Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
VOV Giao thông đã phối hợp với Tổng cục Thuế trả lời một số nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại khi gặp thiên tai.
Câu hỏi 1: Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Doanh nghiệp tôi vừa tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ với số tiền 200 triệu đồng. Việc chuyển tiền ủng hộ đều có chứng từ chuyển vào tài khoản của Ủy ban mặt trận TQVN. Tôi muốn hỏi khoản chi ủng hộ này doanh nghiệp của tôi có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Tổng cục Thuế: Căn cứ theo điều 4 thông tư số 96 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN thì khoản chi tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai đúng đối tượng và hồ sơ thì được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Cụ thể:
Đối tượng nhận tài trợ gồm: Chi trực tiếp cho tổ chức (thành lập theo quy định của pháp luật) bị thiệt hại hoặc chi cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thông qua 01 tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gồm:
- Biên bản xác nhận tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ.
- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hoặc chứng từ chi tiền.
Trường hợp DN của bạn chuyển tiền ủng hộ cho mặt trận TQVN có đầy đủ các hồ sơ chứng minh thì khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Câu hỏi 2: Công ty tôi có trụ sở tại Hải Phòng, vừa qua do cơn bão số 3 doanh nghiệp tôi bị hỏng nhà xưởng và thiệt hại về hàng hóa. Tháng 10 là thời điểm Công ty phải khai và nộp thuế GTGT qúy III và tạm nộp thuế TNDN quý III/2024. Tôi xin hỏi doanh nghiệp tôi có thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế của các khoản thuế này không?
Tổng cục Thuế: Căn cứ quy định khoản 27 Điều 3, Điều 62 Luật Quản lý thuế số 38 năm 20219 thì Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thuộc trường hợp bất khả kháng và sẽ được gia hạn nộp thuế
Việc gia hạn nộp thuế này được xem xét trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp do gặp trường hợp bất khả kháng nêu trên và sẽ được xem xét gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp, tùy theo mức độ thiệt hại và số thuế phát sinh phải nộp.
Câu hỏi 3: Doanh nghiệp tôi bị thiệt hại vật chất do bão số 3 gây ra và thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế, tôi muốn hỏi Doanh nghiệp tôi phải làm các thủ tục gì để được gia hạn nộp thuế và thời gian gia hạn là bao lâu?
Tổng cục Thuế: Tại điều 64 Luật Quản lý thuế số 38 năm 2019 quy định về hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm: Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp và Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.
Doanh nghiệp của bạn nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế qua các hình thức như: nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế; gửi hồ sơ qua đường bưu chính; nộp hồ sơ điện tử qua Cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
Về thời gian gia hạn nộp thuế: Căn cứ Điều 62 Luật Quản lý thuế, đối với trường hợp bị thiên tai thì thời gian gia hạn không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế./.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.