Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Cuối năm 2006, Bạc Liêu quy hoạch bãi chôn lấp rác tập trung của tỉnh, thuộc thị trần Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có quy mô 12 ha, nhưng khi đi vào hoạt động chỉ khoảng 3 ha, còn lại là các hạng mục khác. Nơi đây tập kết, xử lý, chứa rác thải thu gom trên địa bàn TP. Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và gần đây là thị xã Giá Rai.
Sau gần 18 năm hoạt động, hiện lượng rác thu gom vượt công suất hơn 3 lần, từ bình quân 50 tấn/ngày đêm lên hơn 160 tấn/ngày đêm. Bãi rác cao 4 m, nay cơi nới lên hơn 20 m, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực lân cận.
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ kêu gọi đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 200 tấn/ngày đêm để sớm đưa nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động.
Còn tại Hậu Giang, bãi rác Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp vốn đã quá tải nhưng ngày ngày vẫn gồng mình chịu đựng thêm lượng rác lớn “bồi” vào khiến khâu xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh rất khó khăn. Vậy nhưng, cách bãi rác khoảng 3 đến 4m là một khu dân cư, cuộc sống bà con nơi đây gần như bị đảo lộn. Là người dân sống gần bãi rác, anh Phan Thanh Hoàng, cho biết: "Hôi khó chịu lắm, ban ngày thì chua, đam đêm thì đốt khét hôi, ngủ không được."
Trước đây, bãi rác Kinh Cùng quy hoạch xây dựng làm nơi trung chuyển rác thì nay, nơi đây đã trở thành bãi rác thực sự. Nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm ở các bãi rác, ngành chức năng tỉnh đã thường xuyên phun hóa chất để giảm mùi hôi phát tán và diệt côn trùng. Tuy nhiên, theo người dân đó chỉ là giải pháp trước mắt, bởi mùi hôi, nước đen từ rác phát sinh ra ngoài là rất lớn do bãi rác đã quá tải. Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết:
"Phụng Hiệp là nơi làm các bãi rác rất lớn, trước đây trên quốc lộ 1 thì chúng tôi có bãi rác Tân Long, thành phố Cần Thơ đỗ rác chỗ đó, rồi ở Thạnh Hoà, chúng tôi cũng có bãi rác của Thạnh Hoà rồi ở Kinh Cùng chúng tôi có bãi rác Kinh Cùng và một bãi rác ở Hoà An. Trong thời gian qua việc xử lý rác thải cả tỉnh như vậy thì chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì nước rỉ rác rỉ ra rồi chảy xuống các ao hồ, sông rạch trên địa bàn huyện thì chúng tôi rất khó xử lý và kiến nghị của người dân là rất lớn đối với vấn đề này."
Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Hậu Giang, cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 bãi rác, trong đó có 3 bãi rác do doanh nghiệp quản lý. Các bãi rác gồm: Bãi rác xã Tân Tiến, bãi rác thị trấn Kinh Cùng, bãi rác Hòa An, bãi rác Thị xã Long Mỹ.
Riêng bãi rác Tân Tiến hiện đã đóng cửa. Các bãi rác của tỉnh hiện đang quá tải, đang chờ Nhà máy điện rác Hậu Giang hoạt động sẽ có chỗ đổ tiếp. Bãi rác tạm của Hòa An cũng đang quá tải.
Công suất nhà máy điện rác khoảng 250 tấn/ngày. Công suất các bãi rác của tỉnh hiện nay khoảng 170-180 tấn rác sinh hoạt/ngày. Các địa phương đều có xe thu gom rác tập kết về. Rác của thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ thì đổ tại bãi rác thị xã Long Mỹ. Còn lại đổ về bãi rác tạm Hòa An.
Theo ông Cao Thế Khải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Hậu Giang, hiện nay, do các bãi rác trong tình trạng quá tải đã khiến chi phí san ủi, xử lý rác tăng lên. Hàng ngày, bãi rác tạm Hòa An tiếp nhận mới khoảng 150 tấn, còn bãi rác thị xã Long Mỹ khoảng 25-30 tấn và đều được xử lý hóa chất khử mùi, diệt ruồi.
Riêng tại bãi rác thị trấn Kinh Cùng, trước đây, tỉnh có dự án khắc phục ô nhiễm môi trường tại đây và hiện đã làm xong. Khi nhà máy Điện rác Hậu Giang xin tạm dừng đổ rác 2 tháng để xây dựng nhà máy thì rác tập trung về bãi rác thị trấn Kinh Cùng vừa đốt vừa san ủi. Lượng rác đốt chỉ khoảng 18 tấn/ngày, còn lại phải chôn vào các ô chôn lấp cũ còn trống.
"Mấy bãi rác của mình hiện nay quá tải hết rồi. Chi phí san ủi, xử lý rác tăng lên, hóa chất khử mùi với diệt ruồi. Nhà máy hoàn thành càng sớm càng tốt, chuyển về đó xử lý", ông Cao Thế Khải cho biết
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt vùng ĐBSCL thải ra khoảng 14.000 tấn/ngày, tương đương 5 triệu tấn/năm. Dù vậy, toàn vùng ĐBSCL hiện chỉ có 2 khu xử lý rác liên tỉnh là Khu xử lý rác tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An và Nhà máy đốt rác phát điện tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.
Một số địa phương như Cà Mau, Bến Tre có nhà máy xử lý rác nhưng công suất rất nhỏ; các địa phương còn lại chỉ áp dụng biện pháp chôn lấp (trong đó, chỉ có 19/124 bãi chôn lấp hợp vệ sinh).
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.