Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Mời doanh nhân, chuyên gia giỏi làm công chức lãnh đạo: Cần cơ chế tuyển chọn và giám sát minh bạch

Chu Đức: Chủ nhật 08/06/2025, 08:49 (GMT+7)

Bộ Nội vụ vừa có đề xuất: mời doanh nhân tiêu biểu, nhà quản lý doanh nghiệp, luật sư, luật gia, chuyên gia hoặc nhà khoa học đầu ngành để ký hợp đồng làm nhiệm vụ của công chức lãnh đạo.

Xung quanh nội dung này trong dự thảo nghị định về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hải Lăng - Giám đốc Công ty luật Hồng Hạnh Vân Canh, đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Mời doanh nhân, chuyên gia giỏi về làm nhiệm vụ của công chức: Cần cơ chế tuyển chọn và giám sát minh bạch - Ảnh minh họa Dreamina

Mời doanh nhân, chuyên gia giỏi về làm nhiệm vụ của công chức: Cần cơ chế tuyển chọn và giám sát minh bạch - Ảnh minh họa Dreamina

PV: Thưa luật sư, trong trường hợp có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, hoặc cần nhân lực chuyên môn cao trong thời gian nhất định, trong khi nguồn nhân lực hiện có không đáp ứng được yêu cầu, cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương được ký hợp đồng tối đa 24 tháng với nhân lực chất lượng cao ngoài nhà nước. Luật sư đánh giá thế nào về đề xuất này của Bộ Nội vụ?

Luật sư Nguyễn Hải Lăng: Theo tôi, đây là đề xuất cấp thiết, đáng cân nhắc và đột phá. Nó phù hợp với xu hướng hiện đại hóa nền hành chính công. Đặc biệt trong việc xây dựng pháp luật kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác, chính những doanh nhân, chuyên gia kinh tế, luật sư giỏi là những người hàng ngày tìm hiểu kỹ, phục vụ công việc của mình. Họ sẽ phát hiện rất nhanh kẽ hở, thiếu sót của pháp luật từ đó, khi đứng ở vai trò xây dựng pháp luật sẽ rất hữu ích, góp phần bịt kín kẽ hở đó.

Việc linh hoạt sử dụng nguồn lực xã hội, bao gồm các chuyên gia, doanh nhân, trí thức giỏi là phù hợp với định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh tạo phiên họp ngày 5/6/2025: “Hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo, phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp vào tham gia phát triển kinh tế xã hội và đất nước”.

PV: Luật sư nhận định ra sao về tính khả thi của đề xuất này?

Luật sư Nguyễn Hải Lăng: Về tính khả thi, tôi cho rằng có thể thực hiện được. Nhưng cần hành lang pháp lý rõ ràng. Hiện nay, Luật Cán bộ công chức và các văn bản liên quan chưa quy định cụ thể việc thuê chuyên gia làm công tác tương đương lãnh đạo công chức. Do đó, cần văn bản pháp luật điều chỉnh rõ, tránh xung đột chức năng, trách nhiệm.

Cần cơ chế minh bạch, công khai trong việc tuyển chọn, ký hợp đồng, đánh giá kết quả. Không để xảy ra tình trạng người nhà, người quen được ưu ái, gây nghi ngờ hoặc giảm hiệu quả thực của chủ trương. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý công chức cũng cần được quan tâm. Việc mời người ngoài hệ thống vào làm quản lý có thể gây tâm lý e dè, thậm chí phản ứng ngầm. Cần truyền thông kỹ, đây không phải là thay thế công chức, mà là hỗ trợ trong những trường hợp đặc biệt có thời hạn. Những chuyên gia này cũng có mức thu nhập khá cao với mặt bằng chung, cần đãi ngộ cho họ phù hợp.

Tôi được biết, Bộ Khoa học và công nghệ cũng đang đề xuất chính sách ưu đãi cho các nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ nhà công vụ, phương tiện đi lại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất này nằm trong dự thảo Luật khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi mời Quốc hội xem xét.

 Theo tôi, chuyên gia ngoài nhà nước thường chỉ làm việc theo hợp đồng theo thời hạn. Họ không có đầy đủ quyền hạn công vụ, không chịu trách nhiệm pháp lý như công chức. Họ có thể tư vấn, hỗ trợ chuyên môn nhưng không thể đứng ra quyết định hoặc chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

Ngoài ra, hệ thống pháp lý và quy trình nội bộ vẫn rườm rà, thiếu minh bạch thì dù mời người giỏi tới đâu cũng không xử lý được gốc rễ vấn đề. Khi luật chưa rõ, trách nhiệm chưa minh định, chưa có cơ chế bảo vệ người làm đúng thì mọi việc hỗ trợ từ bên ngoài chỉ là giải pháp tình thế.

Đặc biệt, việc phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia bên ngoài còn tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ và tuyển chọn minh bạch.

PV: Cảm ơn chia sẻ của luật sư!

Theo một số chuyên gia nhận định, việc hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, tăng trách nhiệm đi đôi với bảo vệ cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi đó, việc thuê chuyên gia mới thực sự phát huy được giá trị.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đề xuất bỏ tem thu phí sử dụng đường bộ dán trên kính ô tô

Đề xuất bỏ tem thu phí sử dụng đường bộ dán trên kính ô tô

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Lính Trường Sa và thứ lương thực “xa xỉ” nhất trên đại dương

Lính Trường Sa và thứ lương thực “xa xỉ” nhất trên đại dương

Từ đảo nổi đến đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, những vườn rau, chuồng gà là hình ảnh không thể thiếu…

Hơn 350.000 tài khoản ngân hàng bị nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, xử lý như thế nào

Hơn 350.000 tài khoản ngân hàng bị nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, xử lý như thế nào

Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, đông đảo người dân cả nước đã dần quen thuộc với việc thực hiện các giao dịch số không có sự xuất hiện của tiền mặt.

Kiểm tra xe trước khi lên cao tốc, chuyện nhỏ nhưng dễ bị bỏ qua

Kiểm tra xe trước khi lên cao tốc, chuyện nhỏ nhưng dễ bị bỏ qua

Lưu thông trên các tuyến đường bộ cao tốc những năm qua đã trở thành lựa chọn quen thuộc để tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Tuy vậy, không phải tài xế nào cũng có thói quen kiểm tra xế yêu trước mỗi lộ trình, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc.

Cái tình của người chấp pháp

Cái tình của người chấp pháp

Một trong những câu chuyện còn để lại dư âm đến cuối tuần, là chuyện người đàn ông bật khóc khi được CSGT hỗ trợ tiền nộp phạt.

TP.HCM: Khép lại kỳ thi lớp 10, phụ huynh và học sinh thở phào

TP.HCM: Khép lại kỳ thi lớp 10, phụ huynh và học sinh thở phào

Sáng 7/6, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM chính thức khép lại với bài thi Toán – môn thi cuối cùng trong ba môn bắt buộc. Kỳ thi năm nay diễn ra trong hai ngày, tại 142 điểm thi trên toàn địa bàn thành phố.

Ô tô quay đầu trong hầm đường bộ bị phạt thế nào?

Ô tô quay đầu trong hầm đường bộ bị phạt thế nào?

Thính giả Trần Huy (Bắc Ninh) hỏi: “Xin hỏi khi lưu thông trong hầm đường bộ tôi thấy có trường hợp xe ô tô quay đầu xe để chuyển hướng. Hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạt như thế nào?”.