TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Là con út trong gia đình có 8 anh chị em, ngay từ nhỏ, anh Vũ đã kém may mắn khi hoàn cảnh gia đình chỉ đủ ăn, mà anh còn mắc phải căn bệnh viêm não và bong võng mạc mắt trái, cướp đi một phần ánh sáng của chàng trai.
Không khuất phục và buông xuôi, anh Vũ đã vươn lên, cố gắng làm một người con hiếu thảo, và còn mày mò, sáng tạo nên những món đồ mỹ nghệ trang trí được nhiều khách hàng ưa chuộng, kiếm đồng ra đồng vào phụ giúp gia đình.
PV: Em được biết là anh Vũ gắn bó với công việc làm đồ thủ công mỹ nghệ này hơn 20 năm rồi. Tại sao mình chọn công việc này vậy anh?
Anh Trần Ngọc Vũ: Trại mộc kế bên quởn quởn tối ngày chạy qua chạy lai lụm củi rồi thì đóng những chiếc xe y rang như cái ghế ngồi rồi mỗi lần muốn cưa chạy qua bển mượn, mượn cưa giùm mượn mấy anh cưa giùm, đem về ráp vô có khi cũng hổng chính xác nữa, đâu có mực mộng hì, tự làm hết mọi thứ. Từ A đến Z luôn.
Ra sản phẩm thì ở nhà sơn tiếp rồi rãnh rỗi không có đồ sơn tự mày mò làm sản phẩm làm mình ên, mà thời đó chưa biết cái lưỡi cưa cắt sắt này, phải biết lưỡi cưa cắt sắt này làm cũng không kém gì bây giờ, hồi đó là chỉ chút chạy qua chút chạy qua mượn mấy anh cưa giùm.
PV: Tự vẽ, tự cắt những mẫu mô phỏng xe hơi bằng giấy, làm ra chiếc xe giống thật, hộp nữ trang, mô hình nhà bằng gỗ,… được khách hàng rất thích. Cảm xúc của anh như thế nào?
Anh Trần Ngọc Vũ: Rất là vui mừng. Mình bệnh hoạn hỏng bằng ai nhưng mà cũng làm ra được sản phẩm vậy tự kiếm tiền nuôi sống bản thân được.
PV: Em thấy nhà mình có nhiều sản phẩm, các mẫu này mình tự nghĩ ra hay là khách hàng đặt rồi mình làm theo yêu cầu anh Vũ?
Anh Trần Ngọc Vũ: Nói chung là khách hàng đặt gì làm nấy. Có khi mình làm đồ hàng ra sẵn, coi theo miếng cây, miếng ván. Cái này mình làm ra một lô thùng tiền nè rồi nó ra ba cái ván nho nhỏ vậy là ván này mình phải làm cho cái gì đặng tiêu thụ hết thì thải qua làm mấy chiếc xe.
Mấy chiếc xe cũng có ván lớn vậy nhưng mấy cái nhỏ nhỏ vậy là vô mấy cái ghế ngồi.
PV: Nói về dự định tương lai thì điều mà anh Vũ mong nhất lúc này là gì?
Anh Trần Ngọc Vũ: Cũng trông nhiều người biết tới, mua ủng hộ. Có tiền để phụ giúp gia đình. Mong muốn bán cho có tiền thiệt nhiều. Hỏng phải trông có tiền nhiều để mà ăn xài lãng phí, còn tiếp cha mẹ nữa. Út hết trong nhà ời.
PV: Cám ơn anh Vũ đã chia sẻ câu chuyện của mình với Cảm hứng Mekong. Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe, sản phẩm được nhiều khách hàng ủng hộ.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề, anh Trần Ngọc Vũ không nhớ rõ mình đã tạo ra bao nhiêu sản phẩm làm đẹp cho đời. Và cứ như thế, con hẻm nhỏ khóm Long Thạnh A, phường Long Thạnh, mỗi ngày vẫn vang lên âm thanh kẽo kẹt của cưa rồi của chiếc máy bào và hình ảnh anh Vũ đang đưa mắt mình vào thật sát tấm gỗ cầm trên tay để làm việc.
Anh Vũ nghe cha mẹ kể lại, khi được hơn 4 tháng tuổi, gia đình anh bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm não và bong võng mạc mắt trái. Cha mẹ anh đã không kìm được nước mắt, thậm chí cha anh còn có ý định lấy võng mạc mắt mình để thay cho con, nhưng bác sĩ không đồng ý vì xác suất thành công không cao. Vậy là từ đó, mọi người đành ngậm ngùi nhìn anh Vũ mất dần ánh sáng.
"Gia đình sống nghề sơn trang trí nội thất từ sơn công lắc cho đến PU, từ đó cũng như có cái căn bản về gỗ đó, cho nên em nó nhìn đồ cái nó làm theo thì cũng bán được chút đỉnh chút đỉnh thu nhập nó cũng có"
Lớn lên như bao đứa trẻ khác, nhưng vì khiếm khuyết trên cơ thể mà anh Vũ cũng không tránh khỏi những lời nói khó nghe, phân biệt đối xử của một số người xung quanh. Anh Vũ chọn tinh thần lạc quan, nụ cười luôn rạng rỡ trên gương mặt, luôn hướng đến cuộc sống tươi đẹp phía trước để đáp lại những điều ấy.
Anh Vũ tâm sự: "Cái mà mình bước ra ngoài đường người ta khi dễ, cái đó không mặc cảm, phải cố gắng vượt lên. Đi ngang quán cà phê bán nước đồ, mình mới ôm những món độc độc, lạ lạ đó đi ngang cho người ta thấy, người ta biết vậy đó thì người ta không có khi mình".
Với nền tảng gia đình làm nghề sơn trang trí nội thất, anh Vũ mày mò tự làm nên những món đồ mỹ nghệ. “Thất bại là mẹ thành công” thật đúng cho hoàn cảnh của anh Ngọc Vũ. Trải qua nhiều lần thất bại, anh đã làm nên những sản phẩm đầu tay với sự tinh xảo, khéo léo.
"Đôi khi cũng có nhưng cũng như cái bài học thử thách mình, không được nóng nảy. Nhằm khi để xa không thấy bắt buộc để gần mới chính xác hơn, chấm kèo để đó, lát đóng đinh lại".
Từ những sản phẩm đơn sơ ban đầu, đến nay, anh Vũ tự vẽ, tự cắt cho ra đời nhiều đồ dùng hữu ích từ giá đỡ điện thoại, bộ bàn ghế sofa, hộp nữ trang, mô hình nhà đến mô hình xe hơi hay tủ đựng tiền,…Kỳ công là vậy nhưng giá bán cũng hợp túi tiền nhiều người. Chẳng hạn, giá đỡ điện thoại, làm hoàn thành phải mất 2 ngày có giá bán 30.000đ, gạt tàn thuốc với giá 150.000đ, hoặc khi có khách hàng đặt làm mô hình nhà phải mất khoảng 15 ngày làm với giá bán 800.000đ.
Ông Trần Ngọc Khện, cha của Ngọc Vũ, tâm sự: "Mừng chứ! Mừng cho con mình có công ăn việc làm không phải đi long bong như những đứa trẻ mà bị não khác cho nên mình cũng an ủi được cái đó nhiều lắm".
Tận mắt nhìn thấy sự cần cù, tỉ mỉ của anh Vũ khi thực hiện sản phẩm mới cảm nhận rõ sự kỳ công, vất vả của chàng trai khiếm thị. Những sản phẩm mỹ nghệ của anh khi được trưng bày tại Hội thi trưng bày “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm lợi thế” và Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp” thị xã Tân Châu đã được nhiều khách hàng thích thú, mua làm quà.
Ông Trương Bảo Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Thạnh cho biết: "Anh Vũ là người vượt khó lên, bị tật nhưng không nguyền, có tích cực học hỏi để vươn lên trong cuộc sống. Ảnh là một người khiếm thị và cũng là đối tượng bảo trợ xã hội của địa phương nên nhiều anh chị em đồng nghiệp với người dân cũng có quan tâm tới sản phẩm của anh và sau khi trưng bày thì có một số người đã ủng hộ và mua giúp cho anh cũng khá nhiều. Hội Nông dân phường với Nông dân thị xã thì Hội sẽ cố gắng quảng bá sản phẩm tiếp cho anh Vũ để sản phẩm của anh Vũ tiếp cận với người dân gần hơn".
“Tàn nhưng không phế”, anh Vũ vẫn đang vui sống từng ngày, vẫn chăm chỉ lao động, tự tay làm nên những sản phẩm bán cho khách hàng gần xa, đây vừa là đam mê, vừa là niềm vui giản đơn của anh, một chàng trai khiếm khuyết nhưng nghị lực sống luôn tròn đầy, góp phần lan tỏa những giá trị sống tích cực đến với mọi người.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.