Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Lực lượng ve chai: Mắt xích quan trọng để phân loại rác tại nguồn

Vũ Loan: Thứ hai 18/09/2023, 14:27 (GMT+7)

Một trong những vấn đề nan giải tại Việt Nam đối với việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn hiện nay chính là phân loại rác nhựa sinh hoạt, đặc biệt là rác nhựa tái sinh giá trị thấp với rác hữu cơ, để tăng khả năng tái chế các loại rác nhựa, giảm phát thải ra môi trường.

Trên thực tế, có tới ít nhất 2/3 lượng rác thải nhựa được phân loại và thu gom tại các đô thị đến từ lực lượng ve chai, đồng nát – là lực lượng lao động phi chính thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trong khi nhiều mô hình, chiến dịch về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đã được phát động rầm rộ, bài bản nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết thực, thì lực lượng ve chai vẫn gánh vác phần lớn công việc khó khăn này mà chưa có được sự ghi nhận xứng đáng của xã hội.

Lực lượng ve chai đồng nát đã hình thành tại đất nước ta từ 30-40 năm nay, đặc biệt, với hàng nghìn làng nghề tái chế khắp đất nước hiện nay thì hiện nay lực lượng ve chai đã lên tới hàng triệu người làm công việc thu gom, phân loại và tái chế rác.

Đặc điểm nổi bật của lực lượng này phần lớn là lao động nữ, có học vấn thấp, thu nhập thấp và đa số là người di cư. Họ không có nhiều lựa chọn trong công việc, cũng không có vốn để đầu tư vào công việc khác và đặc biệt, công việc ve chai có sự linh hoạt về thời gian, giúp họ có thể kiếm thêm thu nhập mà vẫn có thời gian lo cho gia đình.

Ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng ve chai trong khâu phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, Ông Hoàng Đức Vượng – Chủ tịch Hội nhựa tái sinh Việt Nam chia sẻ: "Nếu không có họ thì phải tưởng tượng là lượng rác không được thug om sẽ tràn ngập thành phố. Hiện nay theo yêu cầu về luật và CP khi phân loại rác như vậy thì vẫn cần các chị em ve chai đồng nát này tiếp tục tham gia vào việc tuyên truyền phân loại rác tại nguồn thì bộ mặt môi trường của chúng ta sẽ thay đổi, sẽ khác rất nhiều."

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

Lực lượng ve chai, đồng nát với số lượng lên tới hàng triệu người, đóng góp tới 90% lượng rác có thể tái chế- tức là họ đã và đang làm rất tốt công việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ nhiều năm qua tại Việt Nam, nhưng họ vẫn là lực lượng phi chính thức, thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

Bà Nguyễn Thị Nhật Hoài, chuyên gia về giới, đại diện Chương trình Liên hợp quốc tại Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh vấn đề này trong một hội thảo về Bình đẳng giới mới được tổ chức gần đây: "Nhóm khu vực phi chính thức này là nhóm yếu thế, khả năng tiếp cận tài nguyên và lợi ích rất hạn chế, có thu nhập thấp, điều kiện làm việc khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường độc hại, thiếu trang thiết bị bảo hộ, hoàn toàn có gì dùng nấy

Đặc biệt là nguy cơ bị bạo lực và quấy rối tình dục là rất phổ biến trong nhóm lao động này, khó khăn nữa là họ thiếu các cơ chế bảo vệ, và họ thường không có nhóm đại diện nào cả, và họ gặp khó khăn trong tiếp cận bảo hiểm xh và bhyt; họ bị kỳ thị và đóng góp của họ cho môi trường hoàn toàn không được ghi nhận kể cả bởi cơ quan chức trách cũng như cộng đồng, và 1 cái nữa là họ không có tiếng nói đóng góp trong chính sách."

Ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm – Bộ TNMT cũng thừa nhận dù đã rất nỗ lực nhưng cũng chưa thể luật hóa các vấn đề liên quan đến lực lượng phi chính thức này trong Luật BVMT 2020 và mong muốn các cấp các ngành, các tổ chức xã hội tục nỗ lực để tìm ra giải pháp cho các hoạt động môi trường nói chung, và lực lượng ve chai, đồng nát nói riêng tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ từ Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên Minh Châu Âu (IPA):

"Tôi cũng mong muốn trong thời gian tương lai, Hội lHPN cần phải suy nghĩ để làm sao Chúng ta biến lực lượng phi chính thức thành chính thức hoặc bán chính thức thì lúc đó chúng ta mới tiếp cận được IPA."

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn