Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người con xứ biển cùng nông dân Đồng bằng làm nông nghiệp thuận thiên

Hà Thị Ngọc Hương: Thứ hai 14/11/2022, 07:59 (GMT+7)

Tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, từ năm 2017 đến nay, nền tảng Cộng đồng Nông nghiệp thuận thiên đã được Công ty Abavina xây dựng và đang từng bước giúp bà con địa phương hình thành năng lực làm chủ, sống hài hòa với môi trường.

Hiện nay, nông nghiệp thuận thiên được xem là một trong những giải pháp giúp người nông dân thoát nghèo bền vững. Mô hình này không chỉ đáp ứng được các mục tiêu về an ninh lương thực, tăng năng suất thu hoạch mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, từ năm 2017 đến nay, nền tảng Cộng đồng Nông nghiệp thuận thiên đã được Công ty Abavina xây dựng và đang từng bước giúp bà con địa phương hình thành năng lực làm chủ, sống hài hòa với môi trường.

Để hiểu hơn về mô hình này, phóng viên VOV Giao thông có buổi gặp gỡ với Ths. Phát triển nông thôn- Nguyễn Thị Kim Thoa, CEO công ty cổ phần sản xuất thương mại Abavina.

Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - CEO công ty cổ phần sản xuất thương mại Abavina (Ảnh vietnamfinance)

Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - CEO công ty cổ phần sản xuất thương mại Abavina (Ảnh vietnamfinance)

PV: Xin chào chị Kim Thoa, là một người con của xứ biển Phú Yên, vì sao chị lại quyết định gắn bó cùng bà con nông dân miền Tây?

Chị Kim Thoa: Từ 2009 là chị đã ở miền Tây rồi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chị không đi dạy, chị quyết định làm các dự án phi chính phủ, lúc đó xuống Cà Mau trước, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Mình đi phỏng vấn thì mình thấy trái ngược với quan sát của mình. Lúc đó mình đi phỏng vấn thì mình thấy trái ngược với quan sát của mình.

Một vùng quá trù phú như vầy mà tới phỏng vấn thì người nào cũng muốn xin, như vậy tính ỷ lại quá cao, hạn chế cho sự phát triển. Mình thấy như vậy thì quá là tiếc nên mình quyết định sẽ làm cái gì khác thay vì chỉ làm những dự án này. Mình thấy chỉ có cách làm cho người ta thấy được cái giá trị hiện có, giúp người ta làm ra tiền thì người ta gắn bó.

PV: Chị và các cộng sự của Abavina mong muốn mang đến cho nông dân miền Tây những giá trị gì từ nền tảng Cộng đồng nông nghiệp thuận thiên?

Chị Kim Thoa: Mô hình Abavina xây dựng là làm nông dựa vào cộng đồng, dựa vào tài nguyên bản địa, giúp nông dân nhìn ra những giá trị hiện có trên miếng vườn của họ. Họ có thể tự tạo ra được nguồn phân, nguồn giống, hỗ trợ qua lại với chi phí tối ưu nhất và bán có lời. Tính ra là có lời chứ không phải tính ra được bao nhiêu tấn. Ông nông dân thì giống như người kinh doanh thôi, quan trọng là phải biết sau một năm lời bao nhiêu.

Sổ sách thì không ghi chép gì hết, xài thuốc gì đó hay hay thì giấu. Môi trường Abavina xây dựng là môi trường chia sẻ. Nhiều người nông dân có cơ hội được chia sẻ. Như vậy họ hợp tác tốt hơn, tin tưởng nhau hơn.

Sau một thời gian nó tạo ra được môi trường để những thành viên trong cộng đồng biết cách hợp tác, biết cách tạo ra giá trị cho sản phẩm. Ví dụ như họ biết được khách hàng cần gì, họ gặp được chuyên gia để biết có đáng làm hay không hay nên ngừng.

PV: Để thay đổi nhận thức và kinh nghiệm sản xuất của bà con là điều không đơn giản. Vậy chị Thoa đã từng bước tiếp cận và chuyển giao năng lực cho các hộ tham gia mạng lưới TNV cộng đồng ra sao ạ?

Chị Kim Thoa: Thật ra có nhiều cách để tiếp cận, giúp nông dân thay đổi phương án sản xuất chứ không nhất thiết chỉ giỏi về việc làm nông. Mình cũng phải học chứ. Mình có học ở Malaysia về nông nghiệp hữu cơ. Thời gian học ngắn 10 ngày thôi nhưng mình thấy được vấn đề nó ở tư duy chứ không phải ở tài nguyên.

Trên một đỉnh đồi nhỏ xíu mà 3 người kỹ sư có thể phục vụ được cho mấy cái siêu thị ở Malaysia. Một nơi rất khan hiếm tài nguyên nhưng vẫn có thể tối ưu được.

Rồi sau đó chị quyết định học thêm và phát triển nông thôn ở miền Tây, các chính sách, nguồn lực nông thôn… Và quan trọng nữa là học từ bản địa, học từ tri thức của người xưa. Hầu như Abavina học từ tri thức bản địa là nhiều nhất. Khi tiếp cận với người dân, mình luôn đặt vấn đến, đặt câu hỏi để họ có sáng kiến từ bên trong, và kết quả học tập đó là của người ta.

Người lớn họ học là học từ chính họ, mình chỉ sử dụng phương án đúng về nâng cao năng lực để giúp họ cải thiện một phần nào đó, còn những phần khác thì mình phải mời những chuyên gia.

Chị Thoa (thứ 3 từ trái sang) cùng các cộng sự ở Abavina (Ảnh vietnamfinance)

Chị Thoa (thứ 3 từ trái sang) cùng các cộng sự ở Abavina (Ảnh vietnamfinance)

PV: Nhìn lại chặng đường vừa qua trên hành trình cùng người dân Đồng bằng làm nông nghiệp thuận thiên, theo chị mình đã nhận được những quả ngọt gì? Và còn vấn đè gì chị muốn cải thiện thêm?

Chị Kim Thoa: Chị thấy chị rất may mắn vì suy nghĩ nào, ý tưởng nào mình đều có thể theo đuổi được, người khác cũng đón nhận và kết nối thêm nguồn lực cho mình thực hiện. Cái thế mạnh của chị có thể liên quan đến phát triển năng lực cộng đồng.

Chị ứng dụng nó trong tất cả công việc với người nông dân. Quá trình đánh thức diễn ra tốt thì họ sẽ hợp tác tốt với mình hơn. Còn cơ hội bên ngoài thì hiện nay ai cũng nói về nông nghiệp thuận thiên. Còn điểm yếu là mình không phải dân kinh doanh. Nói gì nói thì mình cũng phải kiếm tiền lời trên hoạt động, mà số tiền lời của mình hạn chế quá. Nó cần được thúc đẩy mạnh hơn để mỡ rộng mô hình, giúp cho nhiều người được đánh thức và người ta có thể tự tạo ra mô hình nhỏ trong nhà mà không phụ thuộc ai hết.

PV: Cảm ơn chị Kim Thoa đã dành thời gian chia sẻ cùng Mekong FM hôm nay.

 

Nguyễn Thị Kim Thoa (đứng giữa) - Ảnh danviet

Nguyễn Thị Kim Thoa (đứng giữa) - Ảnh danviet

Có mặt tại điểm học tập cộng đồng Abavina ở ấp Trường Phú 1, xã Trường Long, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ vào những ngày giữa tháng 10. Chúng tôi cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi của người dân địa phương dành cho chị Nguyễn Thị Kim Thoa, người đã sáng lập nên Abavina- Cộng đồng nông nghiệp thuận thiên. Mời chúng tôi uống thử tách trà nhàu – một trong những sản phẩm đặc trưng của cộng đồng nơi đây, chị tập trung lắng nghe từng nhận xét, ghi chú từng cảm nhận của chúng tôi về hương vị của loại trà này và rồi với nụ cười đôn hậu, chị phấn khởi chia sẻ về quá trình xây dựng đội ngũ, cùng người dân làm nông nghiệp thuận thiên.

Chị Kim Thoa cho biết: Đội Abavina có một đội chuyên về phát triển cộng đồng, như làm dự án phát triển vậy đó, có khảo sát, làm thử, chuyển giao, giám sát cộng đồng; mình làm giám sát cộng đồng dựa vào cộng đồng. Mình xây dựng mạng lưới tình nguyện viên nông nghiệp cộng đồng dựa trên những người cũ ở Hậu Giang và ở đây có 5 hộ. Mình thường xuyên họp bàn tròn để trao đổi, mình đặt ra những câu hỏi và từ sự tương tác mình biết được ai đang làm được và ai cần cải thiện.

Nền tảng Cộng đồng nông nghiệp thuận thiên được Abavina xây dựng cơ bản vào năm 2017. Ban đầu là 5 hộ ở khu vực Trường Long Phong Điền Cần Thơ, đến thời điểm hiện tại số hộ đang tham gia mô hình là 28 hộ tập trung ở Phong Điền Cần Thơ và Châu Thành A, Hậu Giang, diện tích hơn 30 ha, với khoảng 50 loại sản phẩm. Các sản phẩm này được Abavina phân phối đến các cửa hàng nông sản sạch, nhà hàng chay,…và các công ty xuất khẩu trên cả nước.

Chị Kim Thoa: Thị trường thì mình đang có các cửa hàng hợp tác ở Sài Gòn, mình vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Miền Bắc thì có nhiều đơn vị mong muốn hợp tác nhưng vẫn chưa tối ưu được để đi xe tải lớn. Ngoài ra ABAVIA có bán trên web, tiktok, fanpage, zalo cũng có nhưng ít thôi. Chủ yếu cho khách hàng biết được ABAVINA đang làm gì để có quan tâm thì đặt mua.

Với những giá trị thiết thực mang đến cho cộng đồng, Abavina không chị nhận được sự tin tưởng từ bà con nông dân mà còn nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực này. PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí-  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ cho biết:

"Abavina cũng đã luôn cùng với nông dân để xây dựng phương án sinh kế nông nghiệp dựa vào tài nguyên bản địa, được thiết kế tuỳ chỉnh theo đặc điểm của từng nông hộ, tối ưu hoá trên nguồn lực sẵn có, từ đó làm tăng thu nhập cho cộng đồng".

Đồng quan điểm với PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí, Ts. Đặng Kiều Nhân - Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho rằng, mô hình này cần được quan tâm hỗ trợ và nhân rộng để lan tỏa thêm nhiều gí trị cho cộng đồng:

"Ngoài việc phát triển cộng đồng, tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường. Tôi biết công ty có tham gia công tác xã hội như công tác đào tạo cùng các trường Đại học, viện nghiên cứu đào tạo sinh viên. Như Viện NCPT ĐBSCL của ĐHCT thì thường mời cô Thoa tham gia công tác xã hội. Tôi nghĩ cộng đồng xã hội cần tham gia hỗ trợ cho những doanh nghiệp mang tính cộng đồng như thế này".

Thời gian tời, Aavina sẽ tập trung phát triển Điểm học tập nông nghiệp cộng đồng và trở về cùng tự nhiên với mục đích là chia sẻ để nhiều người quan tâm họ có cơ hội được học hỏi, tiếp cận; xây dựng năng lực cho số đông. Tin chắc dự án sẽ tiếp tục lan tỏa nguồn cảm hứng đến những ai mong muốn được hiểu và phát triển nông nghiệp thuận thiên:

"Chị Thoa là người rất giỏi về xây dựng cộng đồng, chị hiểu điểm mạnh, tính cách của từng nông dân. Cách chị làm cộng đồng là WIN _ WIN, hài hòa lợi ích của công ty và cộng đồng. Nhờ đó mà cộng đồng của tụi em trụ được đến bây giờ".

"Em thấy được là chị Thoa và nhân viên ở đây đang muốn lan tỏa tinh thần nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng thời tiết cứ thay đổi thất thường, hạn mặn, ngập lụt. Việc làm nông nghiệp hữu cớ sẽ giúp giải quyết những vấn đề này".

Hà Thị Ngọc Hương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ám ảnh câu chửi của quái xế “tránh ra cho bố mày đi”

Ám ảnh câu chửi của quái xế “tránh ra cho bố mày đi”

"Em đi bình thường thôi, rồi một đoàn xe đi sát người em, còn quát em là ‘đi gọn vào cho bố mày đi’, chúng chửi và quá ngông cuồng. Em và những người khác nữa cả già lẫn trẻ cứ phải nép lại cho đoàn xe đấy đi”, anh Quân chia sẻ.

Vì sao chưa cho phép người học lái xe ô tô tự học lý thuyết?

Vì sao chưa cho phép người học lái xe ô tô tự học lý thuyết?

Tại dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT đã cho phép người học lái xe máy có thể tự học lý thuyết, sau đó đăng ký kiểm tra và thi sát hạch, còn học lái xe ô tô thì vẫn phải học qua các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Cả thế giới đang ngóng chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ và dù kết quả ra sao thì vẫn sẽ có những tác động nhất định đến kinh tế thế giới.

Vì sao cá chết hàng loạt ở Hồ Tây?

Vì sao cá chết hàng loạt ở Hồ Tây?

Thành phố nào cũng có những điều bí ẩn, những hiện tượng lặp đi lặp lại không thể tìm ra lời giải đáp. Với Hà Nội, có một điều bí ẩn ở Hồ Tây, đó là hiện tượng cá chết mùa thu.

Xe máy đi vào đường vành đai, cao tốc vì… không biết chữ

Xe máy đi vào đường vành đai, cao tốc vì… không biết chữ

Những ngày gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều bác tài thường xuyên lưu thông trên Đại lộ Thăng Long và các tuyến vành đai về tình trạng xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc, thậm chí còn đi ngược chiều, nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.

Gắn chữ dòng chữ “đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” là chưa phù hợp

Gắn chữ dòng chữ “đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” là chưa phù hợp

Liên quan đến sự việc Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an về việc các biển báo do nhà thầu này thi công trên tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị phá hoại; Cục Đường bộ Việt Nam đã chính thức có thông tin về vấn đề này.

Cây gạo bờ Hồ

Cây gạo bờ Hồ

Hình ảnh Cây gạo thân thuộc ở các làng quê như thế nào thì cây gạo ở Bờ Hồ cũng thân thuộc với người Hà Nội như thế ấy.