Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Luật Điện lực 2024: Đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và ninh năng lượng quốc gia

Thái Sơn: Chủ nhật 01/12/2024, 19:51 (GMT+7)

Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia. Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/02/2025.

Toàn cảnh Phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh Xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Toàn cảnh Phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh Xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng việc sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề mang tính cấp bách và cần sớm được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng zero carbon toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết.

Luật Điện lực năm 2024 bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.

Để đảm bảo tiến độ Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã chủ động thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Luật. Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được thành lập theo Quyết định số 462/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, gồm 47 thành viên đến từ một số Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương; các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia đến từ một số hiệp hội, Sở Công Thương và doanh nghiệp.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp ngày 21/10/2024

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp ngày 21/10/2024

Trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp chuyên đề tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Các nhóm thuộc Tổ biên tập do Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực, Cục An toàn môi trường làm Trưởng nhóm đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhóm thuộc Tổ biên tập theo từng chuyên đề.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), có 104 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 32 lượt đại biểu Quốc hội có ý kiến (25 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường và 07 lượt góp ý bằng văn bản gửi qua Tổ Thư ký). Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo.

Trong gần 01 năm qua, Dự án Luật Điện lực sửa đổi đã được chuẩn bị hết sức nghiêm túc; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước.

Với tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã triển khai công việc một cách khẩn trương nhưng kĩ lưỡng và thận trọng, để xây dựng và đảm bảo chất lượng của dự thảo Luật và được Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều ngày 30/11/2024.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gỡ được nút thắt hạ tầng điện cao thế và chuyển đổi đất rừng, cao tốc Bắc - Nam tăng tốc về đích

Gỡ được nút thắt hạ tầng điện cao thế và chuyển đổi đất rừng, cao tốc Bắc - Nam tăng tốc về đích

Nhiều tháng qua, do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng và chậm di dời hệ thống điện cao thế khiến tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 gặp khó khăn.

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

Hoạt động “Đêm Trúc Bạch 2024” được coi là điểm mới trong phát triển du lịch thủ đô với nhiều hoạt động ý nghĩa, đưa du khách trải nghiệm không gian Hà Nội thời bao cấp để nhớ lại ký ức về cuộc sống gian khó một thời của người Hà Nội.

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Những ngày đầu đông Hà Nội có chút có chút se lạnh, hẳn là ai cũng muốn chậm lại một nhịp để cảm nhận cái không khí mùa về qua phố. Giữa thành phố hối hả, bận rộn, vẫn có những chỗ nhỏ nhắn, ấm cúng là nơi để chúng ta thưởng thức một tách cafe và ngắm nhìn phố xá, dòng người.

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Thời gian gần đây, ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) hay ngõ 381 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn có lưu lượng phương tiện lớn vào giờ cao điểm.

Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao

Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao

Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đen thôi, đỏ… quên đi

Đen thôi, đỏ… quên đi

Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ

Cuối năm lại “xới” vỉa hè, chuyện cũ nhưng chưa hồi kết

Cuối năm lại “xới” vỉa hè, chuyện cũ nhưng chưa hồi kết

Những ngày cuối năm, Hà Nội lại xuất hiện hình ảnh quen thuộc: tiếng búa gõ, gạch đá vỉa hè bị cậy lên, bụi mù mịt, những con đường trở nên ngổn ngang như công trường.