhà ở đã được di dời rất ít, trong khi đó người dân đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, xuống cấp nguy hiểm nhưng không được sửa chữa vì chờ được giải toả.
Vậy những khó khăn trong việc triển khai thực hiện đề án trên là gì? Liệu rằng với mức hỗ trợ tăng, điều chỉnh giá đất có giúp việc di dời nhà ở ven kênh rạch được thuận lợi hơn?
Có thể nói Sài Gòn – TP.HCM là thành phố sông nước, gồm có các sông Sài gòn, Đồng Nai, Nhà Bè hiền hòa với 11 kênh rạch tỏa vào thành phố. Tuy nhiên trái ngược với sự nhộn nhịp, sầm uất bên các dòng kênh là nỗi lo lắng, chờ đợi của hàng nghìn hộ dân đang sống trong điều kiện khó khăn.
Ghi nhận tại quận 8, địa phương có nhiều nhà ở ven kênh rạch cần được di dời theo đề án chỉnh trang đô thị với hơn 15.000 trường hợp, chiếm khoảng 68% số lượng nhà trên, ven kênh rạch toàn TP HCM.
Có mặt tại bờ Bắc Kênh Đôi một chiều mưa rả rít, trong căn nhà chừng 20m vuông là nơi ở của ba thế hệ gia đình Bà Thảo.
Bà cho biết đã sống bên dòng kênh Đôi hơn 40 năm qua, cuộc sống của gia đình bà rất khó khăn. Mưa đến là nước dột, nắng đến là nóng bức. Thu nhập eo hẹp khiến việc sửa chữa nhà cửa trở nên xa xỉ. Bà mong mỏi một chính sách di dời sớm được thực hiện để gia đình có thể chuyển đến nơi ở mới, an toàn và thoáng đãng hơn.
"Ở đây từ năm 1981 tới giờ, nhà ở cặp bên kênh rạch hôi thối quá trời, bệnh tim bệnh phổi đủ thứ. Nghe nói giải toả hoài mà chưa có gì hết, nhà hư mà không có tiền sửa. Ở ngày nào thì hay ngày nấy thôi chứ giờ không biết sao. Mong muốn được dời đi chỗ khác chứ ở đây hôi thối ở không nổi".
Tương tự, chị My đã sống hơn 20 năm trong căn nhà tạm bợ bên dòng kênh Đôi cũng bày tỏ sự mệt mỏi khi phải chờ đợi những giải pháp từ chính quyền. Căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, xung quanh được chống chịu bằng những cây gỗ nhưng cũng mục đi vì thời gian.
Chị cho rằng, nếu thực hiện giải toả để đến nơi ở mới là điều đáng mừng nhưng số tiền hỗ trợ bồi thường không đủ cho một chỗ ‘che nắng, che mưa’ thì sẽ rất khó khăn cho người dân.
"Phải đền bù thoả đáng cho mình thì mình mới đủ tiền để mình mua nhà ở. Còn nếu mà vào những chung cư thì cũng khó vì người dân mua bán làm ăn ở đây quen rồi mà giờ vào đó thì phát sinh đủ thứ tiền thì làm sao người ta sống được với lại vô đó người ta không biết phải làm gì để sống".
Những câu chuyện như vậy là một trong rất nhiều những trường hợp người dân đang phải đối mặt hàng ngày. Đây không chỉ là vấn đề về nhà ở mà còn là vấn đề về môi trường sống, sức khỏe và an ninh xã hội. Sự chậm trễ trong việc di dời không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân chính khiến tiến độ các dự án di dời nhà ven kênh ở TP.HCM nhiều năm diễn ra chậm chạp là do các đối tượng nhà trên và ven kênh rạch đa phần không có giấy tờ hợp lệ, nhà đất không hợp pháp, không đủ điều kiện bố trí tái định cư theo Quyết định 28 năm 2018 của UBND TP.HCM, cũng không được hưởng chính sách về nhà ở xã hội.
Trước thực trạng trên, vừa qua Sở Tài nguyên và Môi đã gửi văn bản đến Ủy ban Nhân dân thành phố về việc tăng cường các mức độ hỗ trợ cho người dân sống trên các kênh rạch. Điều này bao gồm việc không bồi thường cho đất có nguồn gốc từ sông, suối, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng đã bị lấn chiếm, chiếm dụng và thay đổi mục đích sử dụng, nhưng sẽ có sự hỗ trợ về đất.
Trong trường hợp sử dụng đất trước ngày 1 tháng 7 năm 2014, sẽ được hỗ trợ 70% giá bồi thường đất ở. Còn đối với việc sử dụng đất từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 trở đi, sẽ không được tính vào hỗ trợ đất. Ông Phạm Hồng Thuận – Trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 8 cho rằng, nếu được thông qua những chính sách này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình di dời nhà ở ven kênh rạch trên địa bàn:
"Với chính sách mới thì sẽ bán nhà ở xã hội với giá thấp hơn nhà ở tái định cư. Mặt khác sẽ tăng mức hỗ trợ cho người dân nên cũng đảm bảo để người dân đủ khả năng có nơi ở mới. Tình hình thực tế tại địa phương, khi tính diện tích các hộ dân căn cứ theo đơn giá được phê duyệt với đề xuất tăng 70% thì sẽ đảm bảo đủ tiền để người dân mua nhà ở xã hội hoặc là mua suất tái định cư tối thiểu thì sẽ tạo được sự đồng thuận cao hơn".
Không chỉ dừng lại ở việc nâng mức hỗ trợ mà các điều kiện cũng được nới lỏng theo các quy định pháp luật mới ban hành như về thời gian cũng như diện thu hồi toàn bộ hay thu hồi một phần. Việc hỗ trợ về chính sách sẽ góp phần tháo gỡ được những vướng mắc vốn đã tồn tại suốt nhiều năm qua. Phó chủ tịch UBND TPHCM – Ông Bùi Xuân Cường cho biết:
"Muốn tháo gỡ được vấn đề nhà ở ven và trên kênh rạch thì phải có hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ cho người dân tiếp cận với nhà ở xã hội vì đa số các hộ dân ở đó không đáp ứng đủ điều kiện về đất đai để bồi thường".
Với những chính sách mới và sự quan tâm từ chính quyền, người dân TP.HCM đang hy vọng rằng họ sẽ sớm được di dời đến những nơi ở mới, an toàn và tiện nghi hơn. Điều này không chỉ giúp họ cải thiện cuộc sống hàng ngày mà còn góp phần vào việc làm đẹp và phát triển bền vững cho thành phố trong tương lai:
“Hy vọng Tết năm nay là cái tết cuối cùng trong căn nhà này và năm sau mình sẽ được di dời, đón tết ở một nơi ở mới tốt hơn, khang trang hơn”.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.