TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Được biết, đây là khu xử lý rác thải lớn nhất TP.HCM với số lượng rác thu gom mỗi ngày lên đến hàng nghìn tấn và để khắc phục tình trạng ô nhiễm TP.HCM đã có dự án “nhà máy đốt rác phát điện” và “trồng hàng cây xanh cách ly”, tuy nhiên đến nay những dự án này vẫn đang nằm trên giấy.
Di chuyển trên đường Tam Tân một đoạn dài khoảng hơn 4km từ cầu Thầy Cai đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi mùi hôi thối theo gió bay phản phất dọc tuyến đường, xe chở rác lưu thông tấp nập, nhà dân bên đường luôn trong tình trạng đóng cửa và nhiều nhà bị bỏ hoang mục nát, cỏ mọc cao hơn đầu người.
Tại dòng kênh 17 chảy qua khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc có 5 điểm xả thải sau xử lý, ở những vị trí này nước chảy ra có màu đen kèm theo bọt trắng.
Anh Lê Minh Khánh, người dân sống tại đây cho biết, nước thải xả ra kênh thường vào thời điểm ban đêm khiến dòng kênh nhiều năm qua bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi đặc biệt vào những ngày nắng: “Trời tối là xả nước hôi dữ lắm, ở đây chỉ có mấy cây khỏe mới sống nổi còn mấy cây ăn quả thì không sống được tại vì đất ở đây bị phèn rồi cộng thêm mấy nước thải này nữa nên không sống được. Ngày xưa kênh này cá nhiều lắm mà từ ngày khu xử lý rác này về là mất hết.”
Theo người dân, trước đây đất xung quanh khu vực xử lý rác được dùng để trồng lúa và cây ăn quả, tuy nhiên bởi tình trạng ô nhiễm kéo dài khiến hệ sinh thái dần “bức tử” buộc người dân phải chuyển qua trồng tràm và không ít người phải bỏ đi nơi khác vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Anh Trần Việt Hùng ngụ tại đây kể lại. “Ở đây hơn 30 năm lúc đó chưa có bãi rác, cá nhiều lắm với lại nước kênh này trong veo, giờ thì đen thui. Sau lưng nhà người ta trồng lúa còn giờ thì không trồng được bởi nước ô nhiễm quá trời, nhiều người chuyển qua trồng cây khác nhưng cũng chết.
Nước giếng đào sâu xuống cũng không dám xài, tắm rồi giặt đồ còn hôi nữa chứ ăn uống vào chắc ung thư luôn. Giờ nước sinh hoạt phải chạy đi chỗ khác để mua về sử dụng. Hôi rồi ruồi muỗi nhiều lắm, người khác có tiền họ chuyển đi chứ mình nghèo khổ phải chịu ở lại thôi.”
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc là bãi rác lớn nhất thành phố với diện tích 687 ha, mỗi ngày tiếp nhận hơn 3000 tấn rác. Trong khu liên hợp có 3 đơn vị xử lý chất thải rắn gồm: Công ty Cổ phần Vietstar, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM hoạt động với công nghệ sàng phân loại, ủ phân compost trong nhà xưởng tích hợp đốt rác, tái chế hạt nhựa và chôn lấp hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, hiện công nghệ của các đơn vị xử lý rác trong khu liên hợp Tây Bắc đang dần lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Được biết, TP.HCM có dự án nhà máy đốt rác phát điện và trồng hàng cây xanh cách ly xung quanh nhằm cải thiện môi trường nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào đưa vào sử dụng.
Trao đổi với VOV Giao thông về tiến độ triển khai của 2 dự án này, ông Trần Nguyên Hiền - Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, hiện các công ty xử lý rác thải đang hoàn thiện thủ tục liên quan đến nhà máy đốt rác phát điện và đợi Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII để trình báo cáo; còn dự án trồng cây xanh cách ly các đơn vị liên quan đang thẩm định và lấy ý kiến để thực hiện.
“Hiện nay Bộ Công Thương đang xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, sau khi có kế hoạch này thì các công ty xử lý rác mới có đủ điều kiện để nộp hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở và hiện các công ty cũng đang khẩn trương thực hiện song song các thủ tục.
Dự án trồng cây xanh cách ly Sở Tài nguyên - Môi trường đã giao Ban quản lý dự án đầu tư trực thuộc Sở và đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo tiền khả thi và hiện Sở Kế hoạch đầu tư đã tổ chức thẩm định đang lấy ý kiến của các Sở, Ngành liên quan”, ông Trần Nguyên Hiền nói.
Với số lượng rác khổng lồ phát sinh mỗi ngày tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước thì dự án nhà máy đốt rác phát điện và trồng hàng rào cây xanh cách ly sẽ là giải pháp căn cơ đẩy lùi ô nhiễm. Thế nên cần sớm hoàn thiện những thủ tục, kế hoạch liên quan để sớm đưa dự án vào thực hiện nhằm đảo môi trường và đời sống của người dân.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.