Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Làm giàu dưới những tán rừng

Kim Loan: Thứ ba 02/07/2024, 09:02 (GMT+7)

Tận dụng thế mạnh sẵn có, nhiều hộ dân ở Cà Mau đã chọn rừng làm sản phẩm du lịch với nhiều tour tuyến trải nghiệm thiên nhiên tươi mát. Rừng đã trở thành sản phẩm khác biệt trong chuỗi hệ thống du lịch vốn được cho là trùng lắp ở miền Tây và giúp nông dân tăng giá trị kinh tế gấp nhiều lần.

Cà Mau có 14.000 hecta rừng, được bảo vệ và phát triển bền vững nhờ những mô hình kinh tế hiệu quả đó là hình thành nên các điểm du lịch, dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn dưới tán rừng. Khi áp dụng mô hình này, nông dân Cà Mau đã hướng tới mục tiêu vừa làm kinh tế du lịch vừa gắn với bảo vệ “lá phổi xanh” theo hướng phát triển bền vững...

Đi từ trung tâm TP. Cà Mau theo quốc lộ 1A xuôi về mốc tọa độ GPS-0001 cực Nam Tổ quốc, người ta dễ dàng cảm nhận không khí thoáng mát, trong lành. Cảnh quang bao quanh là một màu xanh bát ngát từ cánh rừng mắm, rừng đước hai bên đường. Thi thoảng có vài khoảnh rừng được tỉa tót ngay ngắn, đó là những khoảnh rừng được nông dân chăm sóc chỉnh chu để khai thác du lịch sinh thái. Điểm du lịch cộng đồng Hoàng Hôn (ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) là một trong số đó.

Cách làm của điểm du lịch Hoàng Hôn là liên kết với người dân còn diện tích đất trống, cho du khách được tự tay trồng rừng. Trên mảng diện tích rừng nhỏ du khách trồng là vài cây đước, cây mắm non họ cặm 1 cái bảng có tên mình. Đều đặn hàng tháng hay khi được người trồng yêu cầu, nhân viên của điểm du lịch sẽ chụp hình sự phát triển của cây rừng gửi đến khách theo dõi. Sản phẩm du lịch này đưa vào khai thác chưa lâu nhưng đã có gần 200 người trải nghiệm và họ đã trồng được gần 3 hecta rừng ở vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Anh Nguyễn Trung Kiên, người đang quản lý, khai thác sản phẩm du lịch trồng rừng tại điểm du lịch Hoàng Hôn cho biết: “Người dân địa phương có đất, họ sẽ liên kết cùng xây dựng lên sản phẩm du lịch. Mong muốn của tôi là nhà nhà và người người đều làm du lịch. Tôi cũng sẽ hỗ trợ bà con hiểu hơn về nền tảng, tiềm năng làm du lịch của địa phương. Tìm cách hỗ trợ người dân để xây dựng thêm nhiều điểm du lịch cộng đồng, hỗ trợ nhiều bà con làm du lịch hơn nữa. Đó cũng là cách để cải thiện kinh tế, đời sống của người dân Đất Mũi, nâng tầm du lịch cao hơn nữa”.

Mắm - đước - tràm là 03 loại cây chủ lực trên địa bàn Cà Mau. Được trồng để khai thác rừng kết hợp với du lịch sinh thái.

Mắm - đước - tràm là 03 loại cây chủ lực trên địa bàn Cà Mau. Được trồng để khai thác rừng kết hợp với du lịch sinh thái.

Đưa rừng gắn với sản vật thì nổi trội nhất là mô hình nuôi tôm dưới tán rừng tại  huyện Ngọc Hiển. Toàn huyện Ngọc Hiển có khoảng 33.000 hecta rừng ngập mặn, đang có 27 hộ dân phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Dưới những tán rừng là không gian để nhiều loài thủy sản sinh sống, nông dân chọn tôm giống loại tốt về thả nuôi, để chúng tự lớn lên. Tuy năng suất không cao nhưng chi phí nuôi tôm - rừng thấp, chỉ mua con giống, cải tạo đầm nuôi, sử dụng vi sinh gây màu nước và ít rủi ro.

Huyện Ngọc Hiển đang có khoảng 21.000/57.000 hecta nuôi tôm dưới tán rừng được các tổ chức quốc tế chứng nhận sạch, sinh thái. Ngoài con tôm, mặt nước dưới tán rừng còn nuôi sò huyết, cua, cá. Từ sản vật thiên nhiên, ngoài bán cho thương lái, nông hộ mời du khách đích thân trải nghiệm bắt những con tôm rừng và thưởng thức tại chỗ. Khi rừng đủ tuổi sẽ được nông hộ khai thác và trồng mới lại. Thống kê từ UBND huyện Ngọc Hiển, nếu canh tác diện tích 15 hceta tôm – rừng sẽ cho tổng thu nhập từ 400-700 triệu đồng/năm.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết: “Để nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt năng suất và chất lượng, huyện đã chỉ đạo xây dựng sổ tay hướng dẫn cho người dân thực hiện quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn. Đã tiến hành hướng dẫn, tập huấn cho hầu hết hộ dân nuôi tôm trên địa bàn. Cơ quan chức năng cũng thực hiện các mô hình điểm trên địa bàn tất cả các xã, thị trấn và mang lại hiệu quả rất là cao. Có những mô hình, người dân xổ con nước thu vài chục triệu, một đêm thu được cả trăm kg tôm sú”.

Những khoảnh rừng được tỉa tót đẹp mắt để khai thác di lịch

Những khoảnh rừng được tỉa tót đẹp mắt để khai thác di lịch

Cũng như người dân ở huyện Ngọc Hiển, bắt đầu từ khoảng năm 2015, người dân vùng đất rừng U Minh hạ (huyện Trần Văn Thời và U Minh) cũng phát triển nhiều mô hình du lịch sinh thái dưới tán rừng. Nếu như người dân vùng Ngọc Hiển dựa vào tán rừng đước, rừng mắm; với những đặc sản trứ danh như cua Cà Mau; tôm khô Rạch Gốc,… để phát triển du lịch thì người dân vùng đất rừng U Minh phát triển dựa vào tán rừng tràm với nghề di sản gác kèo ong để du khách trải nghiệm cảm giác nguy hiểm, chinh phục những tổ ong mật sánh vàng ngọt lịm.

Anh Phạm Duy Khanh – Chủ điểm du lịch sinh thái Mười Ngọt, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Chỗ đặc biệt của anh là tán rừng nằm gần với vườn quốc gia U Minh Hạ, đây là nơi có diện tích rừng thiên nhiên rất là lớn nên ong bay về rất nhiều.

Khách có thể đi bộ hoặc ngồi dưới thuyền để thấy rất nhiều tổ ong và nghe người thợ gác kèo giải thích thêm về cách thức gác kèo giữ ong. Khách hào hứng muốn thử một lần đến tận kề bên ổ ong để biết cái cảm giác hồi hộp sắp sửa “đánh trận” lớn có hàng ngàn quân là con ong. Sau đó ngồi lại dưới tán rừng đó để ăn những sản phẩm mình thu hoạch thì cảm tưởng của khách rất hớn hở, vui vẻ”.

Nuôi tôm dưới tán rừng cho thu nhập 400-700 triệu/15 hecta/năm.

Nuôi tôm dưới tán rừng cho thu nhập 400-700 triệu/15 hecta/năm.

Toàn tỉnh Cà Mau có 142.000 hecta rừng, tạo ra khoảng 350 – 400.000 m3 gỗ, thâm canh có thể tăng năng suất lên khoảng 800.000 m3/năm. Toàn tỉnh có 2 công ty lâm nghiệp nằm ở 2 khu vực rừng ngập mặn và ngập ngọt. Trong thực hiện sắp xếp những doanh nghiệp này, UBND tỉnh Cà Mau đang ưu tiên chọn thêm những thành viên là nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ để không chỉ hướng tới tăng giá trị lâm sản mà còn góp phần giải quyết việc làm tại địa phương. Cà Mau cũng đã có những bước triển khai ban đầu để hướng thị trường carbon, giúp người trồng rừng có thêm thu nhập.

Ông Trần Văn Thức - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết: “Hấp thụ carbon của rừng ngập mặn cao hơn 3 – 4 lần rừng trên cạn. Từ đó, thu nhập từ tín chỉ carbon rừng của địa phương sẽ cao. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu thị trường carbon, UBND tỉnh Cà Mau đã cho phép tiếp cận nghiên cứu, tính toán để khi Chính Phủ có hành lang pháp lý thì sẽ có cơ hội sớm triển khai thực hiện”.

Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng lớn, thời gian qua, rừng được bảo vệ, phát triển ổn định nhờ nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc quan tâm phát triển các mô hình kinh tế dưới tán rừng đã góp phần thiết thực tăng thu nhập, giúp người dân có ý thức bảo vệ rừng tốt hơn. Cà Mau cũng đang kỳ vọng phát triển công nghiệp chế biến gỗ và thị trường carbon để hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu vừa làm kinh tế du lịch vừa gắn với bảo vệ “lá phổi xanh” của vùng.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

TP.HCM: Nỗ lực điều trị cứu sống các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Nỗ lực điều trị cứu sống các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.