Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Lùi thời hạn hoàn thành 2,7km Vành đai 2 TP.HCM đến năm 2026

Lê Tùng: Thứ bảy 27/01/2024, 21:09 (GMT+7)

UBND TP.HCM vừa có Quyết định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP. Thủ Đức. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2015 - 2026, thay vì giai đoạn 2015 - 2023 như trước đây.

Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa có chiều dài 2,7km được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao), với tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng.

Nhà đầu tư là liên danh Công ty Cổ phần đầu tư HNS Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú INVEST, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái. Doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái.

Một đoạn đường Vành đai 2 đang thi công dang dở (Ảnh: Thanh Niên)

Một đoạn đường Vành đai 2 đang thi công dang dở (Ảnh: Thanh Niên)

“Đây là công trình trọng điểm được thành phố đầu tư để khép kín Vành đai 2 TP.HCM nhằm giải tỏa áp lực giao thông khu vực nội thành Thành phố. Dù được khởi công từ cuối năm 2017, nhưng dự án đã ngưng thi công từ giữa năm 2020 đến nay do vướng giải phóng mặt bằng”, UBND TP.HCM thông tin.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, lũy kế giá trị khối lượng thi công xây lắp toàn dự án đến nay đạt khoảng 43,8%. Tiến độ dự án thực hiện chậm so với kế hoạch, nguyên nhân chính do bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai chậm; nhà đầu tư chưa được bàn giao mặt bằng để tiếp tục thi công công trình.

Cùng với điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, UBND TP.HCM giao Sở GTVT hướng dẫn, phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh và nội dung các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư.Đồng thời, chuẩn bị các nội dung đàm phán phụ lục Hợp đồng BT làm cơ sở cho nhà đầu tư thực hiện dự án.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Thủ Đức sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu về chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong hồ sơ đề nghị thanh toán, không để phát sinh chi phí; khẩn trương tham mưu UBND TP.HCM việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Trong khi đó, doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư chủ động phối hợp với UBND TP. Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng để thi công hoàn thành công trình theo đúng thời gian được gia hạn, tránh điều chỉnh nhiều lần.

Đường Vành đai 2 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 64km. Thời gian qua, Thành phố đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các đoạn tuyến có chiều dài 50km; còn lại 14km thuộc 4 đoạn khác nhau chưa được khép kín.

Ngoài đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, Thành phố đã thông qua chủ trương đầu tư bằng vốn ngân sách đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp dài 3,5km và đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng dài 2,8km. Trong khi đó, đoạn tuyến từ Quốc lộ 1 (nút giao An Lập) đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3km chưa được đầu tư.

 

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Hà Nội: Nhiều tuyến đường vẫn ngập nhưng nước đã bắt đầu rút

Hà Nội: Nhiều tuyến đường vẫn ngập nhưng nước đã bắt đầu rút

Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

Giao thông thiệt hại chưa từng có, khắc phục và giảm thiểu thế nào?

Giao thông thiệt hại chưa từng có, khắc phục và giảm thiểu thế nào?

72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.

Sau đợt lũ lịch sử, mong khẩn cấp đại tu cầu Chương Dương

Sau đợt lũ lịch sử, mong khẩn cấp đại tu cầu Chương Dương

Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.

Lái xe kiểu “bất chấp”, tai nạn đến bất ngờ

Lái xe kiểu “bất chấp”, tai nạn đến bất ngờ

Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.

Trong bão giông, tình người được thắp sáng

Trong bão giông, tình người được thắp sáng

Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…