Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Lập lại trật tự vỉa hè, cần cái nhìn đa diện

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ sáu 18/08/2023, 11:21 (GMT+7)

Nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường là câu chuyện không của riêng địa phương nào. Tuyên truyền nhiều, xử phạt cũng không ít, thế nhưng, cứ vắng bóng lực lượng chức năng thì mọi chuyện lại đâu vào đấy...

Sáng, trưa, chiều, mỗi ngày 3 buổi, những âm thanh ồn ào phát ra từ xe cộ ra vào, tiếng rao hàng rong đã quá quen thuộc với người dân tại các khu vực buôn bán tự phát ở Hậu Giang. Từ vỉa hè, hàng hóa được các hộ bày ra sát mép đường, choán luôn chỗ dành cho người đi bộ, còn người mua thì vô tư dừng xe để chọn lựa hàng hóa. Vào giờ cao điểm, phương tiện qua đây phải nhích từng chút, di chuyển khó khăn.

Nói về việc buôn bán của mình, một hộ dân tại Quốc lộ 61, gần khu vực dốc cầu Cái Tắc, lý giải: “Buôn bán đủ sống qua ngày. Ngay dốc cầu, mấy cô lớn tuổi nghỉ bán bớt rồi, còn có 1, 2 người thôi. Vô chợ bán không có chỗ. Bán ở đây ngồi không, chủ nhà giàu muốn chết có lấy tiền đâu”.

Điểm chung của các hộ buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đó là bán nhỏ, lẻ, chủ yếu là nông sản, thịt, cá. Để thu hút khách, các hộ bày ra sát lòng đường:  (BĂNG) “Mấy người đằng kia, người ta bán trước, bán được nhiều hơn. Còn em ở đằng sau. Vô chợ thì xa nên bán sạp như vầy không bằng những người bán ở ngoài”.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên Quốc lộ 61C thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang.  Đường càng lớn, lưu lượng xe càng đông tỷ lệ thuận với số lượng quầy sạp hàng hóa. Là một trong những hộ buôn bán trên Quốc lộ 61C được vận động tháo dỡ lán trại lấn chiếm, bà T., ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, lý giải: “Không có chỗ bán rồi bán. Nắng mưa tạt. Nắng vậy đó. Người ta cũng kiểm tra hoài, chị cũng ấy vô hoài hà. Trời nắng mưa quá chị mới đẩy ra, người ra cũng chấp hành theo, làm vô hết trơn”.

Ngành chức năng Hậu Giang thường xuyên kiểm tra, xử lý và giải tỏa những trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm lòng, lề đường (Ảnh- Nhật Minh- Mekongfm)

Ngành chức năng Hậu Giang thường xuyên kiểm tra, xử lý và giải tỏa những trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm lòng, lề đường (Ảnh- Nhật Minh- Mekongfm)

Có thể thẫy thời gian qua, sau mỗi đợt ra quân, dọn dẹp và tháo dỡ rất nhiều mái che, dù, lán trại của người dân mua bán lấn chiếm, trả lại đường thông, hè thoáng. Tuy nhiên, không bao lâu, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông lại bị tái lấn chiếm.

Lý giải điều này, Ông Nguyễn Lâm Thành, Chánh Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Hậu Giang, phân tích: Theo tôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, do xử lý của mình còn nhẹ, chưa đủ sức thuyết phục. Người mua bán phần lớn là những hộ nghèo. Mình chỉ tuyên truyền, nhắc nhở, thuyết phục họ hoặc bố trí họ buôn bán vào nơi khác. Tuy nhiên, những nơi khác buôn bán không tốt bằng những vị trí hiện tại. Do vậy, họ tiếp tục lấn chiếm lòng lề đường. Nguyên nhân thứ hai, là do chính quyền địa phương thiếu thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Như vậy, người dân tiếp tục trở ra mua bán.

Việc giải quyết tình trạng chiếm hành lang an toàn giao thông không đơn thuần là giải quyết bài toán kinh tế cho người nghèo. Thế nhưng, nếu tiếp tục kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng “lờn luật” và phát sinh những rắc rối, hệ lụy như mất an ninh trật tự, mất đi vẻ mỹ quan của khu vực.

Ông Nguyễn Lâm Thành thông tin: Chợ Cái Tắc đã quá tải rồi, mình chỉ bố trí được 1 số trường hợp đặc biệt vẫn bố trí được để mua bán. Tuy nhiên, đưa họ vô đây mấy lần rồi nhưng cuối cùng họ vẫn quay trở ra bởi vì bán không được, doanh thu kém. Về lâu dài, Nhà nước cần có quy hoạch khu chợ mới để đảm bảo đủ nơi mua bán cho người dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ về lâu dài là thế.

Về hướng xử lý của địa phương, ông Lý Anh Khoa, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, cho biết đang chỉ đạo cho Ban quản lý chợ thị trấn phối hợp với Ban quản lý chợ của huyện để di dời các hộ mua bán lấn chiếm lòng lề đường để bố trí vào điểm mua bán mới đảm bảo an toàn.

Lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên. Ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở cũng thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, bởi căn cơ vấn đề là sắp xếp và quy hoạch hợp lý.

***

Thực tế, việc mua bán ở lề đường, vỉa hè dễ cho người mua nhưng khó cho công tác quản lý, tiềm ẩn tai nạn giao thông. Đặc biệt ở những thành phố lớn hay các khu dân cư, khu công nghiệp, mỗi “tấc đất tấc vàng”, vỉa hè thành nơi kinh doanh đã lấy mất không gian giành cho người đi bộ và ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông của các phương tiện.

Thay đổi thói quen chưa văn minh này là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, đã đến lúc cần có một giải pháp, một cách nhìn tổng thể để không còn câu chuyện dẹp phía trước, phía sau dọn ra bán:

Vỉa hè là của chung, điều này ai cũng biết nhưng mục đích sử dụng của nó đã bị nhiều người phớt lờ. Từ hộ kinh doanh đến điểm buôn bán tự phát, vô tình hay cố ý đã chiếm dụng vỉa hè, hành lang an toàn giao thông làm nơi buôn bán. Một con đường rất nhiều sạp hàng, bỗng một ngày mọi thứ được dọn dẹp thông thoáng thì ai cũng hiểu là vừa có đợt ra quân của lực lượng chức năng. Nhưng, những ngày đẹp như thế kéo dài không lâu.

Về tình, hầu hết những bà con buôn bán vỉa hè đa số kinh tế khó khăn nên đành chọn đánh liều buôn bán, nhưng, về lý, họ đang vi phạm pháp luật. Từ chuyện lấn chiếm đơn thuần, chẳng ai nói trước được điều gì sẽ xảy ra khi xe cộ lưu thông tốc độ cao đông. Thực tế đã chứng minh, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ lấn chiếm lòng lề đường.

Việc ra sức dẹp tất cả những hoạt động trên vỉa hè, không phải lúc nào cũng mang lại những điều tích cực cho xã hội và hiệu quả không kéo dài. Do vậy, cần phải có cái nhìn đa chiều và “ứng xử” với vỉa hè theo góc độ hài hòa lợi ích và các khía cạnh của đời sống thị dân. Một vỉa hè được cho phù hợp và thuận lợi phải giải quyết được mục tiêu cốt lõi về cảnh quan môi trường, văn minh đô thị, người đi bộ và hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh tế của người dân. Quyết liệt nhưng cũng cần nhân văn, có lý, có tình.

Đã có nhiều ý kiến tranh luận giữa các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý đô thị về việc làm sao để khai thác hiệu quả và bền vững giá trị kinh tế vỉa hè mà không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông của người đi bộ. Trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực châu Á, khối ASEAN, không đô thị nào không có kinh tế vỉa hè. Nếu được tổ chức tốt, những hoạt động này còn góp phần trang điểm cho đường phố thêm đẹp.

Thiết nghĩ, không nên cứng nhắc xóa bỏ hoàn toàn những hoạt động kinh doanh trên vỉa hè, mà nên quy hoạch, sắp xếp lại cho trật tự. Nghiên cứu có thể cho phép sử dụng vỉa hè, nhưng hạn chế trong một khung giờ, không gây bất kỳ cản trở giao thông, không gây mất an ninh trật tự.

Cùng với đó, có thể xây dựng phương án cho thuê những khu vực vỉa hè rộng, có khả năng kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề này phải được thực hiện một cách thận trọng, minh bạch, công khai trên nguyên tắc vỉa hè vẫn phải dành cho người đi bộ, hành lang an toàn giao thông phải được đảm bảo.

Về lâu dài, căn cơ là tạo ra cơ hội, đào tạo nghề, việc làm giúp người dân nói chung, nhất là những người “mua gánh bán bưng” “mua có nơi, bán có chỗ”. Từ đó, câu chuyện “biết rồi nói mãi”, mới có thể giải quyết căn cơ, trả lại hè thông, lề thoáng, đảm bảo ATGT, tránh đi những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.