Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Mới tháng bảy âm, miền Tây đã đối diện mùa lũ cạn

Mộng Toàn: Thứ hai 04/09/2023, 14:55 (GMT+7)

Theo dự báo của ngành chức năng, mùa lũ năm nay tại vùng ĐBSCL có khả năng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%. Do đó, nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL có thể diễn ra từ sớm vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Mọi năm cứ vào khoảng đầu tháng 6, tháng 7 âm lịch, cư dân thượng nguồn sông Cửu Long lại vào mùa đánh bắt thủy sản. Nhưng những năm gần đây, mùa nước nổi về muộn và lưu lượng nước về thấp. Tính đến 14/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu 1,99m, thấp hơn trung bình nhiều năm 0,45m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,88m, thấp hơn trung bình nhiều năm 0,24m.

Theo ngành chức năng, từ nay đến tháng 11-2023, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL có xu thế tăng dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có xu thế lên dần và có khả năng đạt đỉnh vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 -2023 ở mức báo động 1 và dưới mức báo động 1.

Tuy nhiên, mực nước tại các trạm hạ nguồn đạt mức cao nhất vào tháng 10, tháng 11 ở mức mức báo động 3 và trên mức báo động 3, do ảnh hưởng của triều cường cao. Trong các tháng mùa khô 2023 - 2024, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL khả năng đến sớm hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Tại Hậu Giang, hiện chưa phải là mùa hạn, mặn nhưng ông Phạm Văn Nho ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh vẫn trữ nước và áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm cho vườn nhãn hơn 5 năm tuổi. Bởi theo ông Phạm Văn Nho, hiện mực nước năm nay, đang thấp hơn mọi năm nên việc chủ động trữ nước là rất cần thiết: Thấp hơn mọi năm từ 1-2 cm đó, lúc nào tới mùa hạn cũng phải trữ, không trữ đâu có đủ nước tưới tiêu, trường hợp thiếu thì mình bơm từ kênh qua  để mình lấy nước ngọt bởi vì nó có cái đập ngăn mặn đó. Đóng cống lại hết trơn,  lấy nước từu kênh Xáng Hậu, kênh Vị Thanh Chảy xuống, lấy nước đó mình bơm qua chứ xả đâu có vô.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Với những gì đang diễn ra cho thấy, mực nước về ĐBSCL đang thấp, do đó việc cần giữ nước ngọt trong nội đồng và vườn cây. Ông Nguyễn Thành Chua, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: Năm nay nước nhỏ dữ lắm, không có nước, không biết tháng sau sau chứ hiện giờ tháng 7 mà không có nước, nó khác hơn mọi năm. Mình coi trên đài thì cũng hơi lo, năm nay dứt mưa sớm rồi nước mặn tràn vô sớm.

Mặc dù các chuyên gia dự báo khí tượng nhận định rằng El Nino lần này chỉ kéo dài đến năm 2024, nhưng còn quá sớm để có thể khẳng định về mức độ khốc liệt của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ: Một khi lũ về thấp hay là người ta nói lũ nhỏ hoặc đôi khi người nông dân họ cho rằng là lũ không đáng kể nữa. Thứ nhất, giảm nguồn lợi thủy sản. Cái thứ hai nữa là giảm lượng phù sa bồi lắng cho vùng đồng bằng. Thứ ba nữa là không có vệ sinh đường đồng ruộng, không cải tạo được đồng ruộng và lượng nước lũ nó cũng có một vai trò giúp cho các hệ sinh thái phát triển. Ngoài ra, lũ còn có chức năng bổ sung cho mạch nước ngầm dưới đất. Một khi lũ nhỏ thì bổ sung nó ít, điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều cho sự phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở vùng ĐBSCL.

Lượng mưa ít trên lưu vực sông Mêkông sẽ dẫn đến mùa lũ năm nay sẽ thấp. Lượng thủy sản tự nhiên của sông Mêkông trôi về ĐBSCL sẽ ít vì cá không có nhiều môi trường để sinh sản. Ngoài ra, lượng phù sa bùn cát trôi về ĐBSCL theo mùa lũ cũng sẽ ít, đồng bằng sẽ càng “đói cát”.

Nhận định về hiện tượng El Nino năm nay, Chuyên gia độc lập về hệ sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện, cho biết: El Nino đang diễn ra nhưng chúng ta vẫn chưa rõ cường độ mạnh cỡ nào. Trong trường hợp El Nino năm nay mạnh như năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020, tình hình hạn mặn đầu năm đầu năm 2024 có thể sẽ rất gay gắt, mặn sẽ lấn sâu vào vùng ven biển. Trong trường hợp El Nino cực đoan thì các công trình ngăn mặn chỉ phát huy tác dụng vào đầu mùa khô, khoảng tháng Giêng. Đến giữa mùa khô từ tháng 2 trở đi, dù có ngăn mặn từ biển vào thì bên trong vẫn thiếu nước ngọt.

Do đó, đối với năm khô hạn cực đoan thì cách tốt nhất vẫn là né vụ để tránh thiệt hại. Đối với các diện tích cây ăn trái không thể né vụ được thì từ tháng 12, bà con nên lo tích trữ nước ngọt trong mương vườn và dùng các túi chứa nước để nuôi sống cây vào mùa khô. Vấn đề còn lại là nước sinh hoạt, bà con vùng ven biển nên tích trữ nước ngọt từ cuối mùa mưa năm nay để đề phòng thiếu nước trong mùa khô năm sau, 2024.

Qua phân tích vừa rồi có thể thấy, El Nino đang đến gần, mức độ và sức ảnh hưởng của nó như thế vẫn khó dự báo chính xác. Nhưng chắc chắn một điều, những nguy cơ đang hiện hữu đối với cuộc sống của bà con vùng ĐBSCL sẽ ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là hạn mặn. Đứng trước những thách thức này, người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước hạn – mặn “hậu” mùa lũ cạn.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Theo các dự báo được đưa ra cho thấy, mùa lũ ở miền Tây năm nay ở mức thấp. Điều này đang hiện diện rõ ở các con sông, khi mà tháng bảy “nước chưa nhảy khỏi bờ”. Điều quan trọng là các địa phương ngay từ bây giờ phải sẵn sàng cho kịch bản ứng phó với tình huống hạn, mặn khốc liệt nhất:

Với người nông dân miền Tây, có lẽ sẽ không thể nào quên được 2 đợt hạn mặn lịch sử của năm 2015-2026 và 2019 – 2020. Đợt El Nino gây tác động lớn nhất vào năm 2016, nước ta đã phải đưa ra các thông báo về tình trạng khẩn cấp hạn hán khi hầu hết các con sông, hồ chứa bị khô cạn. Nhiều nơi hết nước, thậm chí cả nước sinh hoạt và tất nhiên không có nước cho trồng trọt. 10/13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL năm đó đã phải công bố thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Tổng thiệt hại lên đến 7.900 tỷ đồng. Sang mùa hạn mặn 2019, tổng diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn tại vựa lúa miền Tây là 58.400 ha, bằng 14% so với diện tích bị ảnh hưởng năm 2015-2016; diện tích cây ăn trái bị thiệt hại là khoảng 25.000 ha, bằng 88% so với diện tích bị ảnh hưởng năm 2015-2016; có tổng cộng khoảng 96.000 hộ dân gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn, mặn, bằng 54% mức ảnh hưởng năm với năm 2015-2016. Điều đó cho thấy mức độ tàn phá nghiêm trọng của El Nino tạo ra không thua kém gì so với bão lụt của La Nina.

Theo các dự báo được ngành chức năng đưa ra gần đây cho thấy, khả năng năm nay lũ về rất thấp, gần như sẽ mất mùa nước nổi. Tuy đó, chỉ mới là dự báo nhưng những gì đang diễn ra ở các con sông ở miền Tây cho thấy, hiện đã là giữa tháng 8 nhưng mực nước ở các con sông vẫn đang ở mức thấp, khác thường so với các quy luật tự nhiên.

Việc nước lũ hiện nay ở ĐBSCL có chiều hướng giảm là do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, các yếu tố bất thường của thời tiết và những quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công xây dựng một loạt các hồ chứa nước, đập thủy điện. Nếu không có lũ, ĐBSCL sẽ không hiện hữu vì vùng đất này chủ yếu được bồi đắp bởi phù sa. Mà không còn phù sa, sự trù phú cũng sẽ mất đi.

Trước những tác động tiêu cực của BĐKH, về lâu dài cần thực hiện theo Quy hoạch tích hợp ĐBSCL đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 6-2022. Theo đó, vùng ngọt được lùi vào phía trong còn vùng ngọt-lợ sẽ được trả lại tự nhiên và canh tác theo mùa mặn ngọt chứ không cố chống lại mặn như trước giờ. Khi thích ứng với mặn ngọt theo mùa thì chúng ta không còn phải bị ám ảnh về mặn mỗi khi mùa khô đến nữa.

Hơn hết, để vượt qua thách thức El Nino đang đến gần, không thể thiếu việc nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn. Bởi khi nhận thức được nâng cao, người dân sẽ chủ động đúc rút kinh nghiệm, đưa ra nhiều sáng kiến, có phương án ứng phó và tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn để “sống chung” với giai đoạn hạn mặn một cách nhẹ nhàng.

 

 

Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Bảo đảm TT ATGT cổng trường là một trong những nội dung luôn được nhà trường cùng các đơn vị chức năng đặc biệt quan tâm phối hợp thực hiện.

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Một quả tim khỏe sẽ cho ta một sức khỏe tinh thần tốt, ngược lại chỉ cần đập nhanh, lạc nhịp là khiến ta mất ăn, mất ngủ.

Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Ở gần nhà cha mẹ tôi, có một quán cháo dưới gốc cây bàng đã tồn tại 30 năm và là kế sinh nhai của một gia đình 3 thế hệ.

Nhức nhối nạn buôn bán lấn chiếm tại vòng xoay cầu Rạch Sỏi

Nhức nhối nạn buôn bán lấn chiếm tại vòng xoay cầu Rạch Sỏi

Nhiều năm qua, tình trạng buôn bán lấn chiếm tại khu vực vòng xoay cầu Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang diễn ra ngày một phức tap.

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Giá xăng dầu tăng cao, cùng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khiến chính quyền nhiều thành phố đang dành sự ưu ái đặc biệt cho xe điện, hạn chế xe động cơ đốt trong. Tuy nhiên chính điều này cũng là nguồn cơn gây bất đồng sâu sắc giữa các nhà sản xuất ô tô với cơ quan quản lý.

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Câu chuyện đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây bị ngừng cung cấp điện thậm chí đứng trước nguy cơ không được quản lý, vận hành, bảo trì… đã và đang nhận được rất nhiều quan tâm từ dư luận cả nước.

Đừng để TP.HCM ‘nghèo’ dần cây xanh

Đừng để TP.HCM ‘nghèo’ dần cây xanh

Theo đánh giá của Bộ xây dựng thì tỉ lệ đất cây xanh công cộng tại TP.HCM thấp nhất trong các đô thị của cả nước, chỉ đạt khoảng 0,55m2/người trong khi đó tiêu chuẩn cây xanh đô thị đặc biệt khoảng 15m2/người.